Ngày 23 và 24/10, Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với 2 lái xe buýt của Công ty Đông Bắc là Nguyễn Đình Thông và Trần Văn Sáu. Vụ án đang gây nghi ngại đối với dư luận bởi những lời khai của bị cáo cũng như nạn nhân và nhân chứng tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên toà đã không được xem xét…
Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông chỉ cách trụ sở Công an huyện Thanh Chương khoảng 2km. Nhiều người dân tham gia cứu hộ lái xe Thông ra khỏi cabin khi bị mắc kẹt sẵn sàng làm chứng minh oan cho nạn nhân này
Theo bản án, khoảng 6 giờ 30 sáng ngày 08/10/2017, Thông và Sáu là 2 nhân viên lái xe buýt của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Đông Bắc - Chi nhánh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Công ty Đông Bắc), đi ngược chiều nhau trên tuyến QL46 Vinh - Đô Lương. Thông điều khiển xe 37S-8099 xuất phát từ Vinh lúc 5 giờ sáng, Sáu điều khiển xe 37B-00712 xuất phát từ Đô Lương lúc 5 giờ 50 phút. Khi đến địa điểm km 40+786,2 thuộc xóm Đông Thượng, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, do trời mưa, đoạn đường là khúc cua về bên trái (theo hướng Đô Lương – Vinh), xe do Sáu điều khiển đang xuống dốc và đã “chém góc” lấn sang phần đường của xe do Thông điều khiển. Do không làm chủ được phương tiện nên cả 2 xe đã đâm vào nhau. Xe 37S-8099 do Thông điều khiển bị hỏng nặng phần cabin bên lái, thiệt hại 102,575 triệu đồng. Thông bị mắc kẹt trong cabin, chấn thương nặng gây gãy chân, phải vào Viện cấp cứu. Xe 37B-00712 bị hỏng nhẹ cabin bên lái, thiệt hại được xác định là 20,588 triệu đồng. Sáu cũng bị chấn thương nhẹ. Có 2 hành khách ngồi trên 2 xe buýt cũng bị chấn thương do vụ tai nạn gây ra, phải vào viện cấp cứu là chị Trần Thị Bích Nga (sinh năm 1964, trú tại phường Lê Mao, TP Vinh) và chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh 1982, trú tại xóm 6 xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương).
Sau khi tai nạn xảy ra, người dân điện thoại báo cho Công an huyện Thanh Chương (cách nơi xảy ra tại nạn khoảng 2km) nhưng vẫn không thấy CSGT đơn vị này xuất hiện. Người dân đã buộc phải sử dụng các phương tiện kéo 2 xe rời ra để cứu lái xe Nguyễn Đình Thông đang bị mắc kẹt trong cabin.
Rất lâu sau đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương mới tiến hành khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với lái xe là Nguyễn Đình Thông và lái xe Trần Văn Sáu. Do biên bản hiện trường được lập thể hiện chưa đúng với thực tế, bất lợi cho xe 37S-8099 nên lái xe Thông đã có đơn khiếu nại. Vì vậy, ngày 09/01/2018 Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương đã tổ chức khám nghiệm và thực nghiệm lại. Tuy nhiên, cả 2 lần khám nghiệm hiện trường ý kiến của Thông và những nhân chứng trực tiếp biết về vụ tai nạn đã không được xem xét. Thông tiếp tục có đơn khiếu nại nên ngày 16/3/2018 Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương lại phải tổ chức khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra lại vụ án. Mặc dù vậy, việc khám nghiệm và thực nghiệm điều tra tại hiện trường của điều tra viên và cán bộ điều tra công an huyện Thanh Chương đã không ghi nhận ý kiến của các nạn nhân và người làm chứng, kết quả vẫn chưa thể hiện khách quan, lái xe Nguyễn Đình Thông vẫn không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại.
Những hình ảnh về vụ tai nạn do người dân chụp được lúc xảy ra vụ việc, được cơ quan điều tra thu thập nhưng không được phân tích, đánh giá hết tình tiết
Điều đáng nói là, mặc dù vụ án đang trong quá trình điều tra nhưng Công an huyện Thanh Chương đã cho phép Công ty Đông Bắc đưa chiếc xe 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án để đi sửa chữa và… bán với giá 360 triệu đồng (!?). Trong các đơn khiếu nại và kêu oán, Nguyễn Đình Thông cho rằng, vị trí chiếc xe buýt 37S-8099 do Thông điều khiển khi bị tai nạn vẫn ở phần đường bên phải, không lấn làn như trong hồ sơ vụ án. Thế nhưng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương và Viện Kiểm sát huyện Thanh Chương vẫn buộc Thông phải chịu trách nhiệm hình sự về vụ việc cùng với Trần Văn Sáu. Theo đó, Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương đã kết án Thông 12 tháng tù giam và Trần Văn Sau 12 tháng tù treo theo điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Luật sư Lê Thị Kim Soa - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Thông, cho rằng: HĐXX sơ thẩm vụ án cần xem xét lại toàn bộ bản án theo hướng hủy án sơ thẩm để điều tra lại hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả 2 lái xe cua Công ty Đông Bắc
Luật sư Lê Thị Kim Soa- Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, bào chữa cho bị cáo Thông tại phiên tòa cho rằng: “Việc Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương đã cho Công ty Đông Bắc lấy chiếc xe buýt 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án khi đang trong quá trình điều tra là hoàn toàn vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra chưa đảm bảo tính khách quan khi những ý kiến của nạn nhân, của những người làm chứng không được ghi nhận. Cơ quan điều tra huyện Thanh Chương dựa vào đâu để cho rằng, chiếc xe buýt do Thông điều khiển vào thời điểm đang lên dốc, trước khi xảy ra tai nạn, có tốc độ 60km/giờ? Nếu HĐXX xác định Thông là người lấn làn, không làm chủ được tốc độ nên đã gây ra vụ tai nạn thì tại sao lái xe Trần Văn Sáu lại phải chịu trách nhiệm hình sự?”
Tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn khi phóng viên có mặt để xác minh, ông Trần Đình Ngọc (51 tuổi, trú tại xóm 1 xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) là nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ việc và tham gia cứu nạn nhân Thông ra khỏi cabin khẳng định: “Khi xảy ra tai nạn, xe buýt 37S-8099 do anh Thông điều khiển đang ở làn đường bên phải, không có chuyện lấn làn như các điều tra viên áp đặt. Tại Công an huyện Thanh Chương cũng như ở phiên tòa, tôi cũng đã trình bày như thế nhưng họ không nghe”.
Sau hơn 1 năm bị tai nạn, lái xe Nguyễn Đình Thông vẫn chưa thể đi lại được, nhưng bản án có dấu hiệu oan trái đã treo lơ lửng trên đầu
Chị Trần Thị Bích Nga, nạn nhân của vụ tai nạn, có mặt trên xe buýt 37S-8099 vào thời điểm xay tai nạn khẳng định: “Tôi ngồi cách anh Thông lái xe chỉ 1 ghế và nhìn rất rõ chiếc xe buýt 37B-00712 do anh Sáu điều khiển đi ngược chiều và lấn sang làn bên này. Tôi đã hét lên và sau đó nghe cái rầm, tôi không còn biết gì sau đó nữa. Khi tôi ra viện, Công an huyện Thanh Chương tìm đến nhà và hỏi tôi về hiện trường vụ án, tôi đã trình bày là anh Thông đi đúng làn đường, nhưng họ không nghe. Tại phiên tòa, tôi cũng được mời và tôi cũng nói như vậy nhưng HĐXX cũng không ghi nhận”.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Văn Sáu thừa nhận: “Trước lúc tai nạn xảy ra, do đoạn đường cong cho nên bị cáo có lấn sang làn đường ngược chiều. Nhưng lúc phát hiện có xe bút 37S-8099 do Nguyễn Đình Thông điều khiển đi ngược chiều thì bị cáo đã đánh xe sang phần đường đi của mình”.
Vì sao, lời khai của lái xe và các nạn nhân, nhân chứng đều cho rằng Thông không phải là người gây ra tai nạn mà các cơ quan tố tụng của huyện Thanh Chương vẫn không ghi nhận, vẫn khởi tố lái xe Nguyễn Đình Thông? Vì sao Công ty Đông Bắc lại lấy chiếc xe 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án để bán một cách dễ dàng như vậy? Vì sao các nạn nhân và nhân chứng đều minh oan cho lái xe Thông nhưng HĐXX vụ án vẫn không ghi nhận? Dư luận đang mong rằng, HĐXX phúc thẩm vụ án theo đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Thông, sẽ đưa ra quyết định thấu tình, đạt lý.
