Cập nhật tin tức nóng hổi

Nghịch lý “Con kiến không qua những con voi chui lọt”: Nghe mà thấy sót!

“Một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản lại không ai thấy”- đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang).
Ông Nguyễn Minh Sơn
Ông Nguyễn Minh Sơn

Trong buổi làm việc sáng ngày 13/11, khi thảo luận về các báo cáo của cơ quan tư pháp tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Sơn, đoàn Tiền Giang đã phát biểu một câu khiến chúng ta vô cùng thấm thía: “Một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản lại không ai thấy”. Thế đó, có những thứ “nhỏ như con kiến” nhưng vì nó “đụng chạm” đến lợi ích của một số cá nhân, tổ chức, vì nó ảnh khiên người ta cảm thấy “ngứa mắt”, vì người ta thấy nó là “quả hồng mềm dễ bóp” nên người ta sẵn sàng chà đạp, sẵn sàng đe doạ, sẵn sàng uy hiếp, sẵn sàng thẳng tay trừng tự một cách vô cùng… nghiêm minh. Ấy vậy nhưng ngược đời thay, có những “con voi” to lù lù đi nghênh ngang giữa đường, có những chuyện nhìn vào là biết là sai, là vi phạm nhưng người ta lại vẫn luôn o bế, bao bọc, thậm chí là cưng chiều, cung phụng. Âu, đó cũng là sức mạnh của những bàn tay vô hình phía sau. Thôi thì, thân kiến phận hèn đành chịu cảnh đe doạ!

Nghe mà xót

Quả thực, phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Sơn đã đánh đúng, và đánh trúng vào thực trạng xã hội hiện nay. Nói như vậy không có nghĩa là tôi khẳng định cơ quan nào cũng toàn sai phạm, cơ quan nào cũng làm ngơ trước những chuyện “trướng tai, gai mắt”. Vậy nhưng thẳng thắn mà nói, số lượng những người cố tình không chịu xử lý các sai phạm là không hề nhỏ.

Qua ý kiến của đại biểu Sơn, ta có thể thấy hai thái cực trong xã hội hiện nay. Những người có tiền, có quyền, có chỗ dựa thì dù làm sai vẫn chẳng bị ai sờ gáy. Vậy nhưng ngược lại, nếu bạn “thân cô, thế cô”, sức yếu, lực mỏng thì bạn chỉ cần sai phạm một lỗi nhỏ xíu cũng sẽ bị mang ra xử “làm gương” răn đe cho những người khác. Thế mới có chuyện anh dân đen đi đổi 100 USD thì bị xử phạt 900 triệu đồng. Ngược lại, có ông quan ở tỉnh miền núi, là em bí thư tỉnh uỷ, có biệt phủ hoành tráng, xây dựng trái phép với đầy dấu hiệu khả nghi lại vẫn an toàn và yên ghế lãnh đạo. Đó, có những nơi con kiến chui không lọt nhưng con voi lại vẫn chiu lọt. Lạ, lạ vô cùng.

Quan nhà ta đâu chỉ “không nhìn thấy” những nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép như lời đại biểu Nguyễn Minh Sơn. Họ còn không nhìn thấy vô số chuyện trái ngang khác. Đó là việc quan tỉnh này mua chức, bán quyền, cò kè, ngã giá cho từng chiếc ghé lãnh đạo; đó là chuyện ông này bổ nhiệm con trai không đúng quy định, ông kia cho bồ nhí chui sâu, leo cao vào tổ chức; đó là chuyện của những ông quan đi bán chổi đót, đi nuôi lợn xây biệt phủ hoành tráng giữa rừng nhưng vẫn chẳng bị làm sao… Đó, tầm nhìn “chiến lược” của các quan nhà ta nó “xa”, nó “sát” và nó “công bằng” với thực tế như vậy đó.

Mà tôi cũng phải nói thẳng, quan nhà ta không phải là không nhìn thấy những sai phạm. Họ đang cố tình lờ đi những sai phạm đó mà thôi. Làm gì có chuyện con kiến thì bị bắt lại trong khi con voi thì vẫn chui lọt qua khe cửa. Có chăng, con voi có thể qua cửa là vì nó được ưa ái cho đi trên những đường ngang, lối tắt mà thôi. Và hiển nhiên, để được đi trên những đường ngang, lối tắt đó, những “con voi” cũng phải bỏ ra không ít chi phí cho những người canh cửa.

Nghịch lý: làm sao để sửa?

Suy cho cùng, những nghịch lý trên trung quy lại vẫn là hệ quả của công tác cán bộ. Như thông tin của đại biểu Nguyễn Minh Sơn: “muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia, được việc này, việc khác cho nhanh đều có “giá” cả. Giá đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế”. Đó, khi mà những người làm nhiệm vụ quản lý, điều hành xã hội có được quyền lực một cách không minh bạch, khi mà họ vẫn cố tình để cho “con voi chiu lọt lỗ kim” thì làm sao để có thể có một xã hội trong sạch cơ chứ?

Nguyễn Du trước đó đã có câu thơ khá hay: “Trong tay có sẵn đồng tiền – Dẫu rằng đổi trắng, thay đen khó gì?”. Nếu một xã hội mà đồng tiền làm mờ mắt cán bộ, nếu một xã hội mà đồng tiền có thể thay thế cho luật pháp quốc gia, nếu một xã hội mà đồng tiền có thể “xui ma, khiến quỷ”, nếu một xã hội mà đồng tiền có thể hoá giải mọi sai phạm thì xã hội đó sẽ vô cùng hỗn loạn, vô cùng rối ren và sẽ nhanh chóng đi đến bờ vực sụp đổ.

Nghịch lý “đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản không ai thấy” đang cho chúng ta thấy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội hiện nay. Mặt khác, sự bất bình đẳng, sự thiếu công bằng chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh, những lần bạo động lật đổ. Nếu chúng ta không triệt để giải quyết nghịch lý trên thì chúng ta sẽ nhanh chóng phải trả giá đắt cho nó.

Nguồn Tổng hợp
, ,

No comments:

Post a Comment