Sáng 13/11, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm trả lời với báo chí cho biết Bộ Công an sẽ tiếp nhận đề xuất của đại biểu Quốc hội về hình thức “tù tại gia” để nghiên cứu. Hành động này thể hiện sự tiếp thu, lắng nghe của Bộ Công an với những đóng góp của các đại biểu Quốc hội, nhưng đâu đó, chúng ta vẫn đang thấy những điều đáng suy ngẫm.
Tù tại gia – ở những căn nhà biệt thự: hãy thử nghĩ xem đi!
Trước đó, thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trong chiều qua, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với đề xuất này.
Dù mới chỉ là những đề xuất chưa được thực tế hóa vào bất kì chính sách, văn bản pháp luật nào, cũng có chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, nhưng với những thông tin báo chí đăng tải, dư luận đang hết sức hoang mang.
Vì tư duy xã hội!
Đi một vòng quanh các diễn đàn, hầu hết mọi người đều ý kiến rằng hình thức “tù tại gia” rất không hợp với xã hội Việt Nam. Nhiều người sẵn sàng đưa ra ý ì lo sẽ đi về đâu?
Thật vậy, với tư duy của người Việt, đã là hình phạt hình sự thì phải mang tính răn đe cao. Phải làm cho người khác cảm thấy tính được – mất thì họ mới có suy nghĩ, giảm sút ý chí khi thực hiện hành vi phạm tội.
Vậy, hãy thử đặt trường hợp một người chuẩn bị có ý định phạm tội, nếu họ nghĩ đến hình phạt chỉ là “tù tại gia” thì phải chăng là họ sẽ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình hơn hay không?
Mặc dù, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến về việc hình phạt “tù tại gia sẽ chỉ áp dụng với những tội danh có tính chất nguy hiểm không cao, phạm tội mang tính cơ hội hoặc do lỗi vô ý. Nhưng hãy thử nghĩ xem, thế nào là tội nhẹ, thế nào là mang tính cơ hội, trường hợp nào là vô ý của người phạm tội?
Nghĩ thử, nếu trộm cắp vặt là phạm tội “nhẹ”, là phạm tội “mang tính cơ hội” thì có phải nếu chúng ta phạt những hành vi này bằng “tù tại gia” tức là đang “khuyến khích” cho trộm cắp vặt có nguy cơ bùng phát? Nói đùa, “cứ trộm cắp đi, cùng lắm là ngồi tù ở nhà mình thì lo ngại gì”?!!! Thời đại công nghệ 4.0 đang bùng nổ nữa, ngồi ở nhà cũng đâu có bị giới hạn bất cứ thứ gì ngoài kia? Là như thế đấy…
Vì cải cách cao siêu!
Hiện nay, hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm các hình phạt chính (Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình) và các hình phạt bổ sung (Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính).
Với những quy định hình phạt như thế, so với thế giới, chưa thế nói là hình phạt trong pháp luật Việt Nam là đa dạng, nhưng có thể khẳng định nó đã bao gồm những hình phạt cơ bản nhất, hiệu quả nhất để răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Có thể, có những hình phạt hiện nay đang thể hiện những mặt tồn tại, thiếu sót như hình phạt quản chế (một hình phạt vừa thiếu sức răn đe, vừa tốn kém về chi phí, nhân lực). Nhưng, để nói là cần phải “sáng tác” thêm những hình phạt mới thì hoàn toàn không hợp lý.
Bản chất của hình phạt trong pháp luật hình sự mang ý nghĩa giáo dục, răn đe người phạm tội, là sự thể hiện công bằng với chính hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thực hiện. Các hình phạt hiện nay trong pháp luật hình sự Việt Nam đã đáp ứng được những tiêu chí này. Tuy nhiên, cái nguyên do để các vị đại biểu Quốc hội muốn “sáng tác” thêm hình phạt mới là hệ thống trại giam quá tải, lãng phí và tốn kém.
Nhưng, nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy rất nhiều hình phạt như phạt tiền, cải tạo không giam giữ, án treo,… đều không gây áp lực lên hệ thống trại giam, không gây tốn kém ngân sách. Tại sao chúng ta không sử dụng những hình phạt như thế? Nếu nói “tù tại gia” mang lại những hiệu quả cao hơn, có những đặc điểm ưu việt hoàn toàn so với những hình phạt trên thì lại hoàn toàn không đúng. Do vậy, việc phải “sáng tác” thêm một hình phạt mới như “tù tại gia” thì lại quá sức thừa thãi.
Đừng bắt chước, học vẹt…
Một trong số những ý kiến được đưa ra trên nghị trường Quốc hội đó là, “tù tại gia” đã được áp dụng tại một số quốc gia, nên chúng ta có “quyền” học hỏi, áp dụng theo. Liệu, nếu làm như vậy có phải là chúng ta đang “bắt chước”, “học vẹt”…
Với những lý do về tư duy xã hội, về nền tảng pháp lý được phân tích, một điều có thể khẳng định một điều là những hiệu quả tích cực của hình phạt “tù tại gia” chưa thấy đâu, mà tiêu cực của nó mang lại cho dư luận xã hội thì đã ngập trời.
Nói thẳng, muốn cải cách gì thì cải cách, muốn xây dựng gì thì xây dựng, nhưng hãy nhớ một điều, pháp luật không phải là trò đùa đâu. Thay vì đau đầu ngồi ngẫm nghĩ những giải pháp hình phạt “mới lạ” nên chăng hãy hoàn thiện các quy định về những hình phạt sẵn có. Quan trọng hơn, làm sao hạn chế tội phạm để bớt phạt, bớt bắt, có hơn không?
