Phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 13/11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự lo lắng với nạn tham nhũng vặt. Đại biểu Trần Hồng Hà (tỉnh Vĩnh Phúc) và nhiều đại biểu cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực và thu được nhiều thành tựu đáng kể nhưng chủ yếu mới chỉ tập trung ở những vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng.
Bức tranh tham nhũng vẫn đang tối những mảng màu mà tham nhũng vặt chiếm đóng
Sau tất cả những vấn đề về kinh tế, xã hội khác, riêng về vấn đề nạn tham nhũng, các ý kiến của đại biểu Quốc hội thực sự đang rất bám sát thực tiễn, phản ánh đúng những bức xúc mà dư luận nhân dân đang bức xúc.
Thật vậy, với những vụ án tham nhũng lớn, chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục bởi tinh thần của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua khi đã quyết liệt xử lý với phương châm “Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy”. Nhưng, ngược lại hoàn toàn, xử lý tham nhũng vặt lại cho thấy dấu hiệu chững lại khi song hành cùng với nạn “trên nóng, dưới lạnh”.
Vấn đề này đã được thể hiện rất rõ ngay từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trước kỳ họp thứ 6-Quốc hội khóa XIV. Từ đây, một đại biểu Quốc hội thẳng thắn nêu ý kiến, công cuộc xử lý tham nhũng trong thời gian qua chưa phản ánh được hết tình trạng tham nhũng trong thực tế.
Thói quen khó bỏ…
Theo tình hình thực tế, cũng như theo đánh giá của các đại biểu: tham nhũng vặt vẫn ngang nhiên tồn tại và thường tập trung trong các lĩnh vực điển hình như y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan, thuế, cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đấu thầu, xây dựng, làm giấy tờ nhà đất, giải quyết các thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa, trong tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức. Trong khi đó, “người dân và doanh nghiệp vẫn chưa dám mạnh dạn đấu tranh, phê phán, tố cáo hành vi tiêu cực vì ngại đụng chạm, sợ bị trù dập, bị gây khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.”.
Nói thẳng, những gì được phản ánh ở trên là hoàn toàn đúng. Có thể nói, “tham nhũng vặt” trong các ngành nghề, lĩnh vực như y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan,… đã dần dần trở thành những thói quen khó bỏ. Nó từ một thứ sai phạm, cần phải loại bỏ thì nay dần ẩn mình để người ta tự coi nó là thứ không thể thiếu.
Vào bệnh viện mà không có phong bì cho bác sĩ cũng lạ lẫm; vi phạm giao thông mà không cho cảnh sát một ít để khỏi nộp phạt tiền cao hơn cũng băn khoăn; cán bộ hải quan, thuế “vội bỏ lọt” một số thứ cần kiểm tra cũng không còn ít;… Nếu thực tiễn không diễn ra những điều như trên thì khi ấy dư luận còn bất ngờ hơn cả là nghe tin về những sai phạm.
Là do cả cộng đồng!
Quan trọng hơn cả, vấn đề chính yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên lại xuất phát từ chính tâm lý của cả xã hội chứ không do bất kỳ một nhóm nhỏ nào.
Có một câu chuyện thực tế từng được mạng xã hội chia sẻ rất rầm rộ một thời gian trước đây. Một sinh viên ngành y khi đi thực tập gặp một nạn nhân cần cấp cứu. Người nhà của nạn nhân liên tục kéo người sinh viên kia ra để “đưa phong bì”; khi chính sinh viên ấy từ chối thì người nhà của nạn nhân lại càng lo lắng hơn. Cuối cùng, người sinh viên này vẫn tận tình chăm sóc cho nạn nhân, giúp đỡ người nhà bệnh nhân làm các thủ tục trong bệnh viện và hỗ trợ các vấn đề có liên quan. Sau này, khi việc chữa trị được thành công, sinh viên thực tập kia lại được nghe những trải lòng của gia đình nạn nhân về tâm lý của họ, cứ đưa phong bì thôi, cho tình cảm…
Ví dụ về văn hóa phong bì như trên chỉ là một trong những trường hợp rất nhỏ của tình trạng tham nhũng vặt thuộc các ngành nghề, lĩnh vực. Nhưng, nó lại điển hình cho việc tình trạng tham nhũng vặt phải xuất phát từ nhiều chủ thể khác nhau.
Kẻ tham nhũng thì trong tâm lý luôn sẵn sàng đón nhận quyền lợi mà người khác đem đến, nếu thấy thiếu thì họ sẽ cảm thấy khó chịu mà làm việc kém hiệu quả hơn, thậm chí là có những biểu hiện tiêu cực như hạch sách, làm khó. Khi có “lót tay” rồi thì mọi thứ có thể ngay lập tức trở nên dễ dàng, những sai sót nhỏ, thậm chí là không nhỏ nhưng cứ thế mà dễ dàng được bỏ qua.
Ở phía đối diện, những người đưa hối lộ với tâm thế “thà mất ít còn hơn mất nhiều” hay “xã hội bây giờ tất thế, phải có phong bì thì mới xong chuyện”. Một bên mất niềm tin, một bên tự tin rằng phía đối diện phải bồi dưỡng, chăm sóc mình. Giữa họ, điểm giao nhau duy nhất chỉ nằm ở việc “tham nhũng vặt” sẽ được hợp thức hóa toàn diện giữa cả hai.
Sự thật là như thế, chắc chắn đã trở nên như thế. Cả một tư duy xã hội, của tất cả những con người trong xã hội đã bị đẩy trôi đến mức đó. Muốn thay đổi, muốn xóa bỏ chắc chắn sẽ là rất khó, rất lâu mới được. Nhất thiết, chúng ta phải quyết tâm lâu dài, kiên trì, và trên hết là mọi hướng giải pháp cần phải chú ý rằng, lỗi lầm từ tư duy của nhiều bên thì cũng phải giải quyết từ tất cả nhưng bên chủ thể ấy, không phải riêng lẻ những đối tượng, cá nhân nào.
Nguồn Tổng hợp
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Bức tranh tham nhũng vẫn đang tối những mảng màu mà tham nhũng vặt chiếm đóng
Sau tất cả những vấn đề về kinh tế, xã hội khác, riêng về vấn đề nạn tham nhũng, các ý kiến của đại biểu Quốc hội thực sự đang rất bám sát thực tiễn, phản ánh đúng những bức xúc mà dư luận nhân dân đang bức xúc.
Thật vậy, với những vụ án tham nhũng lớn, chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục bởi tinh thần của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua khi đã quyết liệt xử lý với phương châm “Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy”. Nhưng, ngược lại hoàn toàn, xử lý tham nhũng vặt lại cho thấy dấu hiệu chững lại khi song hành cùng với nạn “trên nóng, dưới lạnh”.
Vấn đề này đã được thể hiện rất rõ ngay từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trước kỳ họp thứ 6-Quốc hội khóa XIV. Từ đây, một đại biểu Quốc hội thẳng thắn nêu ý kiến, công cuộc xử lý tham nhũng trong thời gian qua chưa phản ánh được hết tình trạng tham nhũng trong thực tế.
Thói quen khó bỏ…
Theo tình hình thực tế, cũng như theo đánh giá của các đại biểu: tham nhũng vặt vẫn ngang nhiên tồn tại và thường tập trung trong các lĩnh vực điển hình như y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan, thuế, cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đấu thầu, xây dựng, làm giấy tờ nhà đất, giải quyết các thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa, trong tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức. Trong khi đó, “người dân và doanh nghiệp vẫn chưa dám mạnh dạn đấu tranh, phê phán, tố cáo hành vi tiêu cực vì ngại đụng chạm, sợ bị trù dập, bị gây khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.”.
Nói thẳng, những gì được phản ánh ở trên là hoàn toàn đúng. Có thể nói, “tham nhũng vặt” trong các ngành nghề, lĩnh vực như y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan,… đã dần dần trở thành những thói quen khó bỏ. Nó từ một thứ sai phạm, cần phải loại bỏ thì nay dần ẩn mình để người ta tự coi nó là thứ không thể thiếu.
Vào bệnh viện mà không có phong bì cho bác sĩ cũng lạ lẫm; vi phạm giao thông mà không cho cảnh sát một ít để khỏi nộp phạt tiền cao hơn cũng băn khoăn; cán bộ hải quan, thuế “vội bỏ lọt” một số thứ cần kiểm tra cũng không còn ít;… Nếu thực tiễn không diễn ra những điều như trên thì khi ấy dư luận còn bất ngờ hơn cả là nghe tin về những sai phạm.
Là do cả cộng đồng!
Quan trọng hơn cả, vấn đề chính yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên lại xuất phát từ chính tâm lý của cả xã hội chứ không do bất kỳ một nhóm nhỏ nào.
Có một câu chuyện thực tế từng được mạng xã hội chia sẻ rất rầm rộ một thời gian trước đây. Một sinh viên ngành y khi đi thực tập gặp một nạn nhân cần cấp cứu. Người nhà của nạn nhân liên tục kéo người sinh viên kia ra để “đưa phong bì”; khi chính sinh viên ấy từ chối thì người nhà của nạn nhân lại càng lo lắng hơn. Cuối cùng, người sinh viên này vẫn tận tình chăm sóc cho nạn nhân, giúp đỡ người nhà bệnh nhân làm các thủ tục trong bệnh viện và hỗ trợ các vấn đề có liên quan. Sau này, khi việc chữa trị được thành công, sinh viên thực tập kia lại được nghe những trải lòng của gia đình nạn nhân về tâm lý của họ, cứ đưa phong bì thôi, cho tình cảm…
Ví dụ về văn hóa phong bì như trên chỉ là một trong những trường hợp rất nhỏ của tình trạng tham nhũng vặt thuộc các ngành nghề, lĩnh vực. Nhưng, nó lại điển hình cho việc tình trạng tham nhũng vặt phải xuất phát từ nhiều chủ thể khác nhau.
Kẻ tham nhũng thì trong tâm lý luôn sẵn sàng đón nhận quyền lợi mà người khác đem đến, nếu thấy thiếu thì họ sẽ cảm thấy khó chịu mà làm việc kém hiệu quả hơn, thậm chí là có những biểu hiện tiêu cực như hạch sách, làm khó. Khi có “lót tay” rồi thì mọi thứ có thể ngay lập tức trở nên dễ dàng, những sai sót nhỏ, thậm chí là không nhỏ nhưng cứ thế mà dễ dàng được bỏ qua.
Ở phía đối diện, những người đưa hối lộ với tâm thế “thà mất ít còn hơn mất nhiều” hay “xã hội bây giờ tất thế, phải có phong bì thì mới xong chuyện”. Một bên mất niềm tin, một bên tự tin rằng phía đối diện phải bồi dưỡng, chăm sóc mình. Giữa họ, điểm giao nhau duy nhất chỉ nằm ở việc “tham nhũng vặt” sẽ được hợp thức hóa toàn diện giữa cả hai.
Sự thật là như thế, chắc chắn đã trở nên như thế. Cả một tư duy xã hội, của tất cả những con người trong xã hội đã bị đẩy trôi đến mức đó. Muốn thay đổi, muốn xóa bỏ chắc chắn sẽ là rất khó, rất lâu mới được. Nhất thiết, chúng ta phải quyết tâm lâu dài, kiên trì, và trên hết là mọi hướng giải pháp cần phải chú ý rằng, lỗi lầm từ tư duy của nhiều bên thì cũng phải giải quyết từ tất cả nhưng bên chủ thể ấy, không phải riêng lẻ những đối tượng, cá nhân nào.
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment