Việc ông Mạnh Hoành Vĩ, người Trung Quốc đầu tiên trở thành Chủ tịch tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mất tích đang là tâm điểm dư luận thế giới mấy ngày qua. Vậy ông Vĩ là ai và sự mất tích khó hiểu này là gì?
Mạnh Hoành Vĩ sinh tháng 11-1953 ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang. Sau khi tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Bắc Kinh, ông Vĩ bắt đầu tham gia công tác năm 1972 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1975.
Từng giữ các chức vụ như Cục trưởng Cục Giao thông, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, năm 2004 ông Vĩ trở thành Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Tháng 8 cùng năm, ông kiêm thêm chức vụ Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Năm 2013, ông nhận thêm các chức vụ như Phó Cục trưởng Cục Hải dương, Cục trưởng Cục Hải cảnh trong khi vẫn kiêm nhiệm Cục trưởng Interpol Trung Quốc.
Tin liên quan: Tình tiết mới vụ mất tích bí ẩn của Giám đốc Interpol
Tháng 11-2016, ông Mạnh Hoành Vĩ chính thức trở thành Chủ tịch Interpol quốc tế, trong khi vẫn kiêm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Đến tháng 4-2018, theo trang web chính thức của Bộ Công an Trung Quốc, ông Vĩ không còn là Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an nước này.
Thời điểm ông Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Chủ tịch Interpol tại đại hội lần thứ 85 của tổ chức này, đã nổ ra khá nhiều tranh cãi, không phải vì đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc trở thành Chủ tịch Interpol quốc tế.
Sự thay đổi nhân sự ở Interpol được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc, bởi vào thời điểm đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.
Riêng trong năm 2014, Trung Quốc đã gửi tới Interpol một danh sách truy nã đỏ gồm 100 tham quan bỏ trốn ra nước ngoài. Điều mà một số nước lo ngại là Trung Quốc sẽ sử dụng Interpol để bắt giữ các tham quan mà bất chấp pháp luật sở tại.
Interpol bao gồm 190 quốc gia thành viên, chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra các hoạt động khủng bố, trường hợp phạm tội có tổ chức, ma túy, buôn lậu vũ khí, nhập cư bất hợp pháp, rửa tiền, khiêu dâm trẻ em, tham nhũng và tội phạm công nghệ, tội phạm xuyên quốc gia nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc ông Mạnh Hoành Vĩ trở thành Chủ tịch Interpol đã nâng tầm hệ thống tư pháp của Trung Quốc lên rất nhiều vào thời điểm đó và khiến Bắc Kinh cảm thấy tự hào.
Chính vì vậy, nhiều nhà quan sát thấy ngạc nhiên khi một quan chức hàng đầu của Interpol lại có thể mất tích một cách khó hiểu khi về nước. Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ đã báo cáo với nhà chức trách Lyon (Pháp), nơi đóng trụ sở của Interpol, về việc không còn liên lạc được với chồng mình hôm 4-10.
Không có thông tin nào chính thức, song có tin ông Vĩ đang bị cơ quan chức năng Trung Quốc điều tra. “Nếu Mạnh Hoành Vĩ mất tích ở Trung Quốc, thì khả năng lớn nhất là một cuộc điều tra chống tham nhũng”, Đặng Duật Văn, một cựu biên tập viên báo Đảng Trung Quốc nhận xét.
“Trong con mắt quốc tế thì ông Vĩ là Chủ tịch Interpol, song trong con mắt nhà chức trách Trung Quốc thì ông ấy là người Trung Quốc”, ông Đặng Duật Văn bổ sung thêm, “Họ sẽ không nghĩ quá nhiều đến sự nổi bật ở tầm quốc tế”.
Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc đã gửi một thông điệp nhấn mạnh rằng sự nổi tiếng tầm quốc tế không phải là lá chắn cho công dân Trung Quốc. Chỉ 2 ngày trước khi việc ông Mạnh Hoành Vĩ mất tích được công khai, truyền thông Trung Quốc đưa tin Phạm Băng Băng, nữ diễn viên tham gia phim Hollywood đột nhiên biến mất trong 4 tháng đã chấp nhận hợp tác với cơ quan thuế về khoản tiền phạt trốn thuế lên tới gần 130 triệu USD.
Năm 2012, Trung Quốc thành lập một cơ quan điều tra chống tham nhũng với quyền lực rất lớn. Các quan chức bị điều tra thường mất tích vài tuần cho tới vài tháng trước khi chính quyền thông báo về số phận của họ.
Năm 2013, một Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc là Lý Đông Sinh cũng đã bị điều tra về tội tham nhũng. Năm 2016, ông này nhận bản án 15 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nguồn Anninhthudo
Chính trị
,
Tin quốc tế
Mạnh Hoành Vĩ sinh tháng 11-1953 ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang. Sau khi tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Bắc Kinh, ông Vĩ bắt đầu tham gia công tác năm 1972 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1975.
Từng giữ các chức vụ như Cục trưởng Cục Giao thông, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, năm 2004 ông Vĩ trở thành Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Tháng 8 cùng năm, ông kiêm thêm chức vụ Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Năm 2013, ông nhận thêm các chức vụ như Phó Cục trưởng Cục Hải dương, Cục trưởng Cục Hải cảnh trong khi vẫn kiêm nhiệm Cục trưởng Interpol Trung Quốc.
Tin liên quan: Tình tiết mới vụ mất tích bí ẩn của Giám đốc Interpol
Tháng 11-2016, ông Mạnh Hoành Vĩ chính thức trở thành Chủ tịch Interpol quốc tế, trong khi vẫn kiêm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Đến tháng 4-2018, theo trang web chính thức của Bộ Công an Trung Quốc, ông Vĩ không còn là Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an nước này.
Thời điểm ông Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Chủ tịch Interpol tại đại hội lần thứ 85 của tổ chức này, đã nổ ra khá nhiều tranh cãi, không phải vì đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc trở thành Chủ tịch Interpol quốc tế.
Có nhiều tranh cãi xung quanh việc ông Mạnh Hoành Vĩ trở thành Chủ tịch Interpol
Sự thay đổi nhân sự ở Interpol được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc, bởi vào thời điểm đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.
Riêng trong năm 2014, Trung Quốc đã gửi tới Interpol một danh sách truy nã đỏ gồm 100 tham quan bỏ trốn ra nước ngoài. Điều mà một số nước lo ngại là Trung Quốc sẽ sử dụng Interpol để bắt giữ các tham quan mà bất chấp pháp luật sở tại.
Interpol bao gồm 190 quốc gia thành viên, chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra các hoạt động khủng bố, trường hợp phạm tội có tổ chức, ma túy, buôn lậu vũ khí, nhập cư bất hợp pháp, rửa tiền, khiêu dâm trẻ em, tham nhũng và tội phạm công nghệ, tội phạm xuyên quốc gia nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc ông Mạnh Hoành Vĩ trở thành Chủ tịch Interpol đã nâng tầm hệ thống tư pháp của Trung Quốc lên rất nhiều vào thời điểm đó và khiến Bắc Kinh cảm thấy tự hào.
Chính vì vậy, nhiều nhà quan sát thấy ngạc nhiên khi một quan chức hàng đầu của Interpol lại có thể mất tích một cách khó hiểu khi về nước. Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ đã báo cáo với nhà chức trách Lyon (Pháp), nơi đóng trụ sở của Interpol, về việc không còn liên lạc được với chồng mình hôm 4-10.
Không có thông tin nào chính thức, song có tin ông Vĩ đang bị cơ quan chức năng Trung Quốc điều tra. “Nếu Mạnh Hoành Vĩ mất tích ở Trung Quốc, thì khả năng lớn nhất là một cuộc điều tra chống tham nhũng”, Đặng Duật Văn, một cựu biên tập viên báo Đảng Trung Quốc nhận xét.
“Trong con mắt quốc tế thì ông Vĩ là Chủ tịch Interpol, song trong con mắt nhà chức trách Trung Quốc thì ông ấy là người Trung Quốc”, ông Đặng Duật Văn bổ sung thêm, “Họ sẽ không nghĩ quá nhiều đến sự nổi bật ở tầm quốc tế”.
Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc đã gửi một thông điệp nhấn mạnh rằng sự nổi tiếng tầm quốc tế không phải là lá chắn cho công dân Trung Quốc. Chỉ 2 ngày trước khi việc ông Mạnh Hoành Vĩ mất tích được công khai, truyền thông Trung Quốc đưa tin Phạm Băng Băng, nữ diễn viên tham gia phim Hollywood đột nhiên biến mất trong 4 tháng đã chấp nhận hợp tác với cơ quan thuế về khoản tiền phạt trốn thuế lên tới gần 130 triệu USD.
Năm 2012, Trung Quốc thành lập một cơ quan điều tra chống tham nhũng với quyền lực rất lớn. Các quan chức bị điều tra thường mất tích vài tuần cho tới vài tháng trước khi chính quyền thông báo về số phận của họ.
Năm 2013, một Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc là Lý Đông Sinh cũng đã bị điều tra về tội tham nhũng. Năm 2016, ông này nhận bản án 15 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nguồn Anninhthudo
No comments:
Post a Comment