Việc bắt giữ ông Meng là động thái táo bạo của Trung Quốc, tờ New York Times nhận định.
Meng Hongwei, chủ tịch Interpol kiêm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Trong một động thái bất ngờ hôm 7.10, Trung Quốc thông báo rằng vị chủ tịch mất tích của Interpol, ông Meng Hongwei, đang bị điều tra vi phạm pháp luật và thuộc giám sát của một cơ quan chống tham nhũng liên kết với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tin liên quan: Trung Quốc tuyên bố đang bắt giữ giám đốc Interpol Meng Hongwei
Thông báo được đăng tải trực tuyến bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát về tham nhũng và bất trung trong chính trị, của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vài giờ sau, Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế) cho biết họ đã nhận được đơn từ chức “có hiệu lực ngay lập tức” của ông Meng.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Interpol yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả lời về nơi ở của ông Meng, người được báo cáo mất tích hôm thứ 5.
Việc bắt giữ Meng, 64 tuổi, là động thái táo bạo của Trung Quốc, tờ New York Times nhận định.
Theo đó, Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng nắm giữ các vai trò lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế. Việc ông Meng được bổ nhiệm làm chủ tịch Interpol vào tháng 11.2016 được coi là bước đi đầu tiên thể hiện mong muốn này của Trung Quốc. (Ông Meng là người Trung Quốc đầu tiên đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế).
Tuy nhiên, việc bắt giữ ông Meng dường như đã làm suy yếu chiến dịch này của Trung Quốc.
Quyết định bổ nhiệm ông Meng được coi là một thành tựu của Trung Quốc và dấu hiệu của sự hiện diện quốc tế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này, theo Julian Ku, giáo sư nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với luật pháp quốc tế tại trường dại học Hofstra, Mỹ.
Trong khi Trung Quốc mong muốn đưa công dân của mình vào các vị trí hàng đầu khác tại các tổ chức toàn cầu, việc ông Meng “mất tích” mà Interpol không được thông báo sẽ làm suy yếu nỗ lực vươn ra toàn cầu của Trung Quốc, ông Ku bình luận.
“Một tổ chức quốc tế khó có thể cảm thấy thoải mái khi bổ nhiệm người Trung Quốc mà không lo ngại điều này có thể xảy ra”, giáo sư nói với New York Times.
Ông Meng là người Trung Quốc đầu tiên đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế
Bên cạnh chức vụ chủ tịch Interpol, Meng cũng đang làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc có thể giam giữ các quan chức đảng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để điều tra. Ủy ban thường kết thúc một cuộc điều tra với việc khai trừ đảng viên ra khỏi đảng, nêu rõ vi phạm của đảng viên và chuyển người này cho hệ thống tư pháp để truy tố hình sự.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi rộng, len lỏi vào mọi cấp độ của đảng.
Việc ông Meng bị bắt giữ có nghĩa là mong muốn thay đổi từ bên trong của đảng Cộng sản Trung Quốc còn lớn hơn sự lo ngại về tính hợp pháp hoặc minh bạch quốc tế.
Động thái bắt giữ ông Meng “cho thấy những lo ngại trong nước được đánh giá cao hơn lo ngại quốc tế”, ông Ku nói thêm.
Trung Quốc cáo buộc ông Meng “cố ý nhận hối lộ và một mình hành động”
Theo tin tức mới nhất, Trung Quốc cáo buộc ông Meng cố ý nhận hối lộ, nhấn mạnh “ông Meng tự ý hành động một mình, có nghĩa là ông này phải tự trách mình khi để chính quyền Bắc Kinh vào cuộc”.
Đã có nhiều cuộc điều tra về các nhân vật nổi bật trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc.
“Điều gì tôi thấy thú vị nhất về vụ bắt giữ Meng Hongwei là nó cho thấy quan chức cấp cao vẫn tiếp tục bị bắt giữ”, Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ), nói.
Việc các quan chức do chính ông Tập chỉ định bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng đặt ra nhiều câu hỏi, theo bà Economy. “Liệu có phải ông Tập có quá ít “quan chức sạch” để chọn? Các quan chức được bổ nhiệm có được đánh giá đầy đủ trước khi thăng chức? Chiến dịch chống tham nhũng phải chăng chỉ là cách để ngăn các quan chức này không tiếp tục tham nhũng nữa?”
Maggie Lewis, giáo sư tại Đại học Luật Seton Hall ở Mỹ, nói rằng vụ bắt giữ Meng cho thấy “không ai an toàn”. Điều này có thể khiến các quan chức Trung Quốc khác ở nước ngoài “xem xét lại kế hoạch di chuyển của họ”, Lewis nói với New York Times.
Nguồn 24H
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin quốc tế
Meng Hongwei, chủ tịch Interpol kiêm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Trong một động thái bất ngờ hôm 7.10, Trung Quốc thông báo rằng vị chủ tịch mất tích của Interpol, ông Meng Hongwei, đang bị điều tra vi phạm pháp luật và thuộc giám sát của một cơ quan chống tham nhũng liên kết với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tin liên quan: Trung Quốc tuyên bố đang bắt giữ giám đốc Interpol Meng Hongwei
Thông báo được đăng tải trực tuyến bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát về tham nhũng và bất trung trong chính trị, của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vài giờ sau, Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế) cho biết họ đã nhận được đơn từ chức “có hiệu lực ngay lập tức” của ông Meng.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Interpol yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả lời về nơi ở của ông Meng, người được báo cáo mất tích hôm thứ 5.
Việc bắt giữ Meng, 64 tuổi, là động thái táo bạo của Trung Quốc, tờ New York Times nhận định.
Theo đó, Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng nắm giữ các vai trò lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế. Việc ông Meng được bổ nhiệm làm chủ tịch Interpol vào tháng 11.2016 được coi là bước đi đầu tiên thể hiện mong muốn này của Trung Quốc. (Ông Meng là người Trung Quốc đầu tiên đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế).
Tuy nhiên, việc bắt giữ ông Meng dường như đã làm suy yếu chiến dịch này của Trung Quốc.
Quyết định bổ nhiệm ông Meng được coi là một thành tựu của Trung Quốc và dấu hiệu của sự hiện diện quốc tế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này, theo Julian Ku, giáo sư nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với luật pháp quốc tế tại trường dại học Hofstra, Mỹ.
Trong khi Trung Quốc mong muốn đưa công dân của mình vào các vị trí hàng đầu khác tại các tổ chức toàn cầu, việc ông Meng “mất tích” mà Interpol không được thông báo sẽ làm suy yếu nỗ lực vươn ra toàn cầu của Trung Quốc, ông Ku bình luận.
“Một tổ chức quốc tế khó có thể cảm thấy thoải mái khi bổ nhiệm người Trung Quốc mà không lo ngại điều này có thể xảy ra”, giáo sư nói với New York Times.
Ông Meng là người Trung Quốc đầu tiên đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế
Bên cạnh chức vụ chủ tịch Interpol, Meng cũng đang làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc có thể giam giữ các quan chức đảng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để điều tra. Ủy ban thường kết thúc một cuộc điều tra với việc khai trừ đảng viên ra khỏi đảng, nêu rõ vi phạm của đảng viên và chuyển người này cho hệ thống tư pháp để truy tố hình sự.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi rộng, len lỏi vào mọi cấp độ của đảng.
Việc ông Meng bị bắt giữ có nghĩa là mong muốn thay đổi từ bên trong của đảng Cộng sản Trung Quốc còn lớn hơn sự lo ngại về tính hợp pháp hoặc minh bạch quốc tế.
Động thái bắt giữ ông Meng “cho thấy những lo ngại trong nước được đánh giá cao hơn lo ngại quốc tế”, ông Ku nói thêm.
Trung Quốc cáo buộc ông Meng “cố ý nhận hối lộ và một mình hành động”
Theo tin tức mới nhất, Trung Quốc cáo buộc ông Meng cố ý nhận hối lộ, nhấn mạnh “ông Meng tự ý hành động một mình, có nghĩa là ông này phải tự trách mình khi để chính quyền Bắc Kinh vào cuộc”.
Đã có nhiều cuộc điều tra về các nhân vật nổi bật trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc.
“Điều gì tôi thấy thú vị nhất về vụ bắt giữ Meng Hongwei là nó cho thấy quan chức cấp cao vẫn tiếp tục bị bắt giữ”, Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ), nói.
Việc các quan chức do chính ông Tập chỉ định bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng đặt ra nhiều câu hỏi, theo bà Economy. “Liệu có phải ông Tập có quá ít “quan chức sạch” để chọn? Các quan chức được bổ nhiệm có được đánh giá đầy đủ trước khi thăng chức? Chiến dịch chống tham nhũng phải chăng chỉ là cách để ngăn các quan chức này không tiếp tục tham nhũng nữa?”
Maggie Lewis, giáo sư tại Đại học Luật Seton Hall ở Mỹ, nói rằng vụ bắt giữ Meng cho thấy “không ai an toàn”. Điều này có thể khiến các quan chức Trung Quốc khác ở nước ngoài “xem xét lại kế hoạch di chuyển của họ”, Lewis nói với New York Times.
Nguồn 24H
No comments:
Post a Comment