Có những sự việc xảy ra, một người dân bình thường có thể phân tích ngọn ngành vấn đề, đưa ra lý lẽ chặt chẽ, thuyết phục; nhưng một số vị quan nào đó lại chỉ biết trả lời “đang chờ cấp trên chỉ đạo”. Khi ấy, sự đối lập tạo ra cho chúng ta những nỗi lo hết sức đáng quan ngại.
Cầu Rạch Ráng, Cà Mau định thu phí đến hết tuổi thọ cầu?
Câu chuyện được nhắc đến là về cây cầu thu phí vô thời hạn tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Trong khi người dân vô cùng bức xúc, kêu khổ vì phải chịu phí qua cầu hằng ngày mà chưa rõ hồi kết; chính quyền địa phương nơi đây cũng chỉ mới biết “xin tiếp thu ý kiến người dân”.
Về bức xúc với cây cầu thu phí không thời hạn, một người dân tại Cà Mau chia sẻ rằng, việc xã hội hóa, vận động doanh nghiệp xây cầu đáp ứng nhu cầu qua lại của người dân là rất tốt. Tuy nhiên, việc thu phí không xác định thời hạn là vô lý: “Kinh tế khó khăn thì xã hội hóa là vấn đề đúng đắn. Nhưng xã hội hóa thì phải có thời hạn. Cầu này thu phí không thời hạn bà con đi lại tốn kém bao nhiêu tiền. Thử hỏi thu phí như vậy ai hưởng lợi”. Ngược lại, chính quyền huyện Trần Văn Thời, tỉnh Càu Mau đứng trước bức xúc của người dân cũng chỉ biết trả lời là chúng tôi đang đợi chính quyển tỉnh giải quyết, chúng tôi không đủ thẩm quyền…
Như vậy, xét về góc độ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh, chính quyền huyện Trần Văn Thời đang rất chậm chạp. Nhưng quan trọng hơn, xét về góc độ tầm nhìn chiến lược, chính quyền huyện này đang rất thiếu.
Không có tầm nhìn…
Với vị trí địa lý thuận lợi, cầu dân sinh Rạch Ráng bắc qua sông ông Đốc là tuyến đường tối ưu để di chuyển từ trung tâm thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) ra Quốc lộ 1A. Dự án xây dựng cầu là nhất thiết phải tiến hành, tác dụng của nó cũng được thể hiện là trong những năm qua, lưu lượng người dân sử dụng cây cầu là rất lớn, dù đây không phải là tuyến đường độc đạo.
Rõ ràng, về chủ trương xây dựng cây cầu Rạch Ráng, chính quyền tỉnh Cà Mau, cũng như chính quyền huyện Trần Văn Thời tỏ ra rất tức thời. Tuy nhiên, cái cách mà họ làm đến cùng chủ trương ấy thì lại không thể chấp nhận. Nói thẳng vào vấn đề, thời gian thu phí đối với dự án là một hạng mục bắt buộc phải được hoạch định khi phê duyệt dự án nào đó. Vậy tại sao nó lại thiếu khi chính quyền huyện Trần Văn Thời, Cà Mau triển khai dự án cầu Rạch Ráng?
Làm cho rõ thì mới biết, lúc đầu cây cầu này cũng được chỉ định là thu phí dự kiến trong 10 năm, nhưng sau đó, do đội vốn nên những điều chỉnh sau này “quên” bổ sung hạng mục thời gian dự kiến thu phí. Mà cũng chẳng biết họ “quên”, hay cố tình để biến thời gian thu phí thành vô hạn nữa.
Hiện nay, cầu Rạch Ráng (Cà Mau) đã thu phí được 8 năm, phần thời gian thu phí vẫn được “giấu nhẹm” thì đúng là trách nhiệm phải đặt hết lên vai chính quyền địa phương nơi đây rồi. Cứ từ chính quyền tỉnh đổ xuống chính quyền huyện và nhỏ hơn nữa là trách nhiệm cá nhân.
Dân người ta phản ứng là đúng quá! Làm gì có công trình nào được thu phí vô thời hạn. Cho dù có xây dựng theo hình thức xã hội hóa, BOT, BT,… hay bất kể là gì đi nữa thì cũng phải đến một lúc công trình được bàn giao và trở thành tài sản xã hội chung không thu phí. Như một người dân nhắc đến ban đầu đã trình bày lý lẽ rất thuyết phục rồi, “thu phí như vậy ai hưởng lợi”?
Thôi thì gọi tầm nhìn của mấy cán bộ huyện, tỉnh trong trường hợp này là tầm nhìn nửa vời đi. Đã xây được cầu phục vụ cho công việc, sinh hoạt của nhân dân là một quyết sách chuẩn, nhưng không quản lý được những tác động sau này của dự án đối với nhân dân thì chẳng phải là tự làm hỏng quyết sách hay ư?
Xấu hổ!
Trong một quốc gia, quyền lực tối cao nhất là của Nhân dân, nhưng trong tổ chức, quản lý Nhà nước, thì quyền lực ấy được đem chia cho những “người đại diện”. Với quyền lực ấy, những người đại diện này sẽ có thể đưa ra mọi quyết sách, đường lối phát triển cho quốc gia. Do vậy, cái tầm của những người đại diện phải thật cao, cao hơn mặt bằng chung xã hội, thì quốc gia mới có thể phát triển mạnh.
Ở đây, hãy đặt vào trường hợp của chính quyền địa phương các huyện, tỉnh. Chính quyền huyện, tỉnh mà có tầm nhìn thì dẫn dắt được người dân huyện, tỉnh mình đạt được những thành tựu phát triển đáng có. Để làm được điều ấy, nhất thiết những người lãnh đạo, cán bộ, thuộc bộ máy chính quyền phải có cái tâm, cái tầm cao hơn so với người dân.
Vậy mà với câu chuyện ở Cà Mau thì sao? Một người dân bình thường còn biết cây cầu thu phí vô hạn là không thể chấp nhận. Nhưng chính quyền huyện, tỉnh đã để việc ấy hiện hữu đến nay là 8 năm trời. Động thái duy nhất đến lúc này chỉ là đang tìm nhân lực đánh giá tuổi thọ cây cầu.
Bây giờ mới đánh giá thì há chẳng phải người dân đã chịu thiệt về vật chất, bị đe dọa về an toàn suốt 8 năm qua một cách vô lý hay sao? Tư duy của chính quyền địa phương kém cỏi hẳn so với một người dân bình thường như thế thì có xấu hổ quá không? Một cây cầu đã thể hiện sự thua kém, vậy còn bao nhiêu vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa phức tạp hơn, sao chính quyền huyện, tỉnh ở Cà Mau có thể giải quyết cho thấu đáo cho được. Hay các vị định làm mọi thứ cho qua loa, rồi đến lúc để người dân giải quyết hết hậu quả.
Không ổn rồi! Tầm nhìn kiểu này, hành động kiểu này thì thật không xứng đáng làm những người đại diện cho Nhân dân thêm một ngày, một giờ nào nữa đâu. Trong một “Chính phủ hành động” của thời đại công nghệ ngày hôm nay, chúng ta càng không thể chấp nhận một bộ phận có tầm nhìn hạn hẹp như thế.
Tin trong nước
,
Xã hội
Cầu Rạch Ráng, Cà Mau định thu phí đến hết tuổi thọ cầu?
Câu chuyện được nhắc đến là về cây cầu thu phí vô thời hạn tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Trong khi người dân vô cùng bức xúc, kêu khổ vì phải chịu phí qua cầu hằng ngày mà chưa rõ hồi kết; chính quyền địa phương nơi đây cũng chỉ mới biết “xin tiếp thu ý kiến người dân”.
Về bức xúc với cây cầu thu phí không thời hạn, một người dân tại Cà Mau chia sẻ rằng, việc xã hội hóa, vận động doanh nghiệp xây cầu đáp ứng nhu cầu qua lại của người dân là rất tốt. Tuy nhiên, việc thu phí không xác định thời hạn là vô lý: “Kinh tế khó khăn thì xã hội hóa là vấn đề đúng đắn. Nhưng xã hội hóa thì phải có thời hạn. Cầu này thu phí không thời hạn bà con đi lại tốn kém bao nhiêu tiền. Thử hỏi thu phí như vậy ai hưởng lợi”. Ngược lại, chính quyền huyện Trần Văn Thời, tỉnh Càu Mau đứng trước bức xúc của người dân cũng chỉ biết trả lời là chúng tôi đang đợi chính quyển tỉnh giải quyết, chúng tôi không đủ thẩm quyền…
Như vậy, xét về góc độ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh, chính quyền huyện Trần Văn Thời đang rất chậm chạp. Nhưng quan trọng hơn, xét về góc độ tầm nhìn chiến lược, chính quyền huyện này đang rất thiếu.
Không có tầm nhìn…
Với vị trí địa lý thuận lợi, cầu dân sinh Rạch Ráng bắc qua sông ông Đốc là tuyến đường tối ưu để di chuyển từ trung tâm thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) ra Quốc lộ 1A. Dự án xây dựng cầu là nhất thiết phải tiến hành, tác dụng của nó cũng được thể hiện là trong những năm qua, lưu lượng người dân sử dụng cây cầu là rất lớn, dù đây không phải là tuyến đường độc đạo.
Rõ ràng, về chủ trương xây dựng cây cầu Rạch Ráng, chính quyền tỉnh Cà Mau, cũng như chính quyền huyện Trần Văn Thời tỏ ra rất tức thời. Tuy nhiên, cái cách mà họ làm đến cùng chủ trương ấy thì lại không thể chấp nhận. Nói thẳng vào vấn đề, thời gian thu phí đối với dự án là một hạng mục bắt buộc phải được hoạch định khi phê duyệt dự án nào đó. Vậy tại sao nó lại thiếu khi chính quyền huyện Trần Văn Thời, Cà Mau triển khai dự án cầu Rạch Ráng?
Làm cho rõ thì mới biết, lúc đầu cây cầu này cũng được chỉ định là thu phí dự kiến trong 10 năm, nhưng sau đó, do đội vốn nên những điều chỉnh sau này “quên” bổ sung hạng mục thời gian dự kiến thu phí. Mà cũng chẳng biết họ “quên”, hay cố tình để biến thời gian thu phí thành vô hạn nữa.
Hiện nay, cầu Rạch Ráng (Cà Mau) đã thu phí được 8 năm, phần thời gian thu phí vẫn được “giấu nhẹm” thì đúng là trách nhiệm phải đặt hết lên vai chính quyền địa phương nơi đây rồi. Cứ từ chính quyền tỉnh đổ xuống chính quyền huyện và nhỏ hơn nữa là trách nhiệm cá nhân.
Dân người ta phản ứng là đúng quá! Làm gì có công trình nào được thu phí vô thời hạn. Cho dù có xây dựng theo hình thức xã hội hóa, BOT, BT,… hay bất kể là gì đi nữa thì cũng phải đến một lúc công trình được bàn giao và trở thành tài sản xã hội chung không thu phí. Như một người dân nhắc đến ban đầu đã trình bày lý lẽ rất thuyết phục rồi, “thu phí như vậy ai hưởng lợi”?
Thôi thì gọi tầm nhìn của mấy cán bộ huyện, tỉnh trong trường hợp này là tầm nhìn nửa vời đi. Đã xây được cầu phục vụ cho công việc, sinh hoạt của nhân dân là một quyết sách chuẩn, nhưng không quản lý được những tác động sau này của dự án đối với nhân dân thì chẳng phải là tự làm hỏng quyết sách hay ư?
Xấu hổ!
Trong một quốc gia, quyền lực tối cao nhất là của Nhân dân, nhưng trong tổ chức, quản lý Nhà nước, thì quyền lực ấy được đem chia cho những “người đại diện”. Với quyền lực ấy, những người đại diện này sẽ có thể đưa ra mọi quyết sách, đường lối phát triển cho quốc gia. Do vậy, cái tầm của những người đại diện phải thật cao, cao hơn mặt bằng chung xã hội, thì quốc gia mới có thể phát triển mạnh.
Ở đây, hãy đặt vào trường hợp của chính quyền địa phương các huyện, tỉnh. Chính quyền huyện, tỉnh mà có tầm nhìn thì dẫn dắt được người dân huyện, tỉnh mình đạt được những thành tựu phát triển đáng có. Để làm được điều ấy, nhất thiết những người lãnh đạo, cán bộ, thuộc bộ máy chính quyền phải có cái tâm, cái tầm cao hơn so với người dân.
Vậy mà với câu chuyện ở Cà Mau thì sao? Một người dân bình thường còn biết cây cầu thu phí vô hạn là không thể chấp nhận. Nhưng chính quyền huyện, tỉnh đã để việc ấy hiện hữu đến nay là 8 năm trời. Động thái duy nhất đến lúc này chỉ là đang tìm nhân lực đánh giá tuổi thọ cây cầu.
Bây giờ mới đánh giá thì há chẳng phải người dân đã chịu thiệt về vật chất, bị đe dọa về an toàn suốt 8 năm qua một cách vô lý hay sao? Tư duy của chính quyền địa phương kém cỏi hẳn so với một người dân bình thường như thế thì có xấu hổ quá không? Một cây cầu đã thể hiện sự thua kém, vậy còn bao nhiêu vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa phức tạp hơn, sao chính quyền huyện, tỉnh ở Cà Mau có thể giải quyết cho thấu đáo cho được. Hay các vị định làm mọi thứ cho qua loa, rồi đến lúc để người dân giải quyết hết hậu quả.
Không ổn rồi! Tầm nhìn kiểu này, hành động kiểu này thì thật không xứng đáng làm những người đại diện cho Nhân dân thêm một ngày, một giờ nào nữa đâu. Trong một “Chính phủ hành động” của thời đại công nghệ ngày hôm nay, chúng ta càng không thể chấp nhận một bộ phận có tầm nhìn hạn hẹp như thế.
No comments:
Post a Comment