Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người…
Sáng 29-11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Tại đây, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, sau 30 năm đổi mới, chúng ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị đã chuyển đổi kịp thời trước yêu cầu đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chấp hành Trung ương cũng thẳng thắn chỉ ra, bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đề ra.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhất là số đầu mối bên trong của các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu.
Hiện nay tổ chức ở cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, ví dụ như Bộ Tài chính với Bộ KH-ĐT, Bộ GT-VT với Bộ Xây dựng… Bên cạnh đó, số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn đến 30 đầu mối bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong khi đó, ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20,… So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.
Đồng chí Phạm Minh Chính giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ảnh TRẦN BÌNH
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn.
“Có thể khẳng định số người ăn lương và phụ cấp của ta tang rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn. Khó khăn này tập trung vào 2 điểm chính là các đơn vị sự nghiệp trên 2 triệu người và cấp xã, thôn, tổ dân phố”
Sau 2 năm thực hiện tinh giản biên chế nhưng số người hưởng lương, phụ cấp không giảm mà còn tăng lên. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm ta phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người. Đây là một mâu thuẫn lớn.
“Về cơ bản, tỷ lệ công chức nước ta cao hơn rất nhiều so với các nước” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Nguồn http://www.sggp.org.vn/hai-nam-thuc-hien-tinh-gian-bien-che-da-tang-them-96000-nguoi-va-chi-thuong-xuyen-tang-1625-485218.html
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Sáng 29-11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Tại đây, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, sau 30 năm đổi mới, chúng ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị đã chuyển đổi kịp thời trước yêu cầu đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chấp hành Trung ương cũng thẳng thắn chỉ ra, bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đề ra.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhất là số đầu mối bên trong của các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu.
Hiện nay tổ chức ở cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, ví dụ như Bộ Tài chính với Bộ KH-ĐT, Bộ GT-VT với Bộ Xây dựng… Bên cạnh đó, số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn đến 30 đầu mối bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong khi đó, ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20,… So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.
Đồng chí Phạm Minh Chính giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ảnh TRẦN BÌNH
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn.
“Có thể khẳng định số người ăn lương và phụ cấp của ta tang rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn. Khó khăn này tập trung vào 2 điểm chính là các đơn vị sự nghiệp trên 2 triệu người và cấp xã, thôn, tổ dân phố”
Sau 2 năm thực hiện tinh giản biên chế nhưng số người hưởng lương, phụ cấp không giảm mà còn tăng lên. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm ta phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người. Đây là một mâu thuẫn lớn.
“Về cơ bản, tỷ lệ công chức nước ta cao hơn rất nhiều so với các nước” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Nguồn http://www.sggp.org.vn/hai-nam-thuc-hien-tinh-gian-bien-che-da-tang-them-96000-nguoi-va-chi-thuong-xuyen-tang-1625-485218.html
No comments:
Post a Comment