Người biểu tình phản đối việc quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông tại Manila tháng 6/2017.
Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử trên vùng biển Đông có nhiều tranh chấp trong vòng 3 năm tới trong lúc Bắc Kinh tìm kiếm mối quan hệ bền vững với các nước láng giềng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra cam kết trên hôm 13/11 tại Singapore trước khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo báo Nam Hoa Buổi Sáng của Hong Kong (SCMP).
Thủ tướng Trung Quốc nói một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định là thiết yếu đối với Bắc Kinh để cải thiện các mối quan hệ và đạt được các hiệp định thương mại tự do với các nước láng giềng. Ông Lý nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng hoàn tất các cuộc thương thảo cho một hiệp định thương mại đối tác kinh tế toàn hiện khu vực vào năm tới.
Thủ tướng Lý còn nói rằng một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông) – mà Trung Quốc hy vọng sẽ được đàm phán thành công trong 3 năm tới – sẽ có lợi cho việc duy trì và ổn định nền hòa bình trong khu vực.
“Trong khi tình hình trên Biển Nam Trung Hoa giờ đây đã ổn định, chúng tôi hy vọng tận dụng cơ hội này để thúc đẩy một tiến trình chắc chắn cho bộ quy tắc,” ông Lý nói.
“Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ hưởng lợi từ tiến trình này, và nó cũng sẽ có lợi cho thương mại tự do và sau đó phục vụ lợi ích cho các bên liên quan,” theo Thủ tướng Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra trong lúc các căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tăng cao cũng như cả hai cường quốc đều tìm cách có được ảnh hưởng trong khu vực. Bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang nhắm mục tiêu đạt được các hiệp định thương mại với các nước trong khối Đông Nam Á.
Các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc cũng đã xuýt đâm vào nhau trên Biển Đông.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm 13/11 nói rằng Mỹ phản đối các biện pháp quân sự đơn phương trong vùng biển có tranh chấp.
Những lời kêu gọi lập một bộ quy tắc ứng xử được đưa ra vào năm 1995 khi Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành khăn, một thực thể trên biển mà Philippines có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc không đồng ý tiến hành thảo luận về bộ quy tắc này cho tới tận năm 1999, và vác cuộc thương thảo sau đó dẫn tới một tuyên bố ứng xử không có tính ràng buộc pháp lý vào năm 2002.
Collin Koh, một chuyên gia về an ninh hàng hải của Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, nói với SCMP rằng vẫn còn lâu mới có thể hoàn tất được bộ quy tắc ứng xử khi các nước ASEAN còn đang bàn cãi xem nó có nên ràng buộc về pháp lý hay không.
“Và dường như là một số, nếu không phải là tất cả, các nước thành viên ASEAN đã hạ giảm kỳ vọng vào bộ quy tắc ứng xử,” ông Koh nói. “Bản dự thảo thương thảo có nhiều điều khoản được đề xuất và do có nhiều bên tham gia bàn thảo, nó chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Thực sự sẽ không ngạc nhiên nếu mất hơn ba năm để hoàn tất.”
Nguồn Tổng hợp
Chính trị
,
Tin quốc tế
Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử trên vùng biển Đông có nhiều tranh chấp trong vòng 3 năm tới trong lúc Bắc Kinh tìm kiếm mối quan hệ bền vững với các nước láng giềng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra cam kết trên hôm 13/11 tại Singapore trước khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo báo Nam Hoa Buổi Sáng của Hong Kong (SCMP).
Thủ tướng Trung Quốc nói một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định là thiết yếu đối với Bắc Kinh để cải thiện các mối quan hệ và đạt được các hiệp định thương mại tự do với các nước láng giềng. Ông Lý nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng hoàn tất các cuộc thương thảo cho một hiệp định thương mại đối tác kinh tế toàn hiện khu vực vào năm tới.
Thủ tướng Lý còn nói rằng một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông) – mà Trung Quốc hy vọng sẽ được đàm phán thành công trong 3 năm tới – sẽ có lợi cho việc duy trì và ổn định nền hòa bình trong khu vực.
“Trong khi tình hình trên Biển Nam Trung Hoa giờ đây đã ổn định, chúng tôi hy vọng tận dụng cơ hội này để thúc đẩy một tiến trình chắc chắn cho bộ quy tắc,” ông Lý nói.
“Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ hưởng lợi từ tiến trình này, và nó cũng sẽ có lợi cho thương mại tự do và sau đó phục vụ lợi ích cho các bên liên quan,” theo Thủ tướng Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra trong lúc các căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tăng cao cũng như cả hai cường quốc đều tìm cách có được ảnh hưởng trong khu vực. Bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang nhắm mục tiêu đạt được các hiệp định thương mại với các nước trong khối Đông Nam Á.
Các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc cũng đã xuýt đâm vào nhau trên Biển Đông.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm 13/11 nói rằng Mỹ phản đối các biện pháp quân sự đơn phương trong vùng biển có tranh chấp.
Những lời kêu gọi lập một bộ quy tắc ứng xử được đưa ra vào năm 1995 khi Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành khăn, một thực thể trên biển mà Philippines có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc không đồng ý tiến hành thảo luận về bộ quy tắc này cho tới tận năm 1999, và vác cuộc thương thảo sau đó dẫn tới một tuyên bố ứng xử không có tính ràng buộc pháp lý vào năm 2002.
Collin Koh, một chuyên gia về an ninh hàng hải của Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, nói với SCMP rằng vẫn còn lâu mới có thể hoàn tất được bộ quy tắc ứng xử khi các nước ASEAN còn đang bàn cãi xem nó có nên ràng buộc về pháp lý hay không.
“Và dường như là một số, nếu không phải là tất cả, các nước thành viên ASEAN đã hạ giảm kỳ vọng vào bộ quy tắc ứng xử,” ông Koh nói. “Bản dự thảo thương thảo có nhiều điều khoản được đề xuất và do có nhiều bên tham gia bàn thảo, nó chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Thực sự sẽ không ngạc nhiên nếu mất hơn ba năm để hoàn tất.”
Nguồn Tổng hợp
No comments:
Post a Comment