Cập nhật tin tức nóng hổi

Không thể hồ sơ tâm thần là “kim bài miễn tử” để trốn tránh trách nhiệm hình sự

Chỉ với 85 triệu đồng, mà những đối tượng vi phạm pháp luật, đã có thể có hồ sơ bệnh án tâm thần, được cấp bởi một bệnh viện tâm thần. Nhằm mục đích trốn trách trách nhiệm, khi bị cơ quan công an phát hiện, điều tra và xử lý.

Tình trạng “bị tâm thần mà lúc bệnh, lúc không là chuyện bình thường.”

Trong phiên chất vấn chiều 31/10, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung ( đoàn Long An) đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Công an. Về việc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để một số đối tượng đang trốn tránh trách nhiệm hình sự sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
Không thể hồ sơ tâm thần là “kim bài miễn tử” để trốn tránh trách nhiệm hình sự
Bộ trưởng Bộ Y tế – Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn trước Quốc hội

Theo bà Dung, vụ việc phát hiện làm giả 78 hồ sơ bận án tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đã làm ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống tội phạm. Khi mà trong số đó có rất nhiều người vi phạm pháp luật, nhưng nhờ có được giấy chứng nhận tâm thần sau khi gây án.

“Thực tế cử tri đã bất bình khi có đối tượng nhiều lần bị bắt về tội trộm cắp tài sản. Lần nào trộm cắp cũng có tính toán chuẩn bị đường đi nước bước rất tinh vi. Nhưng cũng mỗi lần bị bắt thì có kết luận tâm thần nên không chịu trách nhiệm hình sự. Đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì 2 đến 3 tháng sau hết bệnh được bảo lãnh ra ngoài. Có thắc mắc hỏi thì được trả lời “bị tâm thần mà lúc bệnh, lúc không là chuyện bình thường.” – Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung thẳng thắn nói.

Trả lời chất vấn của đại biểu, sáng ngày 1/11 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xác nhận rằng vừa qua cơ quan công an đã phát hiện trường hợp 2 nhân viên Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, có hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần cho một số trường hợp.

Vụ việc này vẫn đang được điều tra, chưa có kết luận, nhưng Bộ trưởng cũng đã yêu cầu các bệnh viện tâm thần cũng như các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa trên toàn quốc rà soát, ngăn chặn lỗ hỏng làm giả hồ sơ bệnh án.

Bộ trưởng cũng cho biết, việc làm giả hồ sơ có 2 loại khác nhau. Loai thứ nhất là được làm giả ở những bệnh viện chuyên khoa về tâm thần như viện Tâm thần Trung ương 1, 2.

Loại thứ 2 là xảy ra tại các cơ sở giám định tâm thần, đây là cơ sở tiến hành giám định bệnh viện đối với những đối tượng đã có vấn đề phạm tội, nhưng có nghi ngờ về tâm thần nên cơ quan điều tra yêu cầu giám định. Trong quá trình giám định không chỉ có bác sĩ, bệnh nhân, mà cần có đại diện cơ quan công an đi cùng trong quá trình khám xét.

Qua đây, Bộ trưởng Tiến cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an trả lời về vấn đề các đối tượng hình sự cố tình chạy bệnh án tâm thần vì các bác sĩ, bệnh viện bên ngoài muốn làm giả hồ sơ cũng không dễ dàng. Cả 2 bộ cần phải phối hợp để xử lý hành vi đối với những người vi phạm trong 2 cơ quan này.

Không thể để những kẻ tâm thần cảm thấy “vinh dự và hả hê”

Bệnh tâm thần, thần kinh hay “điên” là cách gọi thông thường của một bệnh lý về vấn đề thần kinh không ổn định. Bệnh này có thể mắc phải từ bẩm sinh, phát sinh từ các yếu tố nội ngoại cảnh của xã hội, cuộc sống. Người bị bệnh tâm thần luôn luôn là nỗi đau và sự thiệt thòi cho chính bản thân họ, và cũng là nỗi đau, gánh nặng cho gia đình, xã hội, nên cần rất nhiều sự thương cảm, giúp đỡ.

Thế nên, trong quy định của pháp luật Việt Nam, luôn thể hiện sự bao dung mà đã đề ra những khung pháp lý riêng để có thể giúp đỡ và bảo vệ họ. Vì bệnh tâm thần là căn bệnh mà chưa bất kỳ một người bình thường nào trong xã hội này có thể cảm thấy đó là sự vinh dự.

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng những kẻ này chỉ cần một bộ hồ sơ giả, là có thể thoát được án tử, án chung thân. Và thậm chí, hiện nay tâm thần thực sự lại là một căn bệnh được một số kẻ cho đó là vinh dự, tự hào đến mức phải bỏ gần 100 triệu ra để chạy cho bằng được một hồ sơ bệnh án tâm thần giả.

Tại sao vậy? Khi mà xã hội mất đi sự trắng – đen, khi mà có những kẻ bất chất giả điên, coi thường sự tôn nghiêm của pháp luật mà sẵn sàng chạy án bằng con đường này.

Chỉ với 85 triệu đồng, mà những đối tượng vi phạm pháp luật, đã có thể có hồ sơ bệnh án tâm thần, được cấp bởi một bệnh viện tâm thần. Nhằm mục đích trốn trách trách nhiệm, khi bị cơ quan công an phát hiện, điều tra và xử lý.
Vừa qua cơ quan công an TP Hà Nội đã phát hiện hành vi làm giả hồ sơ ở bệnh viện tâm thần Trung ương 1
Vừa qua cơ quan công an TP Hà Nội đã phát hiện hành vi làm giả hồ sơ ở bệnh viện tâm thần Trung ương 1

Hồi tháng 8 vừa qua, cơ quan Công an TP Hà Nội đã phát hiện một đường dây chạy án bệnh tâm thần. Trong số 78 bộ hồ chạy án bệnh tâm thần bị phát hiện, xử lý đó, thì có khoảng hơn 50% là bệnh án hồ sơ của các đối tượng hình sự nguy hiểm. Toàn bộ số hồ sơ bệnh án được làm giả này, đã được 2 đối tượng là cán bộ, nhân viên bệnh viện tâm thần thực hiện một cách tinh vi và nhanh chóng.

Một người bị tâm thần nếu có gấp 10 lần số tiền 85 triệu đồng để chữa bệnh cũng chưa chắc đã khỏi. Nhưng một người bình thường chỉ với 85 triệu đồng là có thể… thần kinh hợp pháp. Thế mới thấy con đường chạy tội của những kẻ phạm tội, bất minh, tham lam, ác độc… có thể dễ dàng như thế nào.

Chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Bích (thường trú Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội) đã 3 lần thoát khỏi những bản án của pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy. Chỉ nhờ vào “bảo bối” “kim bài miễn tử” là giáy chứng nhận tâm thần.

Thậm chí, trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, đã không ít kẻ tìm cách trốn tránh “lò đang cháy” bằng chính những giấy chứng nhận bệnh tâm thần.

Ví dụ điển hình đó là bị can Nguyễn Hồng Anh – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CASCon, có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế…”, gây thiệt hại hơn 32 tỷ đồng và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hơn 353 tỷ đồng.

Nhưng trong các lần xét xử đã liên tục bị trì hoãn, dẫn tới tình trạng hơn 2 năm không thể xử lý dứt điểm vụ án này. Chỉ vì lý do bị can đã tỏ ra ngớ ngẩn, hoan mang, cảm xúc không ổn định, hay giật mình, ngủ ít… Tháng 6/2016, bị can này đã nhận được giấy chứng nhận chuẩn đoán “theo dõi tình trạng dối loạn phân ly” đối với Nguyễn Hồng An, từ Viện Pháp y tâm thần Trung ương – Bộ Y tế.
Nhiều đối tượng ngày càng tin vi hơn để chạy án và chạy tội
Nhiều đối tượng ngày càng tin vi hơn để chạy án và chạy tội

Theo quy định của pháp luật của Việt Nam hiện nay có quy định, tình trạng cá nhân không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội, trong khi đã và đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhưng những lỗ hổng về mặt pháp lý đối với bệnh tâm thần hiện nay là rất lớn, nếu cứ để tình trạng này diễn ra như vậy. Thì thử hỏi trong xã hội ai có niềm tin để đặt vào công lý, vào pháp luật, vào sự nghiêm minh, nếu hành động này cứ mãi được diễn ra mà không bị phát hiện.

Nguồn Tổng hợp
,

No comments:

Post a Comment