Trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm và nỗ lực cải cách thể chế cùng nền quản trị công nhằm chống tham nhũng, hướng tới tăng cường tính minh bạch và năng lực kiến tạo … thì việc tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) có thể được xem như một xúc tác giúp đẩy nhanh tiến trình.
Dữ liệu mở, công khai và minh bạch chỉ là một cam kết trong Chính phủ mở.
Trên thực tế, người dân ở bất cứ quốc gia nào cũng thường mong mỏi được chính phủ phục vụ tốt. Trong kỳ vọng của họ, một chính phủ làm việc nhanh chóng hiệu quả, mang lại nhiều dịch vụ thiết thực, không tham nhũng và lãng phí, cũng cần thiết phải là một chính phủ biết lắng nghe và hành động – điều không phải có thể dễ dàng đạt được bởi rất nhiều trở lực. Chẳng hạn, ngay bên trong mỗi chính phủ, những lãnh đạo với tầm nhìn và tư duy cải cách cũng thường xuyên phải đấu tranh rất nhiều mới có thể nói lên những điều họ biết, họ hiểu và vận để động triển khai cái mới. Còn ở ngoài xã hội, phần đông người dân thường dễ rơi vào tâm lý chán nản, bức xúc khi không thể biết chuyện gì đang diễn ra phía sau bốn bức tường mang tên “chính quyền”, và dường như cũng chẳng có nhiều cách để khiến những người ở bên trong đó có thể lắng nghe ý kiến của họ. Ngoài ra, liên quan đến yếu tố văn hóa, đại bộ phận dân ở các nước thuộc Thế giới thứ Ba thường hay thụ động, trông chờ vào chính phủ thay vì tự giác và chủ động làm gì đó cho mình – như chuyện lấy ý kiến người dân về các dự luật ở Việt Nam, mặc dù công khai nhưng chẳng mấy người tham gia đóng góp.
Làm sao để thay đổi văn hóa làm việc của chính phủ lẫn cải thiện nhân thức của người dân? Đó thực sự là một cuộc cách mạng với sứ mệnh quá lớn lao mà không ai có thể âm thầm làm việc một mình. Trận tuyến này đòi hỏi phải có rất nhiều đồng minh, cả bên trong (thành phần lãnh đạo cấp tiến) và bên ngoài chính phủ (khối doanh nghiệp và xã hội dân sự) để cùng thảo luận nhằm đi đến giải pháp và thúc đẩy tiến trình, bên cạnh các đối tác quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ và tìm kiếm niềm cảm hứng. Và đó cũng chính là lý do để Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở OGP (Open Government Partnership) ra đời năm 2011. Từ sự đồng thuận ban đầu bởi các nhà lãnh đạo của 8 chính phủ (Brazil, Indonesia, Mexico, Nauy, Philippines, Nam Phi, Anh, Mỹ) và 9 tổ chức xã hội dân sự (XHDS), cho đến nay OGP đã thu hút được 79 quốc gia cùng 20 chính quyền địa phương tham gia và thực hiện hơn 3.100 để cải thiện hơn nữa độ mở, trách nhiệm cùng năng lực của chính phủ.
Về bản chất, OGP hoàn toàn không thuộc về bất cứ một diễn đàn hay sân chơi ngoại giao nào, mà đúng hơn là một sáng kiến – được quốc tế đánh giá thuộc loại nổi bật nhất hiện nay – nhằm thúc đẩy các chính phủ hướng tới minh bạch thông qua cơ chế đối thoại, hợp tác và làm việc chung (giữa chính phủ và XHSD) để đi đến những cam kết cụ thể, chẳng hạn: đảm bảo thông tin sẵn có, công khai và dễ dàng tiếp cận; tham vấn, gắn kết và trao quyền nhiều hơn nữa cho người dân; thực thi các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan chính phủ; kiên quyết loại trừ tham nhũng; tận dụng và phát huy các lợi thế của công nghệ trong cải thiện hoạt động quản trị nhà nước; bên cạnh mục tiêu bao trùm và đa dạng (các kế hoạch hành động phải chú trọng tới những nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội).
Việc tham gia OGP cũng hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, khi các quốc gia quan tâm cần thiết phải đáp ứng được những tiêu chí hợp lệ tối thiểu; cam kết phát huy các nguyên tắc của OGP thông qua Tuyên ngôn Chính phủ mở; gửi ý nguyện thư xin gia nhập; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia OGP, và gửi kế hoạch hành động để Ban chỉ đạo OGP công khai trên cổng thông tin toàn cầu. Ngoài ra, các hoạt động chấm điểm, đánh giá, báo cáo và xét duyệt hồ sơ sẽ được OGP thực hiện hoàn toàn độc lập với chính phủ – áp lực góp phần thôi thúc chính phủ thực hiện cải cách. Như hiện nay, trong 4 tiêu chí tính điểm của OGP, bao gồm: Minh bạch tài khóa; Công khai tài sản; Sự tham gia của người dân; và Tiếp cận thông tin, Việt Nam mới chỉ đạt 8/16 – còn thiếu 4 điểm so với yêu cầu tối thiểu để trở thành thành viên; Ngoài ra, kể từ 09/2017, OGP còn bổ sung thêm tiêu chí Không gian dân sự (còn gọi là Values check hay Kiểm tra giá trị) nhằm đảm bảo môi trường hoạt động cho XHDS phát triển – điểm mà Việt Nam vốn đã không được đánh giá cao và càng cần phải cố gắng rất nhiều.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, OGP thực sự rất phù hợp với Việt Nam, nhất là trong tầm nhìn tham chiếu đến những chủ trương cải cách và định hướng phát triển mới do Đảng và Nhà nước phát động, trong đó có Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin; Mục tiêu hướng tới Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động để bắt kịp và đón đầu xu hướng 4.0, … Do đó, nếu được cung cấp đầy đủ thông tin, việc vận động để Việt Nam gia nhập OGP chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm, mặc dù ở những cấp độ khác nhau, của các cơ quan nhà nước (nhất là Quốc hội và các cơ quan phòng, chống tham nhũng) cùng đông đảo xã hội (báo chí, học thuật, tổ chức xã hội và NGO). Điều này giúp mang đến một vài lợi ích cốt lõi, như mở ra con đường mới, mang tính chiến lược, thúc đẩy, tạo ra bước ngoặt trong quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng; mở rộng cơ hội giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa với thế giới, nâng cao hình ảnh và uy tín, tranh thủ nguồn lực và sự trợ giúp của quốc tế trong việc cải cách thể chế và hiệu quả hoạt động …
Sau cùng, mặc dù còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua, và những khó khăn đôi khi không phải do yếu tố kỹ thuật mà lại nằm ở quán tính hay sức ì văn hóa, nhưng OGP hoàn toàn có khả năng được hiện thực hóa ở Việt Nam nếu chúng ta biết đặt ra những chiến lược và kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể, có trọng tâm (tham khảo kinh nghiệm quốc tế) và chú ý đến tính khả thi (cần tránh những đề xuất phi thực tế, quá đà để dễ dàng bị quy chụp), trước tiên cần bắt đầu từ khâu tuyên truyền, phổ biến nhằm huy động được sự tham gia và phát huy lợi thế của hầu hết mọi chủ thể trong xã hội trên tinh thần: “Muốn đi nhanh, có thể đi một mình; Còn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” (Ngạn ngữ).
Nguồn Tổng hợp
Chính trị
,
Tin trong nước
Dữ liệu mở, công khai và minh bạch chỉ là một cam kết trong Chính phủ mở.
Trên thực tế, người dân ở bất cứ quốc gia nào cũng thường mong mỏi được chính phủ phục vụ tốt. Trong kỳ vọng của họ, một chính phủ làm việc nhanh chóng hiệu quả, mang lại nhiều dịch vụ thiết thực, không tham nhũng và lãng phí, cũng cần thiết phải là một chính phủ biết lắng nghe và hành động – điều không phải có thể dễ dàng đạt được bởi rất nhiều trở lực. Chẳng hạn, ngay bên trong mỗi chính phủ, những lãnh đạo với tầm nhìn và tư duy cải cách cũng thường xuyên phải đấu tranh rất nhiều mới có thể nói lên những điều họ biết, họ hiểu và vận để động triển khai cái mới. Còn ở ngoài xã hội, phần đông người dân thường dễ rơi vào tâm lý chán nản, bức xúc khi không thể biết chuyện gì đang diễn ra phía sau bốn bức tường mang tên “chính quyền”, và dường như cũng chẳng có nhiều cách để khiến những người ở bên trong đó có thể lắng nghe ý kiến của họ. Ngoài ra, liên quan đến yếu tố văn hóa, đại bộ phận dân ở các nước thuộc Thế giới thứ Ba thường hay thụ động, trông chờ vào chính phủ thay vì tự giác và chủ động làm gì đó cho mình – như chuyện lấy ý kiến người dân về các dự luật ở Việt Nam, mặc dù công khai nhưng chẳng mấy người tham gia đóng góp.
Làm sao để thay đổi văn hóa làm việc của chính phủ lẫn cải thiện nhân thức của người dân? Đó thực sự là một cuộc cách mạng với sứ mệnh quá lớn lao mà không ai có thể âm thầm làm việc một mình. Trận tuyến này đòi hỏi phải có rất nhiều đồng minh, cả bên trong (thành phần lãnh đạo cấp tiến) và bên ngoài chính phủ (khối doanh nghiệp và xã hội dân sự) để cùng thảo luận nhằm đi đến giải pháp và thúc đẩy tiến trình, bên cạnh các đối tác quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ và tìm kiếm niềm cảm hứng. Và đó cũng chính là lý do để Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở OGP (Open Government Partnership) ra đời năm 2011. Từ sự đồng thuận ban đầu bởi các nhà lãnh đạo của 8 chính phủ (Brazil, Indonesia, Mexico, Nauy, Philippines, Nam Phi, Anh, Mỹ) và 9 tổ chức xã hội dân sự (XHDS), cho đến nay OGP đã thu hút được 79 quốc gia cùng 20 chính quyền địa phương tham gia và thực hiện hơn 3.100 để cải thiện hơn nữa độ mở, trách nhiệm cùng năng lực của chính phủ.
