“Chạy chức, chạy quyền” có “thân quen, cánh hẩu” bao nhiêu thì việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức lại cho thấy sự “đơn phương độc mã” bấy nhiêu. Giữa “văn hóa từ chức” và biểu hiện tiêu cực “chạy chức” chúng ta đang cần phải nhìn nhận lại rõ ràng, để trong quá trình công tác cán bộ có thể tìm ra những người thực sự là “công bộc của nhân dân”.
Chạy chức – đơn độc hay “lợi ích nhóm”?
Có thể nói “chạy chức, chạy quyền” như là một loại “bệnh”, là biểu hiện đặc trưng của tham nhũng quyền lực, liên quan trực tiếp tới công tác cán bộ. Hiện nay, hiện tượng này đã được nhận diện với các biểu hiện vô cùng đa dạng, đó là các hình thức chạy từ chưa có chức vụ thành có chức vụ; từ vị trí thấp đến vị trí cao; từ nơi ít lợi ích sang nơi có nhiều; từ chạy kinh tế sang nơi có quyền lực chính trị; chạy từ sai phạm đến “hạ cánh an toàn”; và thậm chí là chạy kỷ luật để xóa vết nhơ và chạy tội…
Không những thế, đối tượng chạy chức, chạy quyền cũng rất đa dạng, thậm chí là có sự biến tướng, trước tiên đó chính là những người chưa có đủ trình độ chuyên môn, hoặc không đáp ứng được về năng lực, uy tín, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm… nhưng vẫn tìm mọi cách để leo lên, bất chấp các nguyên tác cơ bản của đạo đức chính trị.
Các hình thức “chạy chức, chạy quyền” hiện nay cũng lắm chiêu, nhiều trò. Dễ nhận diện nhất chính là dùng tiền bạc, vật chất, quan hệ,… hoặc lợi ích khác, tiếp cận trực tiếp hoặc thông qua người nhà, người thân, để nhằm trao đổi, thỏa thuận, đưa hối lộ… để người có quyền quyết định hoặc người có thể can thiệp vào công tác tổ chức cán bộ thực hiện hành vi sai trái.
“Chạy chức, chạy quyền” đang là hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Thậm chí, còn tồn tại cả hình thức “cha bổ nhiệm con”, “chồng quyết định bổ nhiệm vợ”,… hiện nay vẫn là một hiện tượng tiêu cực trong cơ quan nhà nước. Biểu hiện này cũng đã cho thấy những sai phạm trong công tác cán bộ, như việc con đường quan lộ của cha con ông Lê Phước Thanh và Lê Phước Hoài Bảo.
Một khi đã “chạy chức, chạy quyền” thành công thì những cá nhân đó sẽ có cơ hội trở thành những “quan ông” lộng quyền, tham gia vào các “lợi ích nhóm” nhằm thao túng quyền lực chính trị, nhằm thay đổi bộ máy và tự tạo ra những cơ hội để có thể tham ô, tham nhũng, vun vét cho lợi ích cá nhân.
Khi “chạy” thành công, thì người đó cũng có quyền hạn, chức vụ để tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác nhân sự. Vì mục đích cá nhân, những người này sẽ ưu tiên vun vén cho người thân, người nhà, người quen, cánh hẩu,… vào các chức vụ cấp dưới, để nhằm thao túng quyền lực cao hơn, để có thể tạo nên những cái bánh lợi ích.
“Chạy chức, chạy quyền” là một trong những yếu tố đã dẫn tới tình trạng kiểm soát quyền lực trong cơ quan nhà nước trở nên yếu kém hơn bao giờ hết. Thậm chí có thể là điều kiện phát sinh và dẫn tới việc buông lỏng kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ ở nước ta hiện nay.
Một điều đáng lưu ý nữa, đó chính là trong các vụ án xét sử hành vi vi phạm pháp luật có biểu hiện tham ô, tham nhũng của quan chức. Thì trong đó đều có biểu hiện chạy chức chạy quyền đều có những lời khai nói rằng họ dùng tiền để chạy chức và sau đó họ quay ra “làm tiền” với người dân, doanh nghiệp đẻ có thể “thu hồi vốn”.
Hành vi này đã cho thấy việc lũng đoạn quyền lực, quyền lực công bị đem ra phục vụ cho mục đích cá nhân và mua bán, trao đổi một cách dễ dàng. Với một vòng tròn khép kín như thế đã tạo nên những búc xúc trong nhân dân, những hành vi sai trái đã tạo ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội, khi hàng loạt các dự án đắp chiếu, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước bị lỗ khi hoạt động kinh tế, hàng loạt các công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp,…
Từ chức – chỉ vì là ‘ngôi sao cô đơn”
“Những lần dự định điều động như thế này có thể nói là tùy tiện trong công tác điều động cán bộ, đã làm tổn thương đến cá nhân tôi.”
“Đây là điều trăn trở lớn nhất đối với tôi từ trước tới nay. Phải chăng việc tôi chỉ huy đi dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có máu mặt và kết quả đối với cá nhân tôi ngày hôm nay là như vậy”
“Nếu tôi miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không có chuyên môn, điều đó sẽ làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân nên tôi từ chức.
Trong lúc đợi quy trình giải quyết chế độ nghỉ việc sớm 10 năm theo quy định, tôi sẽ xin nghỉ việc 2 tháng không hưởng lương.”
Ông Đoàn Ngọc Hải đã viết những lời đó trong đơn xin từ chức sau khi nhận quyết định bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn. Về góc độ pháp lý, ông Hải đã hành xử theo chuẩn quy tắc đó là vẫn tiếp nhận quyết định bổ nhiệm rồi sau đó mới có lá đơn xin từ chức.
Đã có một số người bảo, ông Hải đã lợi dụng chuyện từ chức kiểu này để tìm đường “vun vén cá nhân”. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của ông, khi ông không muốn chuyển sang chức vụ mới, nhưng không có cách nào, để không vi phạm pháp luật nên buộc phải nhận quyết định rồi mới xin từ chức.
Ông Đoàn Ngọc Hải được biết đến như một “ngôi sao cô đơn” trong chiến dịch trật tự lòng đường, vỉa hè.
Từ chức khi “miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái sở trường, chuyên môn và tâm huyết”; từ chức khi “phải chăng việc tôi chỉ huy dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có máu mặt”… Phải chăng, đối nghịch với “chạy chức, chạy quyền” có “thân quen, cánh hẩu” thì ông Đoàn Ngọc Hải phải từ chức trong sự đơn độc.
Còn nhớ, phong trào “giành lại vỉa hè” bắt nguồn từ quận 1 do ông Hải chỉ huy, đã lan tỏa sang nhiều quận huyện khác của TP. HCM và một số địa phương trên khắp cả nước. Tuy nhiên, tháng 1/2018, ông Hải bất ngờ gửi đơn xin từ chức vì “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”.
Trong thời gian đó và trong lá đơn đó ông có bày tỏ việc lời hứa nếu không dẹp được vỉa hè thì ông sẽ “cởi áo về vườn”. Khi ông nộp lá đơn đó lên Thành ủy TP. HCM du luận mới thấy sự đơn độc của ông trong cuộc chiến giành lại vỉa hè.
Đến mức có đại biểu đã thốt lên rằng: “Tôi thấy ông ấy rất lạc lõng và cũng chẳng có ai có cách làm giống ông ấy!”. Khi mà chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, các quy định, nội quy về vỉa hè ban hành nhưng không đi vào đời sống vì người dân không chấp hành và địa phương không quyết liệt sử lý. Thì một mình ông Hải đã thay mặt chính quyền đi dọn dẹp vỉa hè trong sự “đơn phương độc mã”. Có lẽ chính vì sự đơn đọc đó mà ông Hải trở nên chán nản, cộng với vì danh sự, lòng tự trọng, liêm sỉ mà khiến ông phải tuyên bố từ chức.
Trong lá đơn xin từ chức năm 2018 ông Hải viết: “Là người đảng viên, tôi đã kiên định vượt qua mọi khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm, sự đe dọa đến sinh mạng bản thân, gia đình từ các đối tượng bị mất nguồn lợi phi pháp từ lấn chiếm tài sản công và không gian sống của xã hội”.
Những lời trong lá đơn này, đã cho thấy sự bất lực của ông, cho thấy bản lĩnh và sự kiên cường trong cô độc của một người cán bộ, Đảng viên. Dám bỏ qua lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung để chống lại những sự đe dọa đến tính mạng, gia đình của các đối tượng phi pháp đang lấn chiếm tài sản công và không gian sống cua xã hội. Một trong những điều mà trật tự vỉa hè, lòng lề đường trong suốt hàng chục năm nay quận 1 (bộ mặt của thành phố) vẫn chưa giải quyết được.