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông chỉ cách trụ sở Công an huyện Thanh Chương khoảng 2km. Nhiều người dân tham gia cứu hộ lái xe Thông ra khỏi cabin khi bị mắc kẹt sẵn sàng làm chứng minh oan cho nạn nhân này
Theo bản án, khoảng 6 giờ 30 sáng ngày 08/10/2017, Thông và Sáu là 2 nhân viên lái xe buýt của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Đông Bắc - Chi nhánh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Công ty Đông Bắc), đi ngược chiều nhau trên tuyến QL46 Vinh - Đô Lương. Thông điều khiển xe 37S-8099 xuất phát từ Vinh lúc 5 giờ sáng, Sáu điều khiển xe 37B-00712 xuất phát từ Đô Lương lúc 5 giờ 50 phút. Khi đến địa điểm km 40+786,2 thuộc xóm Đông Thượng, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, do trời mưa, đoạn đường là khúc cua về bên trái (theo hướng Đô Lương – Vinh), xe do Sáu điều khiển đang xuống dốc và đã “chém góc” lấn sang phần đường của xe do Thông điều khiển. Do không làm chủ được phương tiện nên cả 2 xe đã đâm vào nhau. Xe 37S-8099 do Thông điều khiển bị hỏng nặng phần cabin bên lái, thiệt hại 102,575 triệu đồng. Thông bị mắc kẹt trong cabin, chấn thương nặng gây gãy chân, phải vào Viện cấp cứu. Xe 37B-00712 bị hỏng nhẹ cabin bên lái, thiệt hại được xác định là 20,588 triệu đồng. Sáu cũng bị chấn thương nhẹ. Có 2 hành khách ngồi trên 2 xe buýt cũng bị chấn thương do vụ tai nạn gây ra, phải vào viện cấp cứu là chị Trần Thị Bích Nga (sinh năm 1964, trú tại phường Lê Mao, TP Vinh) và chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh 1982, trú tại xóm 6 xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương).
Sau khi tai nạn xảy ra, người dân điện thoại báo cho Công an huyện Thanh Chương (cách nơi xảy ra tại nạn khoảng 2km) nhưng vẫn không thấy CSGT đơn vị này xuất hiện. Người dân đã buộc phải sử dụng các phương tiện kéo 2 xe rời ra để cứu lái xe Nguyễn Đình Thông đang bị mắc kẹt trong cabin.
Rất lâu sau đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương mới tiến hành khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với lái xe là Nguyễn Đình Thông và lái xe Trần Văn Sáu. Do biên bản hiện trường được lập thể hiện chưa đúng với thực tế, bất lợi cho xe 37S-8099 nên lái xe Thông đã có đơn khiếu nại. Vì vậy, ngày 09/01/2018 Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương đã tổ chức khám nghiệm và thực nghiệm lại. Tuy nhiên, cả 2 lần khám nghiệm hiện trường ý kiến của Thông và những nhân chứng trực tiếp biết về vụ tai nạn đã không được xem xét. Thông tiếp tục có đơn khiếu nại nên ngày 16/3/2018 Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương lại phải tổ chức khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra lại vụ án. Mặc dù vậy, việc khám nghiệm và thực nghiệm điều tra tại hiện trường của điều tra viên và cán bộ điều tra công an huyện Thanh Chương đã không ghi nhận ý kiến của các nạn nhân và người làm chứng, kết quả vẫn chưa thể hiện khách quan, lái xe Nguyễn Đình Thông vẫn không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại.