Về bản chất, OGP hoàn toàn không thuộc về bất cứ một diễn đàn hay sân chơi ngoại giao nào, mà đúng hơn là một sáng kiến – được quốc tế đánh giá thuộc loại nổi bật nhất hiện nay – nhằm thúc đẩy các chính phủ hướng tới minh bạch thông qua cơ chế đối thoại, hợp tác và làm việc chung (giữa chính phủ và XHSD) để đi đến những cam kết cụ thể, chẳng hạn: đảm bảo thông tin sẵn có, công khai và dễ dàng tiếp cận; tham vấn, gắn kết và trao quyền nhiều hơn nữa cho người dân; thực thi các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan chính phủ; kiên quyết loại trừ tham nhũng; tận dụng và phát huy các lợi thế của công nghệ trong cải thiện hoạt động quản trị nhà nước; bên cạnh mục tiêu bao trùm và đa dạng (các kế hoạch hành động phải chú trọng tới những nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội).
Việc tham gia OGP cũng hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, khi các quốc gia quan tâm cần thiết phải đáp ứng được những tiêu chí hợp lệ tối thiểu; cam kết phát huy các nguyên tắc của OGP thông qua Tuyên ngôn Chính phủ mở; gửi ý nguyện thư xin gia nhập; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia OGP, và gửi kế hoạch hành động để Ban chỉ đạo OGP công khai trên cổng thông tin toàn cầu. Ngoài ra, các hoạt động chấm điểm, đánh giá, báo cáo và xét duyệt hồ sơ sẽ được OGP thực hiện hoàn toàn độc lập với chính phủ – áp lực góp phần thôi thúc chính phủ thực hiện cải cách. Như hiện nay, trong 4 tiêu chí tính điểm của OGP, bao gồm: Minh bạch tài khóa; Công khai tài sản; Sự tham gia của người dân; và Tiếp cận thông tin, Việt Nam mới chỉ đạt 8/16 – còn thiếu 4 điểm so với yêu cầu tối thiểu để trở thành thành viên; Ngoài ra, kể từ 09/2017, OGP còn bổ sung thêm tiêu chí Không gian dân sự (còn gọi là Values check hay Kiểm tra giá trị) nhằm đảm bảo môi trường hoạt động cho XHDS phát triển – điểm mà Việt Nam vốn đã không được đánh giá cao và càng cần phải cố gắng rất nhiều.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, OGP thực sự rất phù hợp với Việt Nam, nhất là trong tầm nhìn tham chiếu đến những chủ trương cải cách và định hướng phát triển mới do Đảng và Nhà nước phát động, trong đó có Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin; Mục tiêu hướng tới Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động để bắt kịp và đón đầu xu hướng 4.0, … Do đó, nếu được cung cấp đầy đủ thông tin, việc vận động để Việt Nam gia nhập OGP chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm, mặc dù ở những cấp độ khác nhau, của các cơ quan nhà nước (nhất là Quốc hội và các cơ quan phòng, chống tham nhũng) cùng đông đảo xã hội (báo chí, học thuật, tổ chức xã hội và NGO). Điều này giúp mang đến một vài lợi ích cốt lõi, như mở ra con đường mới, mang tính chiến lược, thúc đẩy, tạo ra bước ngoặt trong quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng; mở rộng cơ hội giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa với thế giới, nâng cao hình ảnh và uy tín, tranh thủ nguồn lực và sự trợ giúp của quốc tế trong việc cải cách thể chế và hiệu quả hoạt động …
Sau cùng, mặc dù còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua, và những khó khăn đôi khi không phải do yếu tố kỹ thuật mà lại nằm ở quán tính hay sức ì văn hóa, nhưng OGP hoàn toàn có khả năng được hiện thực hóa ở Việt Nam nếu chúng ta biết đặt ra những chiến lược và kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể, có trọng tâm (tham khảo kinh nghiệm quốc tế) và chú ý đến tính khả thi (cần tránh những đề xuất phi thực tế, quá đà để dễ dàng bị quy chụp), trước tiên cần bắt đầu từ khâu tuyên truyền, phổ biến nhằm huy động được sự tham gia và phát huy lợi thế của hầu hết mọi chủ thể trong xã hội trên tinh thần: “Muốn đi nhanh, có thể đi một mình; Còn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” (Ngạn ngữ).
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment