Thời gian qua, ngành giáo dục nổi lên vấn đề giáo viên mắng, chửi học sinh thậm tệ, thậm chí là dùng đến bạo lực để đánh hoặc có những hành vi khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của học sinh. Với tâm thế của những người “bảo vệ quyền trẻ em”, xã hội lên án gay gắt nhưng hành vi này. Trước tình hình ấy, Bộ Giáo dục mới đây đã có động thái giải quyết vấn đề bằng việc ban hành “Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”, tiến hành lấy ý kiến từ ngày 28/9/2018.
Theo đó, dự thảo có quy định “tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng”.
Về quy định này, trong khi bao nhiêu các chuyên gia nghiên cứu chỉ chăm chăm đến việc triển khai tốt nghị định, rà soát quy định chồng chéo, thì ở đâu đó, đã có ai trăn trở về bản chất sự việc hay chưa?
Xem thêm: “Một mình một chợ” NXB Giáo dục vẫn kêu lỗ thì giải tán cho người khác làm!
Đã bao giờ mà giáo dục với câu chuyện nhân cách giáo viên, quyền học sinh được đem ra mổ xẻ, phân tích cho thật hợp tình, hợp ý?
Thực ra là chẳng phải đâu, có để ý thì chúng ta sẽ nhận ra, nhan nhản những bài báo chỉ trích giáo viên thời nay thì đa phần đều là “nói quá”. Số trường hợp giáo viên đánh học sinh đến bị thương tích, mắng chửi học sinh một cách “vô văn hóa” gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ chỉ là số rất nhỏ trong vô số các trường học, lớp học tại Việt Nam này.
Mặt khác, nhiều trường hợp giáo viên chỉ đánh nhẹ vào tay học sinh, chỉ mắng học sinh lười học, mất trật tự có vài câu thì cha mẹ học sinh lại là những người “ầm ẩm” nổi giận như thế con mình bị tước đoạt đi quyền con người, quyền trẻ em thiêng liêng nào đó?
Nói chẳng đâu xa, mới đây, các tờ báo lớn liên tục đăng tải thông tin việc một cô giáo bắt học sinh lớp 1 ngậm bút giữ im lặng do em này mất trật tự. Hàng loạt những lời bình luận bên dưới đi kèm theo để “chì chiết” cô giáo này. Hàng loạt lời yêu cầu, trách cứ Bộ Giáo dục…
Vâng, chúng ta bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ quyền lợi học tập chính đáng của con em mình là tốt, nhưng quyền lợi ấy mà bị “làm quá” lên thì có thật sự tốt nữa không? Chép phạt bài, ngậm bút giữ im lặng,… nó nặng nề quá hay sao? Thế việc học sinh không làm bài tập, nói chuyện trong lớp như ngoài chợ thì là điều tốt?
Tất nhiên là không rồi. Nếu học sinh học kém các bạn trách cứ giáo viên đầu tiên, học sinh hư các bạn đổ lỗi cho nhà trường. Thế mà các bạn lại không cho giáo viên, nhà trường có bất kỳ một hình thức nào để trách phạt, răn đe học sinh hay sao? Lạ kỳ quá nhỉ.
Nói thế này nữa, ngày xưa ông bà ta có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để nói về việc răn đe, đánh, mắng trong phạm vi nhất định chính là cách yêu thương, muốn người được giáo dục, dạy bảo phát triển hơn. Với cách giáo dục ấy, tôi thấy xưa kia vẫn đầy rẫy những người tài giỏi, đầy rẫy những con người có nhân cách cao thượng.
Nói cho cùng, xã hội có tiến bộ, văn minh thì chúng ta cũng nên văn minh một cách khoa học nhất, đòi hỏi quyền lợi cho học sinh nhưng hãy cứ trong chừng mực thôi. Đừng làm quá kẻo lại phá hỏng mất trật tự, nội quy, khuôn khổ nghiêm khắc cần có của một trường học, nơi giáo dục đầu đời của mỗi con người…
Việc Bộ Giáo dục muốn “trấn an” dư luận bằng cách ra nghị định xử phạt giáo viên mắng chửi học sinh có thể chính là biện pháp duy trì giới hạn vừa đủ trên. Có điều, nó đã không thực sự phù hợp.
