Làm việc với đại diện phụ huynh, bà Nguyễn Kim Oanh, Hiệu trưởng nhà trường vẫn một mực chối bay chối biến những khoản trường đã thu.
Đáng nói, trong thời gian đoàn kiểm tra làm việc, xác minh vụ việc, một phụ huynh dám đứng lên “tố” những khoản thu vô lý, Trường Sơn Đồng có dấu hiệu lạm thu đã bị đe dọa, vu oan, thậm chí còn bị dọa cho vào tù.
Chia sẻ với phóng viên, một phụ huynh lo lắng cho biết: “Nhiều năm học qua tôi và nhiều phụ huynh đóng tiền cho con học hầu như không thắc mắc, thậm chí có khoản vô lý cũng không dám lên tiếng vì sợ con bị trù.
Nhưng năm học này có rất nhiều khoản vô lý, chúng tôi thắc mắc đã không được nhà trường giải thích một cách thuyết phục, tôi đã chia sẻ lên mạng xã hội vì quá bức xúc.
Tôi không có mục đích nào khác là muốn tìm hiểu những khoản tiền nhà trường thu có đúng quy định hay không.
Xem thêm: “Một mình một chợ” NXB Giáo dục vẫn kêu lỗ thì giải tán cho người khác làm!
Khi những phản ánh của chúng tôi được báo chí đăng tải, cơ quan chức năng vào cuộc, tôi lại bị một số người giấu tên đổ oan là nhận cả trăm triệu đồng để nhằm mục đích chống lại hiệu trưởng.
Họ đã tung tin thất thiệt khắp làng rằng tôi nhận nhiều tiền và có thể bị tống vào tù.
Thông tin đó đến tai bố mẹ tôi khiến ông bà rất lo lắng, bản thân tôi lúc đó cũng hoang mang và lo lắng.
Tôi cũng nhận được những tin nhắn từ điện thoại, mạng xã hội với nội dung yêu cầu tôi gỡ những nội dung chia sẻ trên mạng xã hội xuống”.
Trước sức ép, phụ huynh này còn bị áp lực từ chính những người thân của mình “khuyên” nhủ không nên đẩy vấn đề đi quá xa, gỡ hết nội dung chia sẻ trên mạng xã hội để yên thân.
Trước đó, ngày 17/9, trả lời phóng viên, ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức khẳng định: “Có sai phạm tại Trường Tiểu học Sơn Đồng. Đoàn kiểm tra vẫn đang tiến hành kiểm tra, xác minh”.
Cũng theo ông Trung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Đồng đã không trung thực. Đây là một tình tiết tăng nặng. Quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm túc, nghiêm khắc nhất, đúng quy định để răn đe.
Đến cuối tháng 9, đầu tháng 10, nhiều lần phóng viên liên hệ với ông Đỗ Đức Trung và ông Nguyễn Phan Minh – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức về việc bao giờ có kết luận vụ việc tại Trường tiểu học Sơn Đồng để thông tin dư luận.
Nhưng đáng tiếc cả ông Trung và ông Minh đều không nghe máy và có nghe máy thì nói bận họp rồi cúp máy.
Không ít phụ huynh khi chia sẻ và gửi tư liệu cho phóng viên đã bày tỏ sự khó hiểu trước vụ việc có dấu hiệu bị “chìm xuồng” khi nhiều ngày trôi qua vẫn chưa có kết luận.
Đầu tháng 10, tư liệu phóng viên nhận được từ phụ huynh là nội dung buổi làm việc diễn ra vào cuối tháng 9. Buổi làm việc, trao đổi diễn ra giữa vị phụ huynh bị đe dọa trên cùng hội trưởng, hội phó hội phụ huynh lớp, giáo viên chủ nhiệm và bà Nguyễn Thị Kim Oanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Đồng xung quanh việc nhà trường thu 18 khoản vô lý đầu năm.
Nói về lý do được hiệu trưởng gọi điện mời họp vào thời gian ngoài giờ hành chính, vị phụ huynh có mặt trong buổi làm việc hôm 26/9 cho hay: “Tôi khá bất ngờ khi được hiệu trưởng thông báo đến trường trao đổi.
Có lẽ tôi được mời đến trường vì tôi là người đã bày tỏ và chia sẻ những khoản thu đầu năm rất vô lý của nhà trường lên mạng xã hội”.
Nội dung cuộc trao đổi cũng chỉ xoay quanh việc hiệu trưởng đá trách nhiệm cho thuộc cấp. Phụ huynh này bày tỏ sự thất vọng, tại buổi làm việc, bà Nguyễn Kim Oanh – Hiệu trưởng đã đổ hết trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm.
Bà Oanh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm khi tiến hành họp phụ huynh đã thông tin, truyền đạt không đầy đủ đến phụ huynh dẫn đến hiểu lầm. Trong đó, nhiều khoản đóng góp nhà trường mới dự kiến thu.
Như khoản phí bảo trì máy tính 150.000 đồng/học sinh, bà Oanh nói đó là khoản tiền xã hội hóa để bảo trì máy tính, tùy vào điều kiện kinh tế, phụ huynh ủng hộ nhà trường bao nhiêu thì ủng hộ, nhà trường không bắt buộc.
Trao đổi với phóng viên, phụ huynh này chỉ rõ: “Cả trường có một phòng máy tính khoảng 20 máy. Toàn trường có khoảng một ngàn học sinh, tính ra số tiền lên đến cả trăm triệu đồng thu của học sinh mỗi năm chỉ để bảo trì, sửa chữa máy tính.
Đây không phải là năm đầu tiên nhà trường thu tiền bảo trì máy tính mà nhiều năm trước đã thu. Nhưng năm nay nhà trường thu thêm quá nhiều khoản tiền vô lý nên phụ huynh mới phản ứng.
Không như bà Oanh nói là phụ huynh nộp có thể tự nguyện mà nhà trường đã bổ đầu mỗi học sinh 150.000 đồng. Trường thu khoản tiền này đối với học sinh khối 3, khối 4, khối 5, còn khối 1 và khối 2 không thu bởi các cháu chưa dùng máy tính”.
“Năm học 2016-2017, con tôi học vào học lớp 1, cô giáo nói năm nay quỹ phụ huynh nhà trường tăng lên 250.000 đồng/học sinh (năm học 2015-2016 là 150.000 đồng). Lý do nhà trường đưa ra là năm học trước bị âm 20 triệu đồng, hiệu trưởng phải bỏ tiền túi ra nên năm nay phải thu thêm để bù.
Con tôi lên lớp 2, rồi năm nay lên lớp 3, nhà trường vẫn thu 250.000 đồng. Hơn nữa, số tiền hơn 230 triệu đồng tiền quỹ hội phụ huynh năm trước cũng bị tiêu sạch. Đáng nói, dù là quỹ hội phụ huynh nhưng chi rất nhiều việc của trường”, phụ huynh nói.
Trong buổi làm việc, phụ huynh cũng chất vấn hiệu trưởng về khoản bảng tính thông minh (thuê máy chiếu – PV) nhà trường thu 650.000 đồng/học sinh, bà Oanh cũng chối bay chối biến nói không liên quan. Bà Oanh khẳng định nhà trường chưa thu, còn phụ huynh có gửi tiền giáo viên là việc của phụ huynh.
Tuy nhiên, phụ huynh đưa ra bằng chứng đã nộp tại phòng tài vụ nhà trường, bà Oanh vẫn phủ nhận.
Đáng nói, không chỉ những khoản vô lý trên, nhiều năm nay phụ huynh còn phải tham gia tự nguyện như tiền trông ngoài giờ và tiếng Anh liên kết của nhà trường.
Phụ huynh một học sinh lớp 3 cho biết: “Nhiều năm nay chúng tôi phải đóng một khoản tiền 7.000 đồng/tiết gọi là tiền ngoài giờ. Một tuần nhà trường tính 4 tiết ngoài giờ, một tháng có 16 tiết, chúng tôi phải đóng 112.000 đồng/tháng/học sinh.
Chúng tôi có thắc mắc thì nhà trường không giải thích được tiền ngoài giờ là dạy vào tiết nào để gia đình tôi không có nhu cầu trông ngoài giờ thì cháu có thể về”.
Đáng nói, phụ huynh này cũng cho biết: “Nhà trường đưa tiếng Anh liên kết vào dạy đã đẩy tiết học lên và nhà trường lại thu thêm tiền trông giữ ngoài giờ.
Hơn nữa, dù tiếng Anh liên kết là tự nguyện, nhưng phụ huynh lại phải nghe theo số đông. Ví dụ trong lớp có 35 học sinh mà 25 phụ huynh tham gia thì số còn lại cũng phải tham gia.
Nói là tiếng Anh tự nguyện, thỏa thuận học phí, nhưng thực chất phụ huynh chỉ có tham gia hay không và có sẵn mẫu tham gia tự nguyện với mức học phí áp đặt”.