Nguồn Tổng hợp
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Tù tại gia – ở những căn nhà biệt thự: hãy thử nghĩ xem đi!
Trước đó, thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trong chiều qua, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với đề xuất này.
Dù mới chỉ là những đề xuất chưa được thực tế hóa vào bất kì chính sách, văn bản pháp luật nào, cũng có chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, nhưng với những thông tin báo chí đăng tải, dư luận đang hết sức hoang mang.
Vì tư duy xã hội!
Đi một vòng quanh các diễn đàn, hầu hết mọi người đều ý kiến rằng hình thức “tù tại gia” rất không hợp với xã hội Việt Nam. Nhiều người sẵn sàng đưa ra ý ì lo sẽ đi về đâu?
Thật vậy, với tư duy của người Việt, đã là hình phạt hình sự thì phải mang tính răn đe cao. Phải làm cho người khác cảm thấy tính được – mất thì họ mới có suy nghĩ, giảm sút ý chí khi thực hiện hành vi phạm tội.
Vậy, hãy thử đặt trường hợp một người chuẩn bị có ý định phạm tội, nếu họ nghĩ đến hình phạt chỉ là “tù tại gia” thì phải chăng là họ sẽ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình hơn hay không?
Mặc dù, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến về việc hình phạt “tù tại gia sẽ chỉ áp dụng với những tội danh có tính chất nguy hiểm không cao, phạm tội mang tính cơ hội hoặc do lỗi vô ý. Nhưng hãy thử nghĩ xem, thế nào là tội nhẹ, thế nào là mang tính cơ hội, trường hợp nào là vô ý của người phạm tội?
Nghĩ thử, nếu trộm cắp vặt là phạm tội “nhẹ”, là phạm tội “mang tính cơ hội” thì có phải nếu chúng ta phạt những hành vi này bằng “tù tại gia” tức là đang “khuyến khích” cho trộm cắp vặt có nguy cơ bùng phát? Nói đùa, “cứ trộm cắp đi, cùng lắm là ngồi tù ở nhà mình thì lo ngại gì”?!!! Thời đại công nghệ 4.0 đang bùng nổ nữa, ngồi ở nhà cũng đâu có bị giới hạn bất cứ thứ gì ngoài kia? Là như thế đấy…
Vì cải cách cao siêu!
Hiện nay, hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm các hình phạt chính (Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình) và các hình phạt bổ sung (Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính).
Với những quy định hình phạt như thế, so với thế giới, chưa thế nói là hình phạt trong pháp luật Việt Nam là đa dạng, nhưng có thể khẳng định nó đã bao gồm những hình phạt cơ bản nhất, hiệu quả nhất để răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Có thể, có những hình phạt hiện nay đang thể hiện những mặt tồn tại, thiếu sót như hình phạt quản chế (một hình phạt vừa thiếu sức răn đe, vừa tốn kém về chi phí, nhân lực). Nhưng, để nói là cần phải “sáng tác” thêm những hình phạt mới thì hoàn toàn không hợp lý.
Bản chất của hình phạt trong pháp luật hình sự mang ý nghĩa giáo dục, răn đe người phạm tội, là sự thể hiện công bằng với chính hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thực hiện. Các hình phạt hiện nay trong pháp luật hình sự Việt Nam đã đáp ứng được những tiêu chí này. Tuy nhiên, cái nguyên do để các vị đại biểu Quốc hội muốn “sáng tác” thêm hình phạt mới là hệ thống trại giam quá tải, lãng phí và tốn kém.
Nhưng, nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy rất nhiều hình phạt như phạt tiền, cải tạo không giam giữ, án treo,… đều không gây áp lực lên hệ thống trại giam, không gây tốn kém ngân sách. Tại sao chúng ta không sử dụng những hình phạt như thế? Nếu nói “tù tại gia” mang lại những hiệu quả cao hơn, có những đặc điểm ưu việt hoàn toàn so với những hình phạt trên thì lại hoàn toàn không đúng. Do vậy, việc phải “sáng tác” thêm một hình phạt mới như “tù tại gia” thì lại quá sức thừa thãi.
Đừng bắt chước, học vẹt…
Một trong số những ý kiến được đưa ra trên nghị trường Quốc hội đó là, “tù tại gia” đã được áp dụng tại một số quốc gia, nên chúng ta có “quyền” học hỏi, áp dụng theo. Liệu, nếu làm như vậy có phải là chúng ta đang “bắt chước”, “học vẹt”…
Với những lý do về tư duy xã hội, về nền tảng pháp lý được phân tích, một điều có thể khẳng định một điều là những hiệu quả tích cực của hình phạt “tù tại gia” chưa thấy đâu, mà tiêu cực của nó mang lại cho dư luận xã hội thì đã ngập trời.
Nói thẳng, muốn cải cách gì thì cải cách, muốn xây dựng gì thì xây dựng, nhưng hãy nhớ một điều, pháp luật không phải là trò đùa đâu. Thay vì đau đầu ngồi ngẫm nghĩ những giải pháp hình phạt “mới lạ” nên chăng hãy hoàn thiện các quy định về những hình phạt sẵn có. Quan trọng hơn, làm sao hạn chế tội phạm để bớt phạt, bớt bắt, có hơn không?
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment