Một vài căn nhà bị hư hại do đất chuồi tại Nha Trang, 18 tháng 11.
Hậu quả thảm khốc của trận mưa lớn sáng 18 tháng 11 năm 2018 trút xuống thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khiến người Việt sửng sốt, bàng hoàng.
Tuy nằm sát biển nhưng Nha Trang bị ngập nặng, lũ lớn, chưa kể đất đá từ các triền núi, sườn đồi đổ xuống, vùi lấp nhà cửa, đường sá.
Tính đến giữa ngày 19 tháng 11 năm 2018 đã có 13 người chết, 23 người bị thương, chưa kể vẫn còn bốn người mất tích và khả năng cả bốn đã tử nạn gần như chắc chắn.
Các viên chức hữu trách trong lĩnh vực dự báo khí tượng – thủy văn bảo rằng, trận mưa vừa kể thuộc loại hiếm có, chỉ trong sáu tiếng, vũ lượng đạt tới 319 mm.
Tuy nhiên mưa lớn, vũ lượng cao trong một khoảng thời gian ngắn không phải là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa kinh khủng như thế.
Lý do Nha Trang ngập lụt nặng nề là do đô thị hóa nhanh, lũ mạnh, sạt lở khắp nơi là vì độ dốc của triền núi, sườn đồi lớn nhưng ít cây cối, nước cuồn cuộn đổ từ trên cao xuống thấp, dễ dàng cuốn theo đất, đá (1).
Biến đối khí hậu có thể làm thời tiết trở nên dị thường, khắc nghiệt hơn nhưng trận mưa ngày 18 tháng 11 năm 2018 ở Nha Trang trở thành thảm họa, gieo rắc chết chóc, phá hủy tài sản của cả cá nhân lẫn cộng đồng là do con người. Chính xác là do những qui hoạch thiển cận, duy lợi không thể ngăn chặn vì không truy cứu trách nhiệm.
Sau trận mưa lớn ngày 18 tháng 11, một số viên chức hữu trách ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, bảo với báo giới, hậu quả “bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng” (2).
“Bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng” không phải là những yếu tố miễn trừ trách nhiệm. Các viên chức hữu trách ở Nha Trang và Khánh Hòa có nghĩa vụ phải thấy trước để chủ động ngăn ngừa những thảm họa loại này khi qui hoạch – phê duyệt – cho phép thực hiện hàng loạt dự án.
Nếu đừng bất chấp những cảnh báo về môi trường, hệ sinh thái của thành phố Nha Trang, vịnh Nha Trang, đừng phê duyệt – cho phép thực hiện vô số dự án từng bị khuyến cáo là không ổn, thành phố Nha Trang sẽ không ngập sâu trên diện rộng, lũ không khủng khiếp, núi đồi không sạt lở nhiều đến vậy.
Trong 13 người uổng tử, có sáu nạn nhân ngụ tại xã Phước Đồng, ba ngụ ở phường Vĩnh Hòa, hai ngụ ở phường Vĩnh Trường, hai ngụ ở phường Vĩnh Thọ. Cả sáu nạn nhân ngụ tại xã Phước Đồng mất mạng trong vụ sạt lở hôm 18 tháng 11 năm 2018 đều từng cư trú ở chỗ khác, sau khi bị giải tỏa nhà – thu hồi đất để giao cho các chủ đầu tư, họ cùng với nhiều gia đình đồng cảnh tìm đến chân dãy núi Hòn Rơ dựng nhà tạm để có chỗ chui ra, chui vào. Ba nạn nhân cư trú ở phường Vĩnh Hòa uổng mạng là vì hồ chứa nước của Khu Dân cư cao cấp Hoàng Phú đột ngột vỡ. Những Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ bị lũ lớn, sạt lở, dân lành thiệt mạng đều gắn với các dự án đình đám: Dự án Trồng rừng – Nuôi rong biển kết hợp Du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa, Dự án Champarama Resort & Spa, Dự án Ocean View, Dự án Công viên Văn hóa – Giải trí – Thể thao Nha Trang Sao,…
Giống như nhiều tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam, thành phố Nha Trang nát bét vì qui hoạch nhưng không ai có thể cản được các dự án cho dù lợi ích kinh tế vẫn nằm ở tương lai còn đại họa thì đã hiển hiện ở đủ mọi khía cạnh: Xã hội bất ổn, nhân tâm ly tán, hạ tầng rạn vỡ, môi trường, hệ sinh thái suy sụp, không có khả năng cứu vãn.
Tháng 4 năm 2014, chính quyền tỉnh Khánh Hòa công bố qui hoạch vịnh Nha Trang. Theo đó, tám dự án trong qui hoạch này đều xâm lấn vịnh Nha Trang – danh lam, thắng cảnh quốc gia. Các Kiến trúc sư và Đô thị gia gọi qui hoạch đó là kế hoạch “phá” Nha Trang, bê tông hóa bờ vịnh tuyệt đẹp với dải cây xanh, cát trắng, nắng vàng thành khu vực lộng lẫy nhưng ngược hướng với phúc lợi công cộng mà mọi người được hưởng từ xưa đến giờ (3)…
Dự tính “phá” Nha Trang tưởng đã bị vứt bỏ nhưng đúng ba năm sau – tháng 4 năm 2017 – dự tính “phá” Nha Trang chính thức xuất hiện trong “Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000”. Lần này, tuy chính quyền tỉnh Khánh Hòa bảo rằng, “Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000” là sản phẩm của các “chuyên gia quốc tế” nhưng sau khi đối chiếu, các Kiến trúc sư, Đô thị gia khẳng định, quy hoạch vừa kể là “anh em song sinh” với qui hoạch mà họ đã từng khuyến cáo nên loại bỏ hồi 2014 vì chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của “nhà đầu tư” (4).
Đâu chỉ có thế. Bên cạnh các qui hoạch bít hết tất cả lối thoát cho phát triển bền vững ở tương lai, giống như nhiều tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam, Nha Trang còn có hàng loạt dự án đang được triển khai ồ ạt với rất nhiều dấu hiệu bất minh: Trực tiếp giao đất cho nhà đầu tư mà không tổ chức đấu thầu. Bỏ qua – không thu thập đủ góp ý từ các ngành hữu trách. Làm ngơ để các chủ đầu tư tự do lấp hàng chục héc ta mặt biển, xây dựng đủ thứ trên đó.
Tháng 4 vừa qua, chính phủ Việt Nam yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hòa kiểm tra – báo cáo, Thủ tướng Việt Nam thì ra lệnh xem xét – truy cứu trách nhiệm những cá nhân để xảy ra các sai phạm như vừa kể và báo cáo trước ngày 30 tháng này (5). Trong những báo cáo ấy chắc chắn không có tương quan giữa qui hoạch, các dự án đã được phép thực hiện với thảm họa vừa xảy ra, dù rằng lấn biển, cho phép xây dựng đủ thứ dọc bờ biển, trên các triền núi, sườn đồi như Dự án Bảo Đại Resort Nha Trang (6) rõ ràng là nhân – quả với lụt, lũ, sạt lở hôm 18 tháng 11 năm 2018.
Uổng tử không phải do Trời mà vì những qui hoạch, dự án bất chấp hậu quả là chết oan. Song vẫn giống như trước hết tại chỗ này tới ở chỗ khác tại Việt Nam, sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm, dù số nạn nhân không dưới hàng chục, số gia đình nhà tan, cửa nát, trắng tay vượt mức hàng trăm!
Nguồn VOA
Môi trường
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Hậu quả thảm khốc của trận mưa lớn sáng 18 tháng 11 năm 2018 trút xuống thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khiến người Việt sửng sốt, bàng hoàng.
Tuy nằm sát biển nhưng Nha Trang bị ngập nặng, lũ lớn, chưa kể đất đá từ các triền núi, sườn đồi đổ xuống, vùi lấp nhà cửa, đường sá.
Tính đến giữa ngày 19 tháng 11 năm 2018 đã có 13 người chết, 23 người bị thương, chưa kể vẫn còn bốn người mất tích và khả năng cả bốn đã tử nạn gần như chắc chắn.
Các viên chức hữu trách trong lĩnh vực dự báo khí tượng – thủy văn bảo rằng, trận mưa vừa kể thuộc loại hiếm có, chỉ trong sáu tiếng, vũ lượng đạt tới 319 mm.
Tuy nhiên mưa lớn, vũ lượng cao trong một khoảng thời gian ngắn không phải là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa kinh khủng như thế.
Lý do Nha Trang ngập lụt nặng nề là do đô thị hóa nhanh, lũ mạnh, sạt lở khắp nơi là vì độ dốc của triền núi, sườn đồi lớn nhưng ít cây cối, nước cuồn cuộn đổ từ trên cao xuống thấp, dễ dàng cuốn theo đất, đá (1).
Biến đối khí hậu có thể làm thời tiết trở nên dị thường, khắc nghiệt hơn nhưng trận mưa ngày 18 tháng 11 năm 2018 ở Nha Trang trở thành thảm họa, gieo rắc chết chóc, phá hủy tài sản của cả cá nhân lẫn cộng đồng là do con người. Chính xác là do những qui hoạch thiển cận, duy lợi không thể ngăn chặn vì không truy cứu trách nhiệm.
Sau trận mưa lớn ngày 18 tháng 11, một số viên chức hữu trách ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, bảo với báo giới, hậu quả “bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng” (2).
“Bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng” không phải là những yếu tố miễn trừ trách nhiệm. Các viên chức hữu trách ở Nha Trang và Khánh Hòa có nghĩa vụ phải thấy trước để chủ động ngăn ngừa những thảm họa loại này khi qui hoạch – phê duyệt – cho phép thực hiện hàng loạt dự án.
Nếu đừng bất chấp những cảnh báo về môi trường, hệ sinh thái của thành phố Nha Trang, vịnh Nha Trang, đừng phê duyệt – cho phép thực hiện vô số dự án từng bị khuyến cáo là không ổn, thành phố Nha Trang sẽ không ngập sâu trên diện rộng, lũ không khủng khiếp, núi đồi không sạt lở nhiều đến vậy.
Trong 13 người uổng tử, có sáu nạn nhân ngụ tại xã Phước Đồng, ba ngụ ở phường Vĩnh Hòa, hai ngụ ở phường Vĩnh Trường, hai ngụ ở phường Vĩnh Thọ. Cả sáu nạn nhân ngụ tại xã Phước Đồng mất mạng trong vụ sạt lở hôm 18 tháng 11 năm 2018 đều từng cư trú ở chỗ khác, sau khi bị giải tỏa nhà – thu hồi đất để giao cho các chủ đầu tư, họ cùng với nhiều gia đình đồng cảnh tìm đến chân dãy núi Hòn Rơ dựng nhà tạm để có chỗ chui ra, chui vào. Ba nạn nhân cư trú ở phường Vĩnh Hòa uổng mạng là vì hồ chứa nước của Khu Dân cư cao cấp Hoàng Phú đột ngột vỡ. Những Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ bị lũ lớn, sạt lở, dân lành thiệt mạng đều gắn với các dự án đình đám: Dự án Trồng rừng – Nuôi rong biển kết hợp Du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa, Dự án Champarama Resort & Spa, Dự án Ocean View, Dự án Công viên Văn hóa – Giải trí – Thể thao Nha Trang Sao,…
Giống như nhiều tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam, thành phố Nha Trang nát bét vì qui hoạch nhưng không ai có thể cản được các dự án cho dù lợi ích kinh tế vẫn nằm ở tương lai còn đại họa thì đã hiển hiện ở đủ mọi khía cạnh: Xã hội bất ổn, nhân tâm ly tán, hạ tầng rạn vỡ, môi trường, hệ sinh thái suy sụp, không có khả năng cứu vãn.
Tháng 4 năm 2014, chính quyền tỉnh Khánh Hòa công bố qui hoạch vịnh Nha Trang. Theo đó, tám dự án trong qui hoạch này đều xâm lấn vịnh Nha Trang – danh lam, thắng cảnh quốc gia. Các Kiến trúc sư và Đô thị gia gọi qui hoạch đó là kế hoạch “phá” Nha Trang, bê tông hóa bờ vịnh tuyệt đẹp với dải cây xanh, cát trắng, nắng vàng thành khu vực lộng lẫy nhưng ngược hướng với phúc lợi công cộng mà mọi người được hưởng từ xưa đến giờ (3)…
Dự tính “phá” Nha Trang tưởng đã bị vứt bỏ nhưng đúng ba năm sau – tháng 4 năm 2017 – dự tính “phá” Nha Trang chính thức xuất hiện trong “Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000”. Lần này, tuy chính quyền tỉnh Khánh Hòa bảo rằng, “Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000” là sản phẩm của các “chuyên gia quốc tế” nhưng sau khi đối chiếu, các Kiến trúc sư, Đô thị gia khẳng định, quy hoạch vừa kể là “anh em song sinh” với qui hoạch mà họ đã từng khuyến cáo nên loại bỏ hồi 2014 vì chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của “nhà đầu tư” (4).
Đâu chỉ có thế. Bên cạnh các qui hoạch bít hết tất cả lối thoát cho phát triển bền vững ở tương lai, giống như nhiều tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam, Nha Trang còn có hàng loạt dự án đang được triển khai ồ ạt với rất nhiều dấu hiệu bất minh: Trực tiếp giao đất cho nhà đầu tư mà không tổ chức đấu thầu. Bỏ qua – không thu thập đủ góp ý từ các ngành hữu trách. Làm ngơ để các chủ đầu tư tự do lấp hàng chục héc ta mặt biển, xây dựng đủ thứ trên đó.
Tháng 4 vừa qua, chính phủ Việt Nam yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hòa kiểm tra – báo cáo, Thủ tướng Việt Nam thì ra lệnh xem xét – truy cứu trách nhiệm những cá nhân để xảy ra các sai phạm như vừa kể và báo cáo trước ngày 30 tháng này (5). Trong những báo cáo ấy chắc chắn không có tương quan giữa qui hoạch, các dự án đã được phép thực hiện với thảm họa vừa xảy ra, dù rằng lấn biển, cho phép xây dựng đủ thứ dọc bờ biển, trên các triền núi, sườn đồi như Dự án Bảo Đại Resort Nha Trang (6) rõ ràng là nhân – quả với lụt, lũ, sạt lở hôm 18 tháng 11 năm 2018.
Uổng tử không phải do Trời mà vì những qui hoạch, dự án bất chấp hậu quả là chết oan. Song vẫn giống như trước hết tại chỗ này tới ở chỗ khác tại Việt Nam, sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm, dù số nạn nhân không dưới hàng chục, số gia đình nhà tan, cửa nát, trắng tay vượt mức hàng trăm!
Nguồn VOA
No comments:
Post a Comment