Nguồn Giáoduc
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Phụ huynh bị đe dọa
Diễn biến vụ 18 khoản thu đầu năm học khiến nhiều phụ huynh Trường tiểu học Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) choáng váng là đến nay đã gần một tháng trôi qua vẫn chưa kết luận từ tổ công tác.Đáng nói, trong thời gian đoàn kiểm tra làm việc, xác minh vụ việc, một phụ huynh dám đứng lên “tố” những khoản thu vô lý, Trường Sơn Đồng có dấu hiệu lạm thu đã bị đe dọa, vu oan, thậm chí còn bị dọa cho vào tù.
Chia sẻ với phóng viên, một phụ huynh lo lắng cho biết: “Nhiều năm học qua tôi và nhiều phụ huynh đóng tiền cho con học hầu như không thắc mắc, thậm chí có khoản vô lý cũng không dám lên tiếng vì sợ con bị trù.
Nhưng năm học này có rất nhiều khoản vô lý, chúng tôi thắc mắc đã không được nhà trường giải thích một cách thuyết phục, tôi đã chia sẻ lên mạng xã hội vì quá bức xúc.
Tôi không có mục đích nào khác là muốn tìm hiểu những khoản tiền nhà trường thu có đúng quy định hay không.
Xem thêm: “Một mình một chợ” NXB Giáo dục vẫn kêu lỗ thì giải tán cho người khác làm!
Khi những phản ánh của chúng tôi được báo chí đăng tải, cơ quan chức năng vào cuộc, tôi lại bị một số người giấu tên đổ oan là nhận cả trăm triệu đồng để nhằm mục đích chống lại hiệu trưởng.
Họ đã tung tin thất thiệt khắp làng rằng tôi nhận nhiều tiền và có thể bị tống vào tù.
Thông tin đó đến tai bố mẹ tôi khiến ông bà rất lo lắng, bản thân tôi lúc đó cũng hoang mang và lo lắng.
Tôi cũng nhận được những tin nhắn từ điện thoại, mạng xã hội với nội dung yêu cầu tôi gỡ những nội dung chia sẻ trên mạng xã hội xuống”.
Trước sức ép, phụ huynh này còn bị áp lực từ chính những người thân của mình “khuyên” nhủ không nên đẩy vấn đề đi quá xa, gỡ hết nội dung chia sẻ trên mạng xã hội để yên thân.
Nhiều phụ huynh Trường tiểu học Sơn Đồng bức xúc trước việc nhà trường thu nhiều khoản vô lý, đã thu tiền nhưng lại chối bay chối biến là mới dự kiến.
Trước đó, ngày 17/9, trả lời phóng viên, ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức khẳng định: “Có sai phạm tại Trường Tiểu học Sơn Đồng. Đoàn kiểm tra vẫn đang tiến hành kiểm tra, xác minh”.
Cũng theo ông Trung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Đồng đã không trung thực. Đây là một tình tiết tăng nặng. Quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm túc, nghiêm khắc nhất, đúng quy định để răn đe.
Đến cuối tháng 9, đầu tháng 10, nhiều lần phóng viên liên hệ với ông Đỗ Đức Trung và ông Nguyễn Phan Minh – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức về việc bao giờ có kết luận vụ việc tại Trường tiểu học Sơn Đồng để thông tin dư luận.
Nhưng đáng tiếc cả ông Trung và ông Minh đều không nghe máy và có nghe máy thì nói bận họp rồi cúp máy.
Không ít phụ huynh khi chia sẻ và gửi tư liệu cho phóng viên đã bày tỏ sự khó hiểu trước vụ việc có dấu hiệu bị “chìm xuồng” khi nhiều ngày trôi qua vẫn chưa có kết luận.
Phụ huynh gửi bằng chứng đã đóng tiền tại phòng tài vụ nhà trường, còn hiệu trưởng nhà trường lại phủ nhận mới chỉ dự kiến.
Nói về lý do được hiệu trưởng gọi điện mời họp vào thời gian ngoài giờ hành chính, vị phụ huynh có mặt trong buổi làm việc hôm 26/9 cho hay: “Tôi khá bất ngờ khi được hiệu trưởng thông báo đến trường trao đổi.
Có lẽ tôi được mời đến trường vì tôi là người đã bày tỏ và chia sẻ những khoản thu đầu năm rất vô lý của nhà trường lên mạng xã hội”.
Nội dung cuộc trao đổi cũng chỉ xoay quanh việc hiệu trưởng đá trách nhiệm cho thuộc cấp. Phụ huynh này bày tỏ sự thất vọng, tại buổi làm việc, bà Nguyễn Kim Oanh – Hiệu trưởng đã đổ hết trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm.
Bà Oanh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm khi tiến hành họp phụ huynh đã thông tin, truyền đạt không đầy đủ đến phụ huynh dẫn đến hiểu lầm. Trong đó, nhiều khoản đóng góp nhà trường mới dự kiến thu.
