Ruộng lúa bị ngập úng tại Nam Định, Việt Nam, hồi tháng 10 năm 2017.
Trong dự thảo nghị định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, đang được Bộ Kế hoạch- Đầu tư soạn thảo, có quy định đất lúa một vụ năng suất thấp có thể được làm sân golf. Liệu quy định này có phù hợp với quốc gia nông nghiệp như Việt Nam?
Quy định lấy đất lúa một vụ năng suất thấp làm sân golf khiến dư luận lo ngại sẽ bị lợi dụng, không minh bạch trong việc việc chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Theo Vietnambiz, tính đến năm 2017, Việt Nam đã có khoảng 58 sân golf ở 24 tỉnh thành, tổng diện tích khoảng 6.340 ha. Hiện vẫn chưa có con số chính thức về giá trị kinh tế các sân golf mang lại, nhưng theo thống kê, mỗi sân golf có diện tích trên 100 ha thì cần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.
"Đất lúa một vụ ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm" - Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho biết, đất lúa một vụ thì hiện nay ở Việt Nam không nhiều, chỉ tập trung ở vùng ven biển và vùng đồi núi. Ông nói tiếp:
“Ở vùng ven biển ngập mặn, thì nông dân trồng lúa mùa vào lúc mùa mưa đến, thường thì đất này không thích hợp làm sân golf, vì là vùng đất thấp, nếu không làm lúa thì thích hợp nuôi trồng thủy sản vì điều kiện khí hậu phù hợp hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay của Việt Nam. Đất lúa một vụ thứ hai là ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ. Nhưng đất này thì người chuyển sang trồng ngô hay gần đây người ta trồng xen trái rất nhiều, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm.”
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, hiện nay chủ trương sử dụng diện tích đất lúa đã được thoáng hơn trước. Trước đây thì vì lý do an ninh lương thực nên Việt Nam giữ cứng diện tích đất lúa, không cho chuyển sang cây trồng khác. Nhưng hiện nay trong tái cơ cấu nông nghiệp, hướng về tăng thu nhập cho nông dân thì đất lúa được phép sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhưng theo ông, không phải nói như thế là có thể bỏ đất nông nghiệp để chuyển sang các loại hình khác. Ông cho rằng, kể cả đất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xây dựng thành phố hay làm sân golf thì nên tránh sử dụng vào đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác dù đầu tư lớn cũng không mang lại hiệu quả cao:
Sân golf Kings Island Đồng Mô, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội, Vietnam.
“Thật ra thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác thì cũng phải đầu tư rất lớn. Chẳng hạn chuyển sang hoa màu thì đầu tư ban đầu cũng rất là lớn, vì thủy lợi ban đầu mình đầu tư cho lúa là chính. Mà đất đã trồng lúa thấp thì trồng các cây khác hiệu quả cũng thấp. Còn nếu thay đổi trồng cây ăn trái thì lại còn phải làm nhiều thứ hơn và đầu tư rất là lớn. Trước đây theo nghị định 35 thì không cho phép chuyển đất lúa thành đất sân golf, vì Việt Nam cố gắng giữ an ninh lương thực thông qua diện tích trồng lúa. Nhưng Việt Nam hiện nay thì diện tích đất trồng lúa rất là lớn, thành ra những vùng có khả năng chuyển đổi được thì chính phủ vẫn cho đổi.”
Chúng tôi liên lạc với Anh Nguyễn Tiến Lựa, một người trồng lúa ở Bắc Giang, để tìm hiểu về thực tế trồng lúa một vụ tại địa phương, và được anh cho biết như sau:
“Ở đây có chỗ trồng một vụ, có chỗ hai vụ, nếu không úng thì trồng hai vụ, nếu úng thì trồng một vụ chiêm thôi. Nhà nước cho phép cấy lúa thì cấy, còn nhà nước chuyển đổi thì chuyển đổi. Chứ không cho phép mà mình muốn làm cũng đâu làm được. Còn lúa năng suất thấp cũng không thay đổi cây trồng được, vì không phù hợp quy hoạch cũng đâu được làm. Nhà nước quy hoạch làm gì thì mình đành chịu thôi, chứ chẳng làm thế nào được.”
Cũng có ý kiến lo ngại đất lúa một vụ năng suất thấp nhưng lại là loại lúa chất lượng cao, mang lại giá trị cao. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai diện tích này không còn nhiều:
Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh.
-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
“Cũng có những vùng trồng lúa mùa một vụ năng suất thấp, nhưng họ trồng lúa vùng đặc sản chất lượng tốt, giá trị cao. Nhưng diện tích này không còn nhiều, ví dụ như gạo Nàng Hương Chợ Đào, lúc trước có khoảng 600 héc ta, hiện nay chỉ còn 50 héc ta.”
Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, ngoài những yếu tố về năng suất, hiệu quả, thì còn phải chú ý đến vấn đề môi trường khi chuyển đất lúa một vụ năng suất thấp thành sân golf. Theo ông, ở Việt Nam hiện nay thì các sân golf áp dụng công nghệ thâm canh đối với cỏ, sử dụng phân thuốc khá nhiều, khác với sân golf sinh thái ở nhiều quốc gia khác. Cho nên theo ông nếu sử dụng làm sân golf thì phải có biện pháp bảo vệ hết sức cẩn thận không chỉ với nông dân sản xuất xung quanh, mà đối với cả khu vực lân cận. Ông nói tiếp:
“Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh. Chưa kể là làm sân golf cần diện tích rất rộng, nó làm thay đổi cảnh quan, thay đổi môi trường sinh thái xung quanh. Nên phải rất thận trọng.”
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đưa ra lời khuyên, không nên chuyển mục đích sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp ra ngoài phạm vi nông nghiệp, trừ trường hợp nằm trong vùng quy hoạch hết sức quan trọng để phải làm công nghiệp hay các công trình phúc lợi công cộng. Còn sân golf thì theo ông, là một mô hình kinh tế tốt nhưng nó phải được quy hoạch bố trí hài hòa với lợi ích của người nông dân, nhất là những vùng cao nơi sinh sống của đa số nông dân nghèo hay người dân tộc thiểu số.
Nguồn RFA
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trong dự thảo nghị định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, đang được Bộ Kế hoạch- Đầu tư soạn thảo, có quy định đất lúa một vụ năng suất thấp có thể được làm sân golf. Liệu quy định này có phù hợp với quốc gia nông nghiệp như Việt Nam?
Lo ngại sẽ bị lợi dụng?
Mặc dù dự thảo về đầu tư sân golf có nhiều loại đất không được sử dụng để xây sân golf như đất quốc phòng, đất rừng tự nhiên, đất di tích, đất khu công nghiệp, đô thị, đất đê điều và đất trồng lúa… Tuy nhiên, với đất trồng lúa thì dự thảo lại quy định thêm là “trừ đất trồng lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao và đáp ứng các điều kiện về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai”.Quy định lấy đất lúa một vụ năng suất thấp làm sân golf khiến dư luận lo ngại sẽ bị lợi dụng, không minh bạch trong việc việc chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Theo Vietnambiz, tính đến năm 2017, Việt Nam đã có khoảng 58 sân golf ở 24 tỉnh thành, tổng diện tích khoảng 6.340 ha. Hiện vẫn chưa có con số chính thức về giá trị kinh tế các sân golf mang lại, nhưng theo thống kê, mỗi sân golf có diện tích trên 100 ha thì cần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.
"Đất lúa một vụ ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm" - Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho biết, đất lúa một vụ thì hiện nay ở Việt Nam không nhiều, chỉ tập trung ở vùng ven biển và vùng đồi núi. Ông nói tiếp:
“Ở vùng ven biển ngập mặn, thì nông dân trồng lúa mùa vào lúc mùa mưa đến, thường thì đất này không thích hợp làm sân golf, vì là vùng đất thấp, nếu không làm lúa thì thích hợp nuôi trồng thủy sản vì điều kiện khí hậu phù hợp hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay của Việt Nam. Đất lúa một vụ thứ hai là ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ. Nhưng đất này thì người chuyển sang trồng ngô hay gần đây người ta trồng xen trái rất nhiều, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm.”
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, hiện nay chủ trương sử dụng diện tích đất lúa đã được thoáng hơn trước. Trước đây thì vì lý do an ninh lương thực nên Việt Nam giữ cứng diện tích đất lúa, không cho chuyển sang cây trồng khác. Nhưng hiện nay trong tái cơ cấu nông nghiệp, hướng về tăng thu nhập cho nông dân thì đất lúa được phép sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhưng theo ông, không phải nói như thế là có thể bỏ đất nông nghiệp để chuyển sang các loại hình khác. Ông cho rằng, kể cả đất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xây dựng thành phố hay làm sân golf thì nên tránh sử dụng vào đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác dù đầu tư lớn cũng không mang lại hiệu quả cao:
Sân golf Kings Island Đồng Mô, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội, Vietnam.
“Thật ra thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác thì cũng phải đầu tư rất lớn. Chẳng hạn chuyển sang hoa màu thì đầu tư ban đầu cũng rất là lớn, vì thủy lợi ban đầu mình đầu tư cho lúa là chính. Mà đất đã trồng lúa thấp thì trồng các cây khác hiệu quả cũng thấp. Còn nếu thay đổi trồng cây ăn trái thì lại còn phải làm nhiều thứ hơn và đầu tư rất là lớn. Trước đây theo nghị định 35 thì không cho phép chuyển đất lúa thành đất sân golf, vì Việt Nam cố gắng giữ an ninh lương thực thông qua diện tích trồng lúa. Nhưng Việt Nam hiện nay thì diện tích đất trồng lúa rất là lớn, thành ra những vùng có khả năng chuyển đổi được thì chính phủ vẫn cho đổi.”
Chúng tôi liên lạc với Anh Nguyễn Tiến Lựa, một người trồng lúa ở Bắc Giang, để tìm hiểu về thực tế trồng lúa một vụ tại địa phương, và được anh cho biết như sau:
“Ở đây có chỗ trồng một vụ, có chỗ hai vụ, nếu không úng thì trồng hai vụ, nếu úng thì trồng một vụ chiêm thôi. Nhà nước cho phép cấy lúa thì cấy, còn nhà nước chuyển đổi thì chuyển đổi. Chứ không cho phép mà mình muốn làm cũng đâu làm được. Còn lúa năng suất thấp cũng không thay đổi cây trồng được, vì không phù hợp quy hoạch cũng đâu được làm. Nhà nước quy hoạch làm gì thì mình đành chịu thôi, chứ chẳng làm thế nào được.”
Ảnh hưởng môi trường?
Theo Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khi trả lời truyền thông cho rằng, đất lúa một vụ nếu năng suất thấp thì trước hết phải xem xét chuyển đổi cây trồng, chuyển sang trồng hoa màu hay nuôi trồng thủy sản… nếu vẫn không hiệu quả mới xem xét chuyển đổi ra khỏi phạm vi nông nghiệp.Cũng có ý kiến lo ngại đất lúa một vụ năng suất thấp nhưng lại là loại lúa chất lượng cao, mang lại giá trị cao. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai diện tích này không còn nhiều:
Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh.
-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
“Cũng có những vùng trồng lúa mùa một vụ năng suất thấp, nhưng họ trồng lúa vùng đặc sản chất lượng tốt, giá trị cao. Nhưng diện tích này không còn nhiều, ví dụ như gạo Nàng Hương Chợ Đào, lúc trước có khoảng 600 héc ta, hiện nay chỉ còn 50 héc ta.”
Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, ngoài những yếu tố về năng suất, hiệu quả, thì còn phải chú ý đến vấn đề môi trường khi chuyển đất lúa một vụ năng suất thấp thành sân golf. Theo ông, ở Việt Nam hiện nay thì các sân golf áp dụng công nghệ thâm canh đối với cỏ, sử dụng phân thuốc khá nhiều, khác với sân golf sinh thái ở nhiều quốc gia khác. Cho nên theo ông nếu sử dụng làm sân golf thì phải có biện pháp bảo vệ hết sức cẩn thận không chỉ với nông dân sản xuất xung quanh, mà đối với cả khu vực lân cận. Ông nói tiếp:
“Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh. Chưa kể là làm sân golf cần diện tích rất rộng, nó làm thay đổi cảnh quan, thay đổi môi trường sinh thái xung quanh. Nên phải rất thận trọng.”
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đưa ra lời khuyên, không nên chuyển mục đích sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp ra ngoài phạm vi nông nghiệp, trừ trường hợp nằm trong vùng quy hoạch hết sức quan trọng để phải làm công nghiệp hay các công trình phúc lợi công cộng. Còn sân golf thì theo ông, là một mô hình kinh tế tốt nhưng nó phải được quy hoạch bố trí hài hòa với lợi ích của người nông dân, nhất là những vùng cao nơi sinh sống của đa số nông dân nghèo hay người dân tộc thiểu số.
Nguồn RFA
No comments:
Post a Comment