Những hình ảnh về vụ tai nạn do người dân chụp được lúc xảy ra vụ việc, được cơ quan điều tra thu thập nhưng không được phân tích, đánh giá hết tình tiết
Điều đáng nói là, mặc dù vụ án đang trong quá trình điều tra nhưng Công an huyện Thanh Chương đã cho phép Công ty Đông Bắc đưa chiếc xe 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án để đi sửa chữa và… bán với giá 360 triệu đồng (!?). Trong các đơn khiếu nại và kêu oán, Nguyễn Đình Thông cho rằng, vị trí chiếc xe buýt 37S-8099 do Thông điều khiển khi bị tai nạn vẫn ở phần đường bên phải, không lấn làn như trong hồ sơ vụ án. Thế nhưng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương và Viện Kiểm sát huyện Thanh Chương vẫn buộc Thông phải chịu trách nhiệm hình sự về vụ việc cùng với Trần Văn Sáu. Theo đó, Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương đã kết án Thông 12 tháng tù giam và Trần Văn Sau 12 tháng tù treo theo điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Luật sư Lê Thị Kim Soa - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Thông, cho rằng: HĐXX sơ thẩm vụ án cần xem xét lại toàn bộ bản án theo hướng hủy án sơ thẩm để điều tra lại hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả 2 lái xe cua Công ty Đông Bắc
Luật sư Lê Thị Kim Soa- Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, bào chữa cho bị cáo Thông tại phiên tòa cho rằng: “Việc Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Chương đã cho Công ty Đông Bắc lấy chiếc xe buýt 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án khi đang trong quá trình điều tra là hoàn toàn vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra chưa đảm bảo tính khách quan khi những ý kiến của nạn nhân, của những người làm chứng không được ghi nhận. Cơ quan điều tra huyện Thanh Chương dựa vào đâu để cho rằng, chiếc xe buýt do Thông điều khiển vào thời điểm đang lên dốc, trước khi xảy ra tai nạn, có tốc độ 60km/giờ? Nếu HĐXX xác định Thông là người lấn làn, không làm chủ được tốc độ nên đã gây ra vụ tai nạn thì tại sao lái xe Trần Văn Sáu lại phải chịu trách nhiệm hình sự?”
Tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn khi phóng viên có mặt để xác minh, ông Trần Đình Ngọc (51 tuổi, trú tại xóm 1 xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) là nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ việc và tham gia cứu nạn nhân Thông ra khỏi cabin khẳng định: “Khi xảy ra tai nạn, xe buýt 37S-8099 do anh Thông điều khiển đang ở làn đường bên phải, không có chuyện lấn làn như các điều tra viên áp đặt. Tại Công an huyện Thanh Chương cũng như ở phiên tòa, tôi cũng đã trình bày như thế nhưng họ không nghe”.
Sau hơn 1 năm bị tai nạn, lái xe Nguyễn Đình Thông vẫn chưa thể đi lại được, nhưng bản án có dấu hiệu oan trái đã treo lơ lửng trên đầu
Chị Trần Thị Bích Nga, nạn nhân của vụ tai nạn, có mặt trên xe buýt 37S-8099 vào thời điểm xay tai nạn khẳng định: “Tôi ngồi cách anh Thông lái xe chỉ 1 ghế và nhìn rất rõ chiếc xe buýt 37B-00712 do anh Sáu điều khiển đi ngược chiều và lấn sang làn bên này. Tôi đã hét lên và sau đó nghe cái rầm, tôi không còn biết gì sau đó nữa. Khi tôi ra viện, Công an huyện Thanh Chương tìm đến nhà và hỏi tôi về hiện trường vụ án, tôi đã trình bày là anh Thông đi đúng làn đường, nhưng họ không nghe. Tại phiên tòa, tôi cũng được mời và tôi cũng nói như vậy nhưng HĐXX cũng không ghi nhận”.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Văn Sáu thừa nhận: “Trước lúc tai nạn xảy ra, do đoạn đường cong cho nên bị cáo có lấn sang làn đường ngược chiều. Nhưng lúc phát hiện có xe bút 37S-8099 do Nguyễn Đình Thông điều khiển đi ngược chiều thì bị cáo đã đánh xe sang phần đường đi của mình”.
Vì sao, lời khai của lái xe và các nạn nhân, nhân chứng đều cho rằng Thông không phải là người gây ra tai nạn mà các cơ quan tố tụng của huyện Thanh Chương vẫn không ghi nhận, vẫn khởi tố lái xe Nguyễn Đình Thông? Vì sao Công ty Đông Bắc lại lấy chiếc xe 37S-8099 ra khỏi tang vật vụ án để bán một cách dễ dàng như vậy? Vì sao các nạn nhân và nhân chứng đều minh oan cho lái xe Thông nhưng HĐXX vụ án vẫn không ghi nhận? Dư luận đang mong rằng, HĐXX phúc thẩm vụ án theo đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Thông, sẽ đưa ra quyết định thấu tình, đạt lý.
No comments:
Post a Comment