Bộ Giáo dục nên nhớ chức năng chính của mình là giáo dục chứ không phải đi xử phạt đâu ạ. Quan trọng hơn, nếu giáo dục làm tốt chức năng của mình, nhân cách giáo viên có lẽ đã ở mức cao nhất. Khi ấy, làm gì có giáo viên nào xúc phạm học sinh thái quá nữa, làm gì có giáo viên nào đánh học sinh đau đến mức thương tích trên người nữa?
Vấn đề nằm ở đó, chính ngành giáo dục chưa làm tốt được chức năng giáo dục nhân cách tại trường học, họ tạo ra những giáo viên chưa đạt chuẩn nào đó, nhưng giờ lại muốn tạo nguồn thu bằng cách xử phạt những “sản phẩm lỗi” do chính mình tạo ra. Thật đáng buồn cười.
Thử nghĩ cả sau đó nữa, thu tiền xử phạt giáo viên mắng chửi học sinh rồi Bộ Giáo dục sử dụng số tiền ấy làm gì? Số tiền ấy có giúp một bộ phận giáo viên chưa đúng mực phát triển nhân cách hơn không, có giúp học sinh được bảo đảm quyền lợi hơn không? Hay số tiền xử phạt rồi sẽ được chi cho những mục đích lạ kỳ ở đâu đó?
Thôi thì chẳng cần nói Nghị định của Bộ Giáo dục chồng chéo những quy định gì, thiếu hụt thẩm quyền gì,… Hãy cứ một lần nhìn lại thật sâu bản chất mọi vấn đề nhưng một vài tiếp cận ở trên, chúng ta sẽ thấy cái giáo dục cần làm thực sự phải là thứ gì.
Nguồn Tổng hợp
Giáo dục
,
Tin trong nước
Cô giáo mắng học sinh sẽ bị phạt tiền?
Theo đó, dự thảo có quy định “tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng”.
Về quy định này, trong khi bao nhiêu các chuyên gia nghiên cứu chỉ chăm chăm đến việc triển khai tốt nghị định, rà soát quy định chồng chéo, thì ở đâu đó, đã có ai trăn trở về bản chất sự việc hay chưa?
Xem thêm: “Một mình một chợ” NXB Giáo dục vẫn kêu lỗ thì giải tán cho người khác làm!
Đã bao giờ mà giáo dục với câu chuyện nhân cách giáo viên, quyền học sinh được đem ra mổ xẻ, phân tích cho thật hợp tình, hợp ý?
Xã hội ngày nay thay đổi quá có tốt hay chăng?
Hơn chục năm trước, cái ngày mà tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc cô giáo mắng học sinh không làm bài tập, lấy thước kẻ đánh vào tay, hay thậm chí là hình phạt đứng úp mặt vào tường, ngậm bút khi nói chuyện là thứ rất bình thường. Bạn nào trong lớp mà bị phạt thì xấu hổ lắm, ngại lắm. Và thế là từ sau “nhớ đời”, nói chuyện trong lớp cũng phải ít đi, bài tập cũng phải chăm chỉ làm lên. Đương nhiên, những hành động mắng mỏ chỉ là những lời chê trách nhẹ nhàng theo kiểu nhấn mạnh vào lỗi lầm của học sinh. Nhưng cái đánh vào tay cũng chỉ đau một hồi rồi thôi… Phải chăng ngày nay sự đánh, sự mắng ở trường học đã ở mức độ nghiêm trọng hơn khiến cả xã hội đều phải phẫn nộ lên tiếng?Thực ra là chẳng phải đâu, có để ý thì chúng ta sẽ nhận ra, nhan nhản những bài báo chỉ trích giáo viên thời nay thì đa phần đều là “nói quá”. Số trường hợp giáo viên đánh học sinh đến bị thương tích, mắng chửi học sinh một cách “vô văn hóa” gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ chỉ là số rất nhỏ trong vô số các trường học, lớp học tại Việt Nam này.
Mặt khác, nhiều trường hợp giáo viên chỉ đánh nhẹ vào tay học sinh, chỉ mắng học sinh lười học, mất trật tự có vài câu thì cha mẹ học sinh lại là những người “ầm ẩm” nổi giận như thế con mình bị tước đoạt đi quyền con người, quyền trẻ em thiêng liêng nào đó?
Nói chẳng đâu xa, mới đây, các tờ báo lớn liên tục đăng tải thông tin việc một cô giáo bắt học sinh lớp 1 ngậm bút giữ im lặng do em này mất trật tự. Hàng loạt những lời bình luận bên dưới đi kèm theo để “chì chiết” cô giáo này. Hàng loạt lời yêu cầu, trách cứ Bộ Giáo dục…
Nhiều bài báo lên án thậm tệ cô giáo bắt học sinh ngậm bút im lặng
Vâng, chúng ta bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ quyền lợi học tập chính đáng của con em mình là tốt, nhưng quyền lợi ấy mà bị “làm quá” lên thì có thật sự tốt nữa không? Chép phạt bài, ngậm bút giữ im lặng,… nó nặng nề quá hay sao? Thế việc học sinh không làm bài tập, nói chuyện trong lớp như ngoài chợ thì là điều tốt?
Tất nhiên là không rồi. Nếu học sinh học kém các bạn trách cứ giáo viên đầu tiên, học sinh hư các bạn đổ lỗi cho nhà trường. Thế mà các bạn lại không cho giáo viên, nhà trường có bất kỳ một hình thức nào để trách phạt, răn đe học sinh hay sao? Lạ kỳ quá nhỉ.
Nói thế này nữa, ngày xưa ông bà ta có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để nói về việc răn đe, đánh, mắng trong phạm vi nhất định chính là cách yêu thương, muốn người được giáo dục, dạy bảo phát triển hơn. Với cách giáo dục ấy, tôi thấy xưa kia vẫn đầy rẫy những người tài giỏi, đầy rẫy những con người có nhân cách cao thượng.
Nói cho cùng, xã hội có tiến bộ, văn minh thì chúng ta cũng nên văn minh một cách khoa học nhất, đòi hỏi quyền lợi cho học sinh nhưng hãy cứ trong chừng mực thôi. Đừng làm quá kẻo lại phá hỏng mất trật tự, nội quy, khuôn khổ nghiêm khắc cần có của một trường học, nơi giáo dục đầu đời của mỗi con người…
Bộ Giáo dục và cách ứng xử với chuyện nhân cách giáo viên, quyền học sinh
Khác quan mà nói, những hành động đánh, mắng , phạt học sinh àm vượt quá giới hạn cho phép thì đều phải xem xét, xử phạt. Hãy giáo dục, xử phạt, tạo độ nghiêm khắc cho trường học trong một giới hạn vừa đủ với học sinh.Việc Bộ Giáo dục muốn “trấn an” dư luận bằng cách ra nghị định xử phạt giáo viên mắng chửi học sinh có thể chính là biện pháp duy trì giới hạn vừa đủ trên. Có điều, nó đã không thực sự phù hợp.
Bộ Giáo dục nên nhớ chức năng chính của mình là giáo dục chứ không phải đi xử phạt đâu ạ. Quan trọng hơn, nếu giáo dục làm tốt chức năng của mình, nhân cách giáo viên có lẽ đã ở mức cao nhất. Khi ấy, làm gì có giáo viên nào xúc phạm học sinh thái quá nữa, làm gì có giáo viên nào đánh học sinh đau đến mức thương tích trên người nữa?
Vấn đề nằm ở đó, chính ngành giáo dục chưa làm tốt được chức năng giáo dục nhân cách tại trường học, họ tạo ra những giáo viên chưa đạt chuẩn nào đó, nhưng giờ lại muốn tạo nguồn thu bằng cách xử phạt những “sản phẩm lỗi” do chính mình tạo ra. Thật đáng buồn cười.
Thử nghĩ cả sau đó nữa, thu tiền xử phạt giáo viên mắng chửi học sinh rồi Bộ Giáo dục sử dụng số tiền ấy làm gì? Số tiền ấy có giúp một bộ phận giáo viên chưa đúng mực phát triển nhân cách hơn không, có giúp học sinh được bảo đảm quyền lợi hơn không? Hay số tiền xử phạt rồi sẽ được chi cho những mục đích lạ kỳ ở đâu đó?
Thôi thì chẳng cần nói Nghị định của Bộ Giáo dục chồng chéo những quy định gì, thiếu hụt thẩm quyền gì,… Hãy cứ một lần nhìn lại thật sâu bản chất mọi vấn đề nhưng một vài tiếp cận ở trên, chúng ta sẽ thấy cái giáo dục cần làm thực sự phải là thứ gì.
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment