Trung Quốc đang tìm kiếm kinh nghiệm của Nhật Bản từ cuộc xung đột kinh tế của nước này với Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Ronald Reagan để giúp ứng phó với tác động toàn diện sắp tới của cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.
Trung Quốc vẫn chưa tìm được lời giải cho cuộc chiến thương mại với Mỹ. Ảnh: SCMP
Cuộc chiến thương mại Nhật - Mỹ vào thập niên 1980
Trong suốt thập niên 1980, sự trỗi dậy nhanh chóng của Nhật Bản với tư cách một siêu cường kinh tế đã đe dọa vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ, khiến chính quyền Tổng thống Ronald Reagan lo lắng.
Donald Trump, lúc đó, là một doanh nhân, cũng cảm thấy bức xúc. Phát biểu trong một chương trình trò chuyện truyền hình vào năm 1989, Trump nói: “Họ (Nhật Bản) ‘hút máu’ của nước Mỹ một cách có hệ thống... Chúng ta phải đánh thuế họ thật nặng”.
Vào thập niên 1980, Nhật Bản xuất khẩu rất nhiều ô tô, linh kiện ô tô, máy móc văn phòng và các mặt hàng điện tử khác sang Mỹ. Năm 1981, có 1,8 triệu ô tô sản xuất tại Nhật Bản được tiêu thụ ở Mỹ, trong khi đó, chỉ có 4.021 ô tô Mỹ được bán ra ở Nhật Bản. Năm 1983, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản lên mức 36,8 tỉ đô la, tăng thêm 15 tỉ đô la so với năm trước đó.
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Ronald Reagan sau khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1981 là giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản, đặc biệt phải hạn chế nhập khẩu ô tô Nhật Bản.
Năm 1985, trước các đe dọa áp thuế của Mỹ, Nhật Bản miễn cưỡng ký Thỏa ước Plaza, trong đó Mỹ, Tây Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản tán thành giảm giá đồng đô la và đồng mark của Tây Đức so với đồng yên của Nhật Bản.
Thỏa ước này được xem là một thắng lợi của chính quyền Tổng thống Ronald Reagan vào thời điểm đó, đã khiến giá đồng yên tăng mạnh, buộc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) phải bơm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ thanh khoản, giúp bù đắp các tác động xấu đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Có quan điểm cho rằng chính điều này đã làm bùng nổ nguồn tiền cho vay lãi suất thấp, dẫn đến bong bóng thị trường bất động sản tàn phá nền kinh tế Nhật Bản vào thời gian sau này.
Nhật Bản cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu ô tô, bán dẫn và nhiều mặt hàng khác sang Mỹ, dẫn đến nhiều công ty Nhật Bản chuyển hướng xây dựng nhiều cơ sở sản xuất ở châu Á nhằm đa dạng hóa thương mại và chuỗi cung ứng.
Yves Tiberghien, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á ở Đại học British Columbia (Canada) cho biết: “Ban đầu, Nhật Bản tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng về sau họ xây dựng các nhà máy tại nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc”. Nhờ các nỗ lực này, xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước Đông Á tăng từ mức 32,7% vào năm 1990 lên 56,9% vào năm 2011.
Trung Quốc hối thúc Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm
Giờ đây, các quan chức, doanh nhân và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang thối thúc các đồng nghiệp Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm từ thập niên 1980 khi Tokyo bị Washington gây sức ép vì thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ quá lớn và sức mạnh ngành công nghiệp của Nhật Bản làm dấy lên nỗi bất an ở Mỹ, một tình cảnh giống với bức tranh cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ hiện nay.
Dù có những khác biệt giữa sự trỗi dậy của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc thương mại cách đây hơn 20 năm và Trung Quốc ngày nay, được ví như một siêu cường về quân sự lẫn kinh tế, Nhật Bản có thể cung cấp những bài học cho nước láng giềng trong nỗ lực ứng phó với khối nợ gia tăng, bong bóng giá tài sản và một lực lượng dân số ngày càng già.
Một nguồn tin cho biết trong những tháng gần đây, các vị khách Trung Quốc viếng thăm Tokyo liên tục đề nghị các quan chức BOJ cung cấp kinh nghiệm quản lý xung đột thương mại. Lời khuyên của các quan chức BOJ là Trung Quốc nên tránh đàm phán song phương trực tiếp với Mỹ và tránh đề xuất các mục tiêu thương mại bằng những con số cụ thể. Tuy nhiên, Trung Quốc không có ý định lặp lại thỏa hiệp của Nhật Bản về đồng yên vào năm 1985.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không chấp nhận một Thỏa thuận Plaza khác. Các nhà nghiên cứu trong tổ chức tư vấn của chính phủ Trung Quốc đã ghé thăm Tokyo vào đầu năm nay để gặp ông Shigehiro Tanaka, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại thuộc Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản cũng như trao đổi với các cựu quan chức BOJ và các học giả Nhật Bản về chiến tranh thương mại và những bài học từ quá khứ xung đột thương mại Nhật - Mỹ.
Trung Quốc cũng muốn tìm kiếm lời khuyên từ Nhật Bản đối với các biện pháp chính sách trong một cuộc khủng hoảng tài chính. Cựu Phó Thống đốc BOJ Hiroshi Nakaso nói với tờ Financial Times vào hồi đầu năm nay rằng Trung Quốc đang nghiên cứu cách Nhật Bản ứng phó suy thoái kinh tế sau khi bong bóng cổ phiếu và bất động sản của nước này xì hơi vào đầu thập niên 1990.
Vào ngày 25-10 tới, các quan chức Trung Quốc có thể có cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm quản lý từ đồng nghiệp Nhật Bản khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Tháp tùng ông Abe trong chuyến thăm bao gồm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, Ngoại trưởng Taro Kono và các lãnh đạo doanh nghiệp. Chuyến thăm đánh dấu cuộc gặp cấp cao Trung - Nhật lần đầu tiên kể từ năm 2011 và kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung - Nhật.
Đối mặt với nhà đàm phán cứng rắn từ thời Reagan
Nhân vật đáng chú ý trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ hiện nay là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người từng dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản dưới thời Reagan với tư cách là Phó Đại diện Thương mại Mỹ. Giờ đây, với tư cách nhà thương thuyết thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Lighthizer đang không ngừng gây sức ép với Trung Quốc.
Lighthizer có chung quan điểm với Tổng thống Trump khi cho rằng thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng bền vững kể từ năm 1975, là một biểu hiện cho thấy sai lầm trong chính sách thương mại Mỹ.
Chuyên gia kinh tế châu Á Tiberghien cho biết người Nhật vẫn nhớ đến Lighthizer với tư cách là một nhà đàm phán cứng rắn. Ông cho biết: “Các quan chức thương mại Nhật Bản từ thập niên 1980 vẫn nhớ những cuộc đối đầu với ông ấy là trải nghiệm tồi tệ vì ông rất hiếu chiến”. Ông nói thêm: “Cả Trump và Lighthizer đang chiến đấu một cuộc chiến cũ”.
Matthew Goodman, cố vấn cấp cao về kinh tế châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSI) ở Washington, cho rằng Trung Quốc chỉ có thể rút ra các bài học từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chứ không thể bắt chước chiến lược của nước này trong việc ứng phó xung đột thương mại với Mỹ.
Nguồn Thesaigontimes
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Trung Quốc vẫn chưa tìm được lời giải cho cuộc chiến thương mại với Mỹ. Ảnh: SCMP
Cuộc chiến thương mại Nhật - Mỹ vào thập niên 1980
Trong suốt thập niên 1980, sự trỗi dậy nhanh chóng của Nhật Bản với tư cách một siêu cường kinh tế đã đe dọa vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ, khiến chính quyền Tổng thống Ronald Reagan lo lắng.
Donald Trump, lúc đó, là một doanh nhân, cũng cảm thấy bức xúc. Phát biểu trong một chương trình trò chuyện truyền hình vào năm 1989, Trump nói: “Họ (Nhật Bản) ‘hút máu’ của nước Mỹ một cách có hệ thống... Chúng ta phải đánh thuế họ thật nặng”.
Vào thập niên 1980, Nhật Bản xuất khẩu rất nhiều ô tô, linh kiện ô tô, máy móc văn phòng và các mặt hàng điện tử khác sang Mỹ. Năm 1981, có 1,8 triệu ô tô sản xuất tại Nhật Bản được tiêu thụ ở Mỹ, trong khi đó, chỉ có 4.021 ô tô Mỹ được bán ra ở Nhật Bản. Năm 1983, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản lên mức 36,8 tỉ đô la, tăng thêm 15 tỉ đô la so với năm trước đó.
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Ronald Reagan sau khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1981 là giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản, đặc biệt phải hạn chế nhập khẩu ô tô Nhật Bản.
Năm 1985, trước các đe dọa áp thuế của Mỹ, Nhật Bản miễn cưỡng ký Thỏa ước Plaza, trong đó Mỹ, Tây Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản tán thành giảm giá đồng đô la và đồng mark của Tây Đức so với đồng yên của Nhật Bản.
Thỏa ước này được xem là một thắng lợi của chính quyền Tổng thống Ronald Reagan vào thời điểm đó, đã khiến giá đồng yên tăng mạnh, buộc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) phải bơm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ thanh khoản, giúp bù đắp các tác động xấu đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Có quan điểm cho rằng chính điều này đã làm bùng nổ nguồn tiền cho vay lãi suất thấp, dẫn đến bong bóng thị trường bất động sản tàn phá nền kinh tế Nhật Bản vào thời gian sau này.
Nhật Bản cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu ô tô, bán dẫn và nhiều mặt hàng khác sang Mỹ, dẫn đến nhiều công ty Nhật Bản chuyển hướng xây dựng nhiều cơ sở sản xuất ở châu Á nhằm đa dạng hóa thương mại và chuỗi cung ứng.
Yves Tiberghien, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á ở Đại học British Columbia (Canada) cho biết: “Ban đầu, Nhật Bản tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng về sau họ xây dựng các nhà máy tại nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc”. Nhờ các nỗ lực này, xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước Đông Á tăng từ mức 32,7% vào năm 1990 lên 56,9% vào năm 2011.
Trung Quốc hối thúc Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm
Giờ đây, các quan chức, doanh nhân và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang thối thúc các đồng nghiệp Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm từ thập niên 1980 khi Tokyo bị Washington gây sức ép vì thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ quá lớn và sức mạnh ngành công nghiệp của Nhật Bản làm dấy lên nỗi bất an ở Mỹ, một tình cảnh giống với bức tranh cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ hiện nay.
Dù có những khác biệt giữa sự trỗi dậy của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc thương mại cách đây hơn 20 năm và Trung Quốc ngày nay, được ví như một siêu cường về quân sự lẫn kinh tế, Nhật Bản có thể cung cấp những bài học cho nước láng giềng trong nỗ lực ứng phó với khối nợ gia tăng, bong bóng giá tài sản và một lực lượng dân số ngày càng già.
Một nguồn tin cho biết trong những tháng gần đây, các vị khách Trung Quốc viếng thăm Tokyo liên tục đề nghị các quan chức BOJ cung cấp kinh nghiệm quản lý xung đột thương mại. Lời khuyên của các quan chức BOJ là Trung Quốc nên tránh đàm phán song phương trực tiếp với Mỹ và tránh đề xuất các mục tiêu thương mại bằng những con số cụ thể. Tuy nhiên, Trung Quốc không có ý định lặp lại thỏa hiệp của Nhật Bản về đồng yên vào năm 1985.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không chấp nhận một Thỏa thuận Plaza khác. Các nhà nghiên cứu trong tổ chức tư vấn của chính phủ Trung Quốc đã ghé thăm Tokyo vào đầu năm nay để gặp ông Shigehiro Tanaka, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại thuộc Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản cũng như trao đổi với các cựu quan chức BOJ và các học giả Nhật Bản về chiến tranh thương mại và những bài học từ quá khứ xung đột thương mại Nhật - Mỹ.
Trung Quốc cũng muốn tìm kiếm lời khuyên từ Nhật Bản đối với các biện pháp chính sách trong một cuộc khủng hoảng tài chính. Cựu Phó Thống đốc BOJ Hiroshi Nakaso nói với tờ Financial Times vào hồi đầu năm nay rằng Trung Quốc đang nghiên cứu cách Nhật Bản ứng phó suy thoái kinh tế sau khi bong bóng cổ phiếu và bất động sản của nước này xì hơi vào đầu thập niên 1990.
Vào ngày 25-10 tới, các quan chức Trung Quốc có thể có cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm quản lý từ đồng nghiệp Nhật Bản khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Tháp tùng ông Abe trong chuyến thăm bao gồm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, Ngoại trưởng Taro Kono và các lãnh đạo doanh nghiệp. Chuyến thăm đánh dấu cuộc gặp cấp cao Trung - Nhật lần đầu tiên kể từ năm 2011 và kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung - Nhật.
Đối mặt với nhà đàm phán cứng rắn từ thời Reagan
Nhân vật đáng chú ý trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ hiện nay là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người từng dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản dưới thời Reagan với tư cách là Phó Đại diện Thương mại Mỹ. Giờ đây, với tư cách nhà thương thuyết thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Lighthizer đang không ngừng gây sức ép với Trung Quốc.
Lighthizer có chung quan điểm với Tổng thống Trump khi cho rằng thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng bền vững kể từ năm 1975, là một biểu hiện cho thấy sai lầm trong chính sách thương mại Mỹ.
Chuyên gia kinh tế châu Á Tiberghien cho biết người Nhật vẫn nhớ đến Lighthizer với tư cách là một nhà đàm phán cứng rắn. Ông cho biết: “Các quan chức thương mại Nhật Bản từ thập niên 1980 vẫn nhớ những cuộc đối đầu với ông ấy là trải nghiệm tồi tệ vì ông rất hiếu chiến”. Ông nói thêm: “Cả Trump và Lighthizer đang chiến đấu một cuộc chiến cũ”.
Matthew Goodman, cố vấn cấp cao về kinh tế châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSI) ở Washington, cho rằng Trung Quốc chỉ có thể rút ra các bài học từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chứ không thể bắt chước chiến lược của nước này trong việc ứng phó xung đột thương mại với Mỹ.
Nguồn Thesaigontimes
No comments:
Post a Comment