Các bị cáo đã gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín (45 tuổi) vào đêm 25.6.2014. .
Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM đề nghị xét xử bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như (38 tuổi, từng công tác tại Đội CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM) và các đồng phạm: Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững về cùng tội “cố ý gây thương tích”. Các bị cáo đã gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín (45 tuổi, ngụ Q Gò Vấp, TP.HCM) vào đêm 25.6.2014.
Bị cáo Như tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9.2016
Theo cáo trạng, đêm 25.6.2014, tổ tuần tra Đội CSGT do Như làm tổ trưởng làm nhiệm vụ tại giao lộ đường Trường Chinh và Tân Kỳ – Tân Quý (P.13, Q.Tân Bình) thì phát hiện ông Chín có biểu hiện sử dụng rượu bia nên ra hiệu dừng xe, kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện. Ông Chín không đồng ý ký tên vào biên bản, đứng la lối, cự cãi với CSGT. Lúc sau, Như gọi điện cho Chung, người quen của Như, để “nhờ Chung giúp đỡ”, đến đánh “dằn mặt”, đuổi ông Chín đi cho tổ tuần tra làm việc.
Chung gọi điện rủ thêm 3 bị cáo còn lại cùng tham gia. Đến nơi, nhóm của Chung tiếp cận “điều” ông Chín ra chỗ vắng và hành hung. Hoàn thành “nhiệm vụ”, Chung gọi điện thoại báo cho Như và rời đi. Ông Chín được người dân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sau đó tử vong.
Kết quả giám định pháp y kết luận ông Chín chết do chấn thương vùng kín, vỡ ruột non, suy hô hấp cấp do dị vật làm tắc đường hô hấp dẫn đến trào ngược dịch dạ dày.
Tháng 9.2016, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Như, Chung 12 năm tù, 3 bị cáo còn lại từ 5 – 11 năm tù. Đến tháng 9.2017, TAND cấp cao tại TP.HCM hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, do Như không nhận tội, khai chỉ gọi Chung đến để đưa ông Chín về nhà chứ không lệnh cho Chung đánh chết ông Chín; Chung cũng bất ngờ thay đổi lời khai rằng Như không chỉ đạo bị cáo đánh ông Chín…
Với những nội dung tòa phúc thẩm yêu cầu điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT tiếp tục ghi lời khai của các bị cáo. Theo đó, Hạnh, Vững, Vương giữ nguyên lời khai, rằng đi đánh ông Chín là do Chung chỉ đạo, vì Chung được Như “nhờ”; còn việc Chung thay đổi lời khai chỉ là tình tiết gián tiếp, bổ sung đánh giá ý thức chủ quan để che dấu tội phạm nên không cần thiết tổ chức đối chất lời khai của các bị cáo.
Liên quan đến vụ án, ngày 11.9.2014 Như bị tước danh hiệu công an nhân dân; ngày 7.11.2014 bị khởi tố, bắt tạm giam. Ngày 13.2.2015, Như được thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú; đến 28.12.2017, Cơ quan CSĐT bắt tạm giam Như trở lại.
Nguồn Thanhnien
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM đề nghị xét xử bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như (38 tuổi, từng công tác tại Đội CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM) và các đồng phạm: Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững về cùng tội “cố ý gây thương tích”. Các bị cáo đã gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín (45 tuổi, ngụ Q Gò Vấp, TP.HCM) vào đêm 25.6.2014.
Bị cáo Như tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9.2016
Theo cáo trạng, đêm 25.6.2014, tổ tuần tra Đội CSGT do Như làm tổ trưởng làm nhiệm vụ tại giao lộ đường Trường Chinh và Tân Kỳ – Tân Quý (P.13, Q.Tân Bình) thì phát hiện ông Chín có biểu hiện sử dụng rượu bia nên ra hiệu dừng xe, kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện. Ông Chín không đồng ý ký tên vào biên bản, đứng la lối, cự cãi với CSGT. Lúc sau, Như gọi điện cho Chung, người quen của Như, để “nhờ Chung giúp đỡ”, đến đánh “dằn mặt”, đuổi ông Chín đi cho tổ tuần tra làm việc.
Chung gọi điện rủ thêm 3 bị cáo còn lại cùng tham gia. Đến nơi, nhóm của Chung tiếp cận “điều” ông Chín ra chỗ vắng và hành hung. Hoàn thành “nhiệm vụ”, Chung gọi điện thoại báo cho Như và rời đi. Ông Chín được người dân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sau đó tử vong.
Kết quả giám định pháp y kết luận ông Chín chết do chấn thương vùng kín, vỡ ruột non, suy hô hấp cấp do dị vật làm tắc đường hô hấp dẫn đến trào ngược dịch dạ dày.
Với những nội dung tòa phúc thẩm yêu cầu điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT tiếp tục ghi lời khai của các bị cáo. Theo đó, Hạnh, Vững, Vương giữ nguyên lời khai, rằng đi đánh ông Chín là do Chung chỉ đạo, vì Chung được Như “nhờ”; còn việc Chung thay đổi lời khai chỉ là tình tiết gián tiếp, bổ sung đánh giá ý thức chủ quan để che dấu tội phạm nên không cần thiết tổ chức đối chất lời khai của các bị cáo.
Liên quan đến vụ án, ngày 11.9.2014 Như bị tước danh hiệu công an nhân dân; ngày 7.11.2014 bị khởi tố, bắt tạm giam. Ngày 13.2.2015, Như được thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú; đến 28.12.2017, Cơ quan CSĐT bắt tạm giam Như trở lại.
Nguồn Thanhnien
No comments:
Post a Comment