Được đầu tư với mức vốn lên tới gần 400 tỷ đồng, nhưng tuyến đường tả ngạn sông Lam nối từ huyện Đô Lương lên huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đang xuống cấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Con đường trên có tổng chiều dài toàn tuyến gần 40km, chiều rộng nền đường 6,5m, mặt đường rải nhựa rộng 3,5m, theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Điểm đầu của tuyến đường tại Km0+00 thuộc ranh giới giữa 2 xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. Điểm cuối tại Km39+117.72 giao với đường giao thông vùng nguyên liệu mía (Thành – Bình – Thọ) và cầu Cây Chanh ra QL7A thuộc xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn.
Công trình giao thông này được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt năm 2008, do UBND huyện Anh Sơn làm chủ đầu tư. Tuy vậy, do khó khăn về nguồn vốn nên đến năm 2010, công trình mới bắt đầu thi công. Theo kế hoạch đến ngày 30/6/2015, tuyến đường sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
“Lâu nay chúng tôi không thấy công nhân làm việc nữa nên không biết đã hoàn thành chưa. Nhưng sau một thời gian thì tôi thấy có nhiều đoạn đường đã bắt đầu hư hỏng, đất đá trồi lên, lổn nhổm,… gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đặc biệt là các cháu nhỏ đi học về trên đoạn đường này”, ông Nguyễn Công Hùng, trú xóm 4, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn cho biết.
Đặc biệt, từ Km14+700 đến Km18, thuộc địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn chỉ mới hoàn thành hơn một năm nhưng hiện gần như toàn bộ mặt đường nhựa bị nứt vỡ kết cấu, biến dạng và xuất hiện rất nhiều “ổ voi”. Trời chỉ cần mưa thì mặt đường trở nên lầy lội, trơn trượt, dễ gây tai nạn.
Việc tuyến đường chỉ trong vài năm đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về chất lượng thi công. “Cũng không rõ thế nào nhưng đường gần 400 tỷ giờ hư hỏng thế này thì lãng phí quá. Tính ra 1km là 10 tỷ, cả một gia tài”, một người dân cho hay.
“Con đường của huyện làm chủ đầu tư, xây dựng cũng mấy năm rồi nhưng bắt đầu xuống cấp. Chúng tôi cũng nhiều lần đề nghị nhưng cho đến thời điểm hiện nay vẫn không thấy khắc phục, sửa chữa”, ông Trung nói.
Liên quan đến sự việc, ông Đặng Bá Kỷ, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Anh Sơn cho biết, dự án trên được chia thành 3 gói do 7 nhà thầu đảm nhiệm thi công. Hiện, công trình cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuy nhiên đoạn qua xã Vĩnh Sơn có chiều dài khoảng 3km thì nhà thầu vẫn chưa bàn giao cho huyện.
“Nguyên nhân đường xuống cấp thì có nhiều, trong đó chủ yếu do chất lượng nền đường không đảm bảo và có một phần do xe chở nguyên liệu chạy qua… Hiện, dự án chưa được nghiệm thu bàn giao nên trách nhiệm thuộc về nhà thầu. Hiện tại, phía công ty cũng đã có phương án bốc bỏ đoạn đường hư hỏng để thi công để làm lại. Khi nào đảm bảo chất lượng mới được nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư”, ông Kỷ nói.
Nguồn Nguoiduatin
Giao thông
,
Tin trong nước
1km đường trị giá 10 tỷ đồng
Đường tả ngạn sông Lam hay còn gọi là QL7B, được đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế trọng điểm các xã nằm ở tả ngạn sông Lam tỉnh Nghệ An. Từ khi nghe tin có con đường, người dân đều háo hức và vui mừng khi sắp sửa thoát khỏi cảnh nắng thì bụi mà mưa thì trơn trượt bao đời nay.Con đường trên có tổng chiều dài toàn tuyến gần 40km, chiều rộng nền đường 6,5m, mặt đường rải nhựa rộng 3,5m, theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Điểm đầu của tuyến đường tại Km0+00 thuộc ranh giới giữa 2 xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. Điểm cuối tại Km39+117.72 giao với đường giao thông vùng nguyên liệu mía (Thành – Bình – Thọ) và cầu Cây Chanh ra QL7A thuộc xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn.
Tuyến đường được đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Công trình giao thông này được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt năm 2008, do UBND huyện Anh Sơn làm chủ đầu tư. Tuy vậy, do khó khăn về nguồn vốn nên đến năm 2010, công trình mới bắt đầu thi công. Theo kế hoạch đến ngày 30/6/2015, tuyến đường sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
“Lâu nay chúng tôi không thấy công nhân làm việc nữa nên không biết đã hoàn thành chưa. Nhưng sau một thời gian thì tôi thấy có nhiều đoạn đường đã bắt đầu hư hỏng, đất đá trồi lên, lổn nhổm,… gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đặc biệt là các cháu nhỏ đi học về trên đoạn đường này”, ông Nguyễn Công Hùng, trú xóm 4, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn cho biết.
Nhiều đoạn đã hư hỏng, phình lún.
Đặc biệt, từ Km14+700 đến Km18, thuộc địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn chỉ mới hoàn thành hơn một năm nhưng hiện gần như toàn bộ mặt đường nhựa bị nứt vỡ kết cấu, biến dạng và xuất hiện rất nhiều “ổ voi”. Trời chỉ cần mưa thì mặt đường trở nên lầy lội, trơn trượt, dễ gây tai nạn.
Việc tuyến đường chỉ trong vài năm đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về chất lượng thi công. “Cũng không rõ thế nào nhưng đường gần 400 tỷ giờ hư hỏng thế này thì lãng phí quá. Tính ra 1km là 10 tỷ, cả một gia tài”, một người dân cho hay.
Nhiều chỗ bị trồi đất đá, lổn nhổn… rất nguy hiểm cho người đi đường.
90% công trình đã hoàn thiện
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn xác nhận việc một số đoạn trên con đường tả ngạn sông Lam bị hư hỏng là có thật. Thậm chí một số còn bị rạn nứt, xuất hiện ổ voi, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.“Con đường của huyện làm chủ đầu tư, xây dựng cũng mấy năm rồi nhưng bắt đầu xuống cấp. Chúng tôi cũng nhiều lần đề nghị nhưng cho đến thời điểm hiện nay vẫn không thấy khắc phục, sửa chữa”, ông Trung nói.
Sắp tới đơn vị thi công mới bóc bỏ để làm lại.
Liên quan đến sự việc, ông Đặng Bá Kỷ, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Anh Sơn cho biết, dự án trên được chia thành 3 gói do 7 nhà thầu đảm nhiệm thi công. Hiện, công trình cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuy nhiên đoạn qua xã Vĩnh Sơn có chiều dài khoảng 3km thì nhà thầu vẫn chưa bàn giao cho huyện.
Nguồn Nguoiduatin
No comments:
Post a Comment