“Chính sự xuống cấp đạo đức xuất phát từ các ngành kinh tế, cần xử lý ở các lĩnh vực chứ không riêng ngành xã hội, nếu cứ để ngành văn hoá loay hoay thì không giải quyết được vấn đề xuống cấp đạo đức”.
Đó chính là câu trả lời của Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực văn hóa vào sáng ngày 30/10 vừa qua. Thêm một lần nữa, ngài Bộ trưởng Văn hóa lại làm nóng nghị trường và dư luận xã hội về cách trả lời chất vấn của mình.
Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện lại làm nóng nghị trường
Xét riêng ở lĩnh vực kinh tế, kinh tế đi lên, ắt phải có sự thay đổi. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, việc đi lại, di chuyển của người dân rất thuận lợi… đó là thực tiễn mà ai cũng thấy. Nhưng họ đã thực sự yên tâm về tính mạng của mình hay chưa khi vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là hiểm họa, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách… Và trên hết, đạo đức xã hội, sự tha hóa bởi đồng tiền, sự coi thường kỷ cương phép nước, ứng xử của người lớn cũng như con trẻ đều không theo chuẩn mực… Thực tiễn đó chẳng khác gì kiểu “một gia đình khá giả nhưng các thành viên chưa hẳn đã hạnh phúc”.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội đã tranh luận rất có lý với lãnh đạo ngành văn hoá về phát biểu trên: “Bộ trưởng nói đạo đức xã hội xuống cấp xuất phát từ kinh tế, rõ ràng là phú quý sinh lễ nghĩa nhưng tiền không thể mua được văn hoá, không thể mua được đạo đức xã hội. Tại sao thời gian trước, kinh tế đất nước chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng cuộc sống xã hội rất bình yên, con người hiền hoà, hạnh phúc?”
Vấn đề đạo đức, văn hóa là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần không thể lượng hóa, trong khi đó kinh tế hoàn toàn có thể biểu diễn bằng con số, đó là mâu thuẫn đầu tiên. Vì vậy, tư duy theo kiểu kinh tế đạt được trăm tỷ, ngàn tỷ GDP thì văn hóa, đạo đức đến chừng nào là đánh tráo khái niệm. Kinh tế ở đây phải được hiểu là “vật chất” – dĩ nhiên không phải là bao nhiêu tiền, bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe cộ mà “vật chất nói chung” nói như Triết học “tất thảy thứ gì mang lại cảm giác cho con người”.
Triết học duy vật cho rằng “vật chất quyết định ý thức” không phải như kiểu tranh luận “có kinh tế như sao chưa thấy có văn hóa” – đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Dĩ nhiên, đời sống tinh thần sẽ phong phú hơn khi đời sống kinh tế được đảm bảo tốt, sự tiến bộ kéo theo này là một quá trình dài, có thể hàng chục, hàng trăm năm chứ không phải hôm nay tăng trưởng GDP tốt ngày mai ra đường thấy toàn cảnh mọi người nhìn nhau bằng con mắt thánh thiện.
Theo đó, nói như ngài bộ trưởng thì suy thoái đạo đức xã hội là do kinh tế cũng không hoàn toàn đúng?
Bộ Văn hóa cũng đã chỉ rõ sự xuống cấp đạo đức xã hội còn là hậu quả của sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc hạn chế tác động tiêu cực của những phương tiện truyền thông mới chưa đạt kết quả cao.
Bản thân Bộ văn hóa cần phải nhận trách nhiệm để có hướng đi rõ ràng
Thế nhưng, người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu lớn như hiện nay?
Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thực tế, chúng ta không thiếu Nghị quyết, không thiếu chế tài, nhưng từ lý luận đến thực tiễn là cả một chặng đường. Nếu những hư hỏng, thoái hóa, bất lương, suy đồi, mất nhân tính… không được ngăn chặn kịp thời, không được xử lý triệt để từ trên xuống dưới thì ngày mai, ngày kia và nhiều năm nữa, nó sẽ tiếp tục sinh sôi, nảy nở.
Liên quan đến vấn đề này, TS kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên đã có lý khi cho rằng: “Chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật”.
Đúng là, đạo đức xã hội là một siêu phạm trù, quá rộng lớn, mà nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nói cả ngày cũng không hết”. Như thế cũng có nghĩa, xây dựng con người là một quá trình, là nhiệm vụ của toàn xã hội, không thể là việc của riêng ai. Vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người.
Chính vì thế, chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, thiện ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”
Đồng ý, trách nhiệm xây dựng con người mới trong thời đại kinh tế thị trường là trách nhiệm chung của các cấp bộ ngành, của toàn xã hội. Nhưng trước tiên, bản thân ngành văn hóa cần phải nghiêm túc với vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, chứ không thể luẩn quẩn, loanh quanh không biết bắt đầu từ đâu.
Nguồn Butdanh
Đó chính là câu trả lời của Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực văn hóa vào sáng ngày 30/10 vừa qua. Thêm một lần nữa, ngài Bộ trưởng Văn hóa lại làm nóng nghị trường và dư luận xã hội về cách trả lời chất vấn của mình.
Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện lại làm nóng nghị trường
Suy thoái đạo đức xã hội có phải do kinh tế?
Quốc gia nào trong quá trình phát triển cũng phải gánh trên vai cùng lúc nhiều nhiệm vụ như phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. Không ai muốn đánh đổi cái gì lấy cái gì cả.Xét riêng ở lĩnh vực kinh tế, kinh tế đi lên, ắt phải có sự thay đổi. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, việc đi lại, di chuyển của người dân rất thuận lợi… đó là thực tiễn mà ai cũng thấy. Nhưng họ đã thực sự yên tâm về tính mạng của mình hay chưa khi vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là hiểm họa, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách… Và trên hết, đạo đức xã hội, sự tha hóa bởi đồng tiền, sự coi thường kỷ cương phép nước, ứng xử của người lớn cũng như con trẻ đều không theo chuẩn mực… Thực tiễn đó chẳng khác gì kiểu “một gia đình khá giả nhưng các thành viên chưa hẳn đã hạnh phúc”.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội đã tranh luận rất có lý với lãnh đạo ngành văn hoá về phát biểu trên: “Bộ trưởng nói đạo đức xã hội xuống cấp xuất phát từ kinh tế, rõ ràng là phú quý sinh lễ nghĩa nhưng tiền không thể mua được văn hoá, không thể mua được đạo đức xã hội. Tại sao thời gian trước, kinh tế đất nước chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng cuộc sống xã hội rất bình yên, con người hiền hoà, hạnh phúc?”
Vấn đề đạo đức, văn hóa là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần không thể lượng hóa, trong khi đó kinh tế hoàn toàn có thể biểu diễn bằng con số, đó là mâu thuẫn đầu tiên. Vì vậy, tư duy theo kiểu kinh tế đạt được trăm tỷ, ngàn tỷ GDP thì văn hóa, đạo đức đến chừng nào là đánh tráo khái niệm. Kinh tế ở đây phải được hiểu là “vật chất” – dĩ nhiên không phải là bao nhiêu tiền, bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe cộ mà “vật chất nói chung” nói như Triết học “tất thảy thứ gì mang lại cảm giác cho con người”.
Triết học duy vật cho rằng “vật chất quyết định ý thức” không phải như kiểu tranh luận “có kinh tế như sao chưa thấy có văn hóa” – đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Dĩ nhiên, đời sống tinh thần sẽ phong phú hơn khi đời sống kinh tế được đảm bảo tốt, sự tiến bộ kéo theo này là một quá trình dài, có thể hàng chục, hàng trăm năm chứ không phải hôm nay tăng trưởng GDP tốt ngày mai ra đường thấy toàn cảnh mọi người nhìn nhau bằng con mắt thánh thiện.
Theo đó, nói như ngài bộ trưởng thì suy thoái đạo đức xã hội là do kinh tế cũng không hoàn toàn đúng?
Trách nhiệm của ngành văn hóa đến đâu?
Có thể nói, đến nay sự xuống cấp của đạo đức xã hội diễn biến phức tạp. Sự phức tạp này được nhận diện như giá trị đạo đức tuyền thống, lối sống văn hóa mai một, sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên gia tăng, đạo đức nghề nghiệp sa sút, gian lận trong học hành bằng cấp, thủ đoạn chạy chức chạy quyền, bạo lực gia đình..v..v.Bộ Văn hóa cũng đã chỉ rõ sự xuống cấp đạo đức xã hội còn là hậu quả của sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc hạn chế tác động tiêu cực của những phương tiện truyền thông mới chưa đạt kết quả cao.
Bản thân Bộ văn hóa cần phải nhận trách nhiệm để có hướng đi rõ ràng
Thế nhưng, người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu lớn như hiện nay?
Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thực tế, chúng ta không thiếu Nghị quyết, không thiếu chế tài, nhưng từ lý luận đến thực tiễn là cả một chặng đường. Nếu những hư hỏng, thoái hóa, bất lương, suy đồi, mất nhân tính… không được ngăn chặn kịp thời, không được xử lý triệt để từ trên xuống dưới thì ngày mai, ngày kia và nhiều năm nữa, nó sẽ tiếp tục sinh sôi, nảy nở.
Liên quan đến vấn đề này, TS kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên đã có lý khi cho rằng: “Chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật”.
Đúng là, đạo đức xã hội là một siêu phạm trù, quá rộng lớn, mà nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nói cả ngày cũng không hết”. Như thế cũng có nghĩa, xây dựng con người là một quá trình, là nhiệm vụ của toàn xã hội, không thể là việc của riêng ai. Vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người.
Chính vì thế, chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, thiện ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”
Đồng ý, trách nhiệm xây dựng con người mới trong thời đại kinh tế thị trường là trách nhiệm chung của các cấp bộ ngành, của toàn xã hội. Nhưng trước tiên, bản thân ngành văn hóa cần phải nghiêm túc với vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, chứ không thể luẩn quẩn, loanh quanh không biết bắt đầu từ đâu.
Nguồn Butdanh
No comments:
Post a Comment