Vụ bà Lê Thị Hồng Phượng tưới xăng lên người giữa trụ sở Thanh tra Chính phủ làm cho nhiều cán bộ có tâm giật mình: Vì đâu một vụ cướp đất ngay tại TPHCM lại có thể được bưng bít trong suốt một thời gian dài đến 41 năm!
Mà vụ này, đâu phải TW không quan tâm: 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo.
Trước giải phóng, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng sở hữu 16.000 m2 đất tại Bình Trị Đông, Bình Chánh. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nằm 1974, gia đình bà san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án Khu thương xá.
Đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, phần đất này được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Sau khi đất nước ổn định, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục khiếu nại đòi lại phần đất trên nhưng vụ việc này chưa được giải quyết dứt điểm.
Thậm chí, chính quyền TP HCM hồi đó còn câu kết với nhau, lấy đất chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ – nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh, hiện nay ông Nhờ đã mang khu đất này chia thành 24 phần đất nền. Hiện các căn nhà mặt tiền mà ông Nhờ cất trên đất chiếm của gia đình bà Phượng đang được cho thuê, mỗi năm thu nhiều tỷ đồng.
Tương tự, phần đất còn lại diện tích gần 10.000m2 cũng được TPHCM cho công ty Mitaco (doanh nghiệp cũng của UBND TPHCM) thuê không qua đấu giá chỉ với giá khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chiếm đất trong tay, Mitaco đem cho thuê lại hưởng chênh lệch giá gần 200 lần!
Bà Phượng cho biết bà đã đấu tranh suốt 41 năm qua, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo nhưng vẫn không được giải quyết! Bần cùng đến mức bà Phượng phải mang dao vào đòi tự tử khi làm việc với cơ quan TTCP, thậm chí bà còn mang xăng đòi tự thiêu để mong được ban chút công đạo.
Sự việc sẽ mãi chìm trong im lặng nếu Nguyên Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín không bị khởi tố về việc tiếp tay cho nhóm lợi ích biến hàng loạt khu đất công vàng sang tư nhân. Sau khi y bị bắt thì hồ sơ về y trong vụ cướp đất chấn động mới bị bại lộ.
Khi tên ông Tín còn tại vị, dù Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ ràng, Thanh tra TPHCM lẫn TTCP đều vạch rõ từng sai phạm của Nguyễn Văn Nhờ và Nguyễn Hữu Tín cùng đồng bọn nhưng tất cả đều bị ém sạch.
Nguyễn Hữu Tín đứng về phe Nguyễn Văn Nhờ, bác sạch khiếu nại của dân oan. Thậm chí, ông Tín ác đến mức, khi bà Phượng được chính quyền cấp huyện trả lại 504m2 đất (trong tổng số 16.000m2 bị cướp) thì ngay kịp thời nẫng tay trên, thò tay ký vào quyết định giao đất này cho Nguyễn Văn Nhờ.
Bất nhân tới mức, khi gia đình bà Phượng vay mượn mua lại một cái nhà trên nền đất bị cướp thì Nguyễn Văn Nhờ và đàn em xông vào giật sập đuổi ra đường. Chuyện này ông Tín biết nhưng nhắm mắt làm nhơ cho Nguyễn Văn Nhờ. Bà Phượng càng kêu cứu, Trung ương càng chỉ đạo thì thuộc cấp của ông Tín càng lúc càng giàu.
Năm 2013, ông Tín thò bút máu lạnh lùng ký vào quyết định bác đơn. Để rồi hôm nay, sau lần chỉ đạo thứ 5 của ông Trương Hòa Bình và là lần thứ 6 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ra văn bản, tất cả đều lộ sáng:
Không hề có chuyện chính quyền thu hồi đất của gia đình bà Phượng. Không hề có tịch thu, trưng thu. Không hề có quản lý. Chỉ là đám đối tượng nhảy xổ vào đuổi dân ra rồi đè lên tài sản ấy. Bây giờ mọi việc đã rõ, không biết Tín và đám tham mưu sẽ bị xử lý như nào?
Lịch sử vẫn có những sai lầm mang tính chất lịch sử. Nhưng trong trường hợp cụ thể của gia đình bà Phượng, thì xuất hiện những kẻ lợi dụng sai lầm này để vơ vét cho đầy túi. Ông Tín rồi sẽ vào lò. Nhưng một mình y là chưa đủ.
Tuế Trần
Pháp luật
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
Mà vụ này, đâu phải TW không quan tâm: 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo.
Trước giải phóng, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng sở hữu 16.000 m2 đất tại Bình Trị Đông, Bình Chánh. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nằm 1974, gia đình bà san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án Khu thương xá.
Đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, phần đất này được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Sau khi đất nước ổn định, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục khiếu nại đòi lại phần đất trên nhưng vụ việc này chưa được giải quyết dứt điểm.
Thậm chí, chính quyền TP HCM hồi đó còn câu kết với nhau, lấy đất chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ – nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh, hiện nay ông Nhờ đã mang khu đất này chia thành 24 phần đất nền. Hiện các căn nhà mặt tiền mà ông Nhờ cất trên đất chiếm của gia đình bà Phượng đang được cho thuê, mỗi năm thu nhiều tỷ đồng.
Tương tự, phần đất còn lại diện tích gần 10.000m2 cũng được TPHCM cho công ty Mitaco (doanh nghiệp cũng của UBND TPHCM) thuê không qua đấu giá chỉ với giá khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chiếm đất trong tay, Mitaco đem cho thuê lại hưởng chênh lệch giá gần 200 lần!
Bà Phượng cho biết bà đã đấu tranh suốt 41 năm qua, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo nhưng vẫn không được giải quyết! Bần cùng đến mức bà Phượng phải mang dao vào đòi tự tử khi làm việc với cơ quan TTCP, thậm chí bà còn mang xăng đòi tự thiêu để mong được ban chút công đạo.
Sự việc sẽ mãi chìm trong im lặng nếu Nguyên Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín không bị khởi tố về việc tiếp tay cho nhóm lợi ích biến hàng loạt khu đất công vàng sang tư nhân. Sau khi y bị bắt thì hồ sơ về y trong vụ cướp đất chấn động mới bị bại lộ.
Khi tên ông Tín còn tại vị, dù Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ ràng, Thanh tra TPHCM lẫn TTCP đều vạch rõ từng sai phạm của Nguyễn Văn Nhờ và Nguyễn Hữu Tín cùng đồng bọn nhưng tất cả đều bị ém sạch.
Nguyễn Hữu Tín đứng về phe Nguyễn Văn Nhờ, bác sạch khiếu nại của dân oan. Thậm chí, ông Tín ác đến mức, khi bà Phượng được chính quyền cấp huyện trả lại 504m2 đất (trong tổng số 16.000m2 bị cướp) thì ngay kịp thời nẫng tay trên, thò tay ký vào quyết định giao đất này cho Nguyễn Văn Nhờ.
Bất nhân tới mức, khi gia đình bà Phượng vay mượn mua lại một cái nhà trên nền đất bị cướp thì Nguyễn Văn Nhờ và đàn em xông vào giật sập đuổi ra đường. Chuyện này ông Tín biết nhưng nhắm mắt làm nhơ cho Nguyễn Văn Nhờ. Bà Phượng càng kêu cứu, Trung ương càng chỉ đạo thì thuộc cấp của ông Tín càng lúc càng giàu.
Năm 2013, ông Tín thò bút máu lạnh lùng ký vào quyết định bác đơn. Để rồi hôm nay, sau lần chỉ đạo thứ 5 của ông Trương Hòa Bình và là lần thứ 6 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ra văn bản, tất cả đều lộ sáng:
Không hề có chuyện chính quyền thu hồi đất của gia đình bà Phượng. Không hề có tịch thu, trưng thu. Không hề có quản lý. Chỉ là đám đối tượng nhảy xổ vào đuổi dân ra rồi đè lên tài sản ấy. Bây giờ mọi việc đã rõ, không biết Tín và đám tham mưu sẽ bị xử lý như nào?
Lịch sử vẫn có những sai lầm mang tính chất lịch sử. Nhưng trong trường hợp cụ thể của gia đình bà Phượng, thì xuất hiện những kẻ lợi dụng sai lầm này để vơ vét cho đầy túi. Ông Tín rồi sẽ vào lò. Nhưng một mình y là chưa đủ.
Tuế Trần
No comments:
Post a Comment