Đến hẹn lại lên, mỗi kỳ họp thành viên chính phủ và các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn đều phải trả lời các chất vấn của các đại biểu Quốc hội, những người đang mang sứ mệnh là đại điện cho nhân dân.
Các Bộ trưởng, Trưởng ngành chịu sự giám sát của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và toàn xã hội, trong đó không gian mạng đã được Bộ trưởng 4T khẳng định là xã hội thật chớ không còn ảo, cũng là kênh giám sát và phản biện các chức danh này gay gắt. Đó là những gì chúng ta đang nhận diện không quá khó vì chất lượng điều hành đi thẳng ra cuộc sống nên các vị này bị soi kỹ và có phần khắc nghiệt là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nhân dân lại có phần lơi lỏng cho những người “mang danh“ là đại diện cho mình. Nhìn bao quát nghị trường hiện nay có 5 nhóm Đại biểu Quốc hội : Đại biểu các cơ quan Quốc hội; Đại biểu các cơ quan Chính phủ; Đại biểu tại địa phương; Đại biểu các cơ quan Đảng; Đại biểu tự ứng cử. Chất lượng theo cơ cấu khác nhau dẫn đến trình độ nhận thức khác nhau và bản lĩnh cũng vì thế mà mạnh yếu khác nhau.
Tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh “Ai thật sự giám sát các hoạt động của Đại biểu Quốc hội”. Trên thực tế Đảng vẫn chỉ đạo số đông đại biểu của dân nên kênh giám sát của Đảng vẫn là kênh chính danh hàng đầu. Tuy nhiên với chức năng của Quốc hội đã hiến định thì Đại biểu Quốc hội có những quyền năng không hề nhỏ vì vậy nếu không tiến hành giám sát họ thì trách nhiệm của họ sẽ là tỷ lệ nghịch với quyền lợi của dân.
Mà quyền lợi của nhân dân nhiều lúc nhiều nơi là đối lập với quyền lợi của Đại biểu Quốc hội nơi họ đang công tác. Ví dụ : Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 ngày đầu kỳ họp không nêu ra bất kỳ sự phi lý của các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân Thành phố về sự vô pháp trong thu hồi đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bởi số đông Đại biểu Quốc hội trong đó đang làm “quan“ tại các cơ quan thuộc đảng bộ và chính quyền thành phố.
Với cơ cấu và thành phần như vậy, các đại biểu đang nắm vận mệnh của đất nước và nhân dân khi xây dựng thể chế, giám sát và quyết định các vấn đề lớn của đất nước. Hiện nay thật sự chưa có 1 cơ chế giám sát hiệu quả nào để các Đại biểu Quốc hội thực hiện đúng các lời hứa trước cử tri khi lãnh trách nhiệm đại diện cho họ.
Không ít đại biểu chỉ làm nhiệm vụ “gật” và “bỏ phiếu tín nhiệm cao” cho những chức danh năng lực chưa đáp ứng. Có những Đại biểu Quốc hội không đi bảo vệ quyền lợi cho cử tri nơi ứng cử mà đi bảo vệ cho những chức danh thuộc ngành dọc quản lý họ …
Nếu có một cơ chế buộc các Đại biể Quốc hội phải thật sự là đại diện hợp pháp chính danh cho cử tri chỉ còn là sự minh bạch trong hoạt động của Đại biểu Quốc hội và định kỳ cử tri sẽ chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm người đại diện của mình tại Quốc hội.
Chỉ cần Đảng thấy điều đó thật sự có ý nghĩa cho đất nước thì cơ chế ràng buộc Đại biểu Quốc hội phụng sự quyền lợi chính đáng của cử tri sẽ được Nhân Dân kích hoạt.
Trần Hoàng Hải
Chính trị
,
Tin trong nước
Các Bộ trưởng, Trưởng ngành chịu sự giám sát của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và toàn xã hội, trong đó không gian mạng đã được Bộ trưởng 4T khẳng định là xã hội thật chớ không còn ảo, cũng là kênh giám sát và phản biện các chức danh này gay gắt. Đó là những gì chúng ta đang nhận diện không quá khó vì chất lượng điều hành đi thẳng ra cuộc sống nên các vị này bị soi kỹ và có phần khắc nghiệt là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nhân dân lại có phần lơi lỏng cho những người “mang danh“ là đại diện cho mình. Nhìn bao quát nghị trường hiện nay có 5 nhóm Đại biểu Quốc hội : Đại biểu các cơ quan Quốc hội; Đại biểu các cơ quan Chính phủ; Đại biểu tại địa phương; Đại biểu các cơ quan Đảng; Đại biểu tự ứng cử. Chất lượng theo cơ cấu khác nhau dẫn đến trình độ nhận thức khác nhau và bản lĩnh cũng vì thế mà mạnh yếu khác nhau.
Tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh “Ai thật sự giám sát các hoạt động của Đại biểu Quốc hội”. Trên thực tế Đảng vẫn chỉ đạo số đông đại biểu của dân nên kênh giám sát của Đảng vẫn là kênh chính danh hàng đầu. Tuy nhiên với chức năng của Quốc hội đã hiến định thì Đại biểu Quốc hội có những quyền năng không hề nhỏ vì vậy nếu không tiến hành giám sát họ thì trách nhiệm của họ sẽ là tỷ lệ nghịch với quyền lợi của dân.
Mà quyền lợi của nhân dân nhiều lúc nhiều nơi là đối lập với quyền lợi của Đại biểu Quốc hội nơi họ đang công tác. Ví dụ : Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 ngày đầu kỳ họp không nêu ra bất kỳ sự phi lý của các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân Thành phố về sự vô pháp trong thu hồi đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bởi số đông Đại biểu Quốc hội trong đó đang làm “quan“ tại các cơ quan thuộc đảng bộ và chính quyền thành phố.
Với cơ cấu và thành phần như vậy, các đại biểu đang nắm vận mệnh của đất nước và nhân dân khi xây dựng thể chế, giám sát và quyết định các vấn đề lớn của đất nước. Hiện nay thật sự chưa có 1 cơ chế giám sát hiệu quả nào để các Đại biểu Quốc hội thực hiện đúng các lời hứa trước cử tri khi lãnh trách nhiệm đại diện cho họ.
Không ít đại biểu chỉ làm nhiệm vụ “gật” và “bỏ phiếu tín nhiệm cao” cho những chức danh năng lực chưa đáp ứng. Có những Đại biểu Quốc hội không đi bảo vệ quyền lợi cho cử tri nơi ứng cử mà đi bảo vệ cho những chức danh thuộc ngành dọc quản lý họ …
Nếu có một cơ chế buộc các Đại biể Quốc hội phải thật sự là đại diện hợp pháp chính danh cho cử tri chỉ còn là sự minh bạch trong hoạt động của Đại biểu Quốc hội và định kỳ cử tri sẽ chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm người đại diện của mình tại Quốc hội.
Chỉ cần Đảng thấy điều đó thật sự có ý nghĩa cho đất nước thì cơ chế ràng buộc Đại biểu Quốc hội phụng sự quyền lợi chính đáng của cử tri sẽ được Nhân Dân kích hoạt.
Trần Hoàng Hải
No comments:
Post a Comment