Như khoản phí bảo trì máy tính 150.000 đồng/học sinh, bà Oanh nói đó là khoản tiền xã hội hóa để bảo trì máy tính, tùy vào điều kiện kinh tế, phụ huynh ủng hộ nhà trường bao nhiêu thì ủng hộ, nhà trường không bắt buộc.
Trao đổi với phóng viên, phụ huynh này chỉ rõ: “Cả trường có một phòng máy tính khoảng 20 máy. Toàn trường có khoảng một ngàn học sinh, tính ra số tiền lên đến cả trăm triệu đồng thu của học sinh mỗi năm chỉ để bảo trì, sửa chữa máy tính.
Đây không phải là năm đầu tiên nhà trường thu tiền bảo trì máy tính mà nhiều năm trước đã thu. Nhưng năm nay nhà trường thu thêm quá nhiều khoản tiền vô lý nên phụ huynh mới phản ứng.
Không như bà Oanh nói là phụ huynh nộp có thể tự nguyện mà nhà trường đã bổ đầu mỗi học sinh 150.000 đồng. Trường thu khoản tiền này đối với học sinh khối 3, khối 4, khối 5, còn khối 1 và khối 2 không thu bởi các cháu chưa dùng máy tính”.
Nhiều khoản mang tên “tự nguyện”
Về khoản quỹ hội phụ huynh mỗi học sinh đóng 250.000 đồng vấp phải sự phản đối dữ dội từ phụ huynh, bởi theo phản ánh, năm học 2017-2018, nhà trường đã “vặt trụi” hơn 230 triệu đồng tiền quỹ của phụ huynh nhà trường vào những việc trên trời.“Năm học 2016-2017, con tôi học vào học lớp 1, cô giáo nói năm nay quỹ phụ huynh nhà trường tăng lên 250.000 đồng/học sinh (năm học 2015-2016 là 150.000 đồng). Lý do nhà trường đưa ra là năm học trước bị âm 20 triệu đồng, hiệu trưởng phải bỏ tiền túi ra nên năm nay phải thu thêm để bù.
Con tôi lên lớp 2, rồi năm nay lên lớp 3, nhà trường vẫn thu 250.000 đồng. Hơn nữa, số tiền hơn 230 triệu đồng tiền quỹ hội phụ huynh năm trước cũng bị tiêu sạch. Đáng nói, dù là quỹ hội phụ huynh nhưng chi rất nhiều việc của trường”, phụ huynh nói.
Trong buổi làm việc, phụ huynh cũng chất vấn hiệu trưởng về khoản bảng tính thông minh (thuê máy chiếu – PV) nhà trường thu 650.000 đồng/học sinh, bà Oanh cũng chối bay chối biến nói không liên quan. Bà Oanh khẳng định nhà trường chưa thu, còn phụ huynh có gửi tiền giáo viên là việc của phụ huynh.
Tuy nhiên, phụ huynh đưa ra bằng chứng đã nộp tại phòng tài vụ nhà trường, bà Oanh vẫn phủ nhận.
Đáng nói, không chỉ những khoản vô lý trên, nhiều năm nay phụ huynh còn phải tham gia tự nguyện như tiền trông ngoài giờ và tiếng Anh liên kết của nhà trường.
Phụ huynh một học sinh lớp 3 cho biết: “Nhiều năm nay chúng tôi phải đóng một khoản tiền 7.000 đồng/tiết gọi là tiền ngoài giờ. Một tuần nhà trường tính 4 tiết ngoài giờ, một tháng có 16 tiết, chúng tôi phải đóng 112.000 đồng/tháng/học sinh.
Chúng tôi có thắc mắc thì nhà trường không giải thích được tiền ngoài giờ là dạy vào tiết nào để gia đình tôi không có nhu cầu trông ngoài giờ thì cháu có thể về”.
Đáng nói, phụ huynh này cũng cho biết: “Nhà trường đưa tiếng Anh liên kết vào dạy đã đẩy tiết học lên và nhà trường lại thu thêm tiền trông giữ ngoài giờ.
Hơn nữa, dù tiếng Anh liên kết là tự nguyện, nhưng phụ huynh lại phải nghe theo số đông. Ví dụ trong lớp có 35 học sinh mà 25 phụ huynh tham gia thì số còn lại cũng phải tham gia.
Nói là tiếng Anh tự nguyện, thỏa thuận học phí, nhưng thực chất phụ huynh chỉ có tham gia hay không và có sẵn mẫu tham gia tự nguyện với mức học phí áp đặt”.
Nguồn Giáoduc
No comments:
Post a Comment