Văn hóa từ chức của ông Hải là điều đáng quý, nhất là nhận thấy bản thân mình không gánh vác được tránh nhiệm mà có thể làm “tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân” là điều mà dư luận đều ghi nhận.
Nhưng nếu ông Đoàn Ngọc Hải sẽ được Thành ủy phê duyệt lá đơn xin từ chức, thì thất bại này không phải là chỉ của cá nhân ông Hải, mà còn là sự thất bại của cả chính quyền trong việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Nguồn Internet
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Chạy chức – đơn độc hay “lợi ích nhóm”?
Có thể nói “chạy chức, chạy quyền” như là một loại “bệnh”, là biểu hiện đặc trưng của tham nhũng quyền lực, liên quan trực tiếp tới công tác cán bộ. Hiện nay, hiện tượng này đã được nhận diện với các biểu hiện vô cùng đa dạng, đó là các hình thức chạy từ chưa có chức vụ thành có chức vụ; từ vị trí thấp đến vị trí cao; từ nơi ít lợi ích sang nơi có nhiều; từ chạy kinh tế sang nơi có quyền lực chính trị; chạy từ sai phạm đến “hạ cánh an toàn”; và thậm chí là chạy kỷ luật để xóa vết nhơ và chạy tội…
Không những thế, đối tượng chạy chức, chạy quyền cũng rất đa dạng, thậm chí là có sự biến tướng, trước tiên đó chính là những người chưa có đủ trình độ chuyên môn, hoặc không đáp ứng được về năng lực, uy tín, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm… nhưng vẫn tìm mọi cách để leo lên, bất chấp các nguyên tác cơ bản của đạo đức chính trị.
Các hình thức “chạy chức, chạy quyền” hiện nay cũng lắm chiêu, nhiều trò. Dễ nhận diện nhất chính là dùng tiền bạc, vật chất, quan hệ,… hoặc lợi ích khác, tiếp cận trực tiếp hoặc thông qua người nhà, người thân, để nhằm trao đổi, thỏa thuận, đưa hối lộ… để người có quyền quyết định hoặc người có thể can thiệp vào công tác tổ chức cán bộ thực hiện hành vi sai trái.
“Chạy chức, chạy quyền” đang là hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Thậm chí, còn tồn tại cả hình thức “cha bổ nhiệm con”, “chồng quyết định bổ nhiệm vợ”,… hiện nay vẫn là một hiện tượng tiêu cực trong cơ quan nhà nước. Biểu hiện này cũng đã cho thấy những sai phạm trong công tác cán bộ, như việc con đường quan lộ của cha con ông Lê Phước Thanh và Lê Phước Hoài Bảo.
Một khi đã “chạy chức, chạy quyền” thành công thì những cá nhân đó sẽ có cơ hội trở thành những “quan ông” lộng quyền, tham gia vào các “lợi ích nhóm” nhằm thao túng quyền lực chính trị, nhằm thay đổi bộ máy và tự tạo ra những cơ hội để có thể tham ô, tham nhũng, vun vét cho lợi ích cá nhân.
Khi “chạy” thành công, thì người đó cũng có quyền hạn, chức vụ để tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác nhân sự. Vì mục đích cá nhân, những người này sẽ ưu tiên vun vén cho người thân, người nhà, người quen, cánh hẩu,… vào các chức vụ cấp dưới, để nhằm thao túng quyền lực cao hơn, để có thể tạo nên những cái bánh lợi ích.
“Chạy chức, chạy quyền” là một trong những yếu tố đã dẫn tới tình trạng kiểm soát quyền lực trong cơ quan nhà nước trở nên yếu kém hơn bao giờ hết. Thậm chí có thể là điều kiện phát sinh và dẫn tới việc buông lỏng kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ ở nước ta hiện nay.
Một điều đáng lưu ý nữa, đó chính là trong các vụ án xét sử hành vi vi phạm pháp luật có biểu hiện tham ô, tham nhũng của quan chức. Thì trong đó đều có biểu hiện chạy chức chạy quyền đều có những lời khai nói rằng họ dùng tiền để chạy chức và sau đó họ quay ra “làm tiền” với người dân, doanh nghiệp đẻ có thể “thu hồi vốn”.
Hành vi này đã cho thấy việc lũng đoạn quyền lực, quyền lực công bị đem ra phục vụ cho mục đích cá nhân và mua bán, trao đổi một cách dễ dàng. Với một vòng tròn khép kín như thế đã tạo nên những búc xúc trong nhân dân, những hành vi sai trái đã tạo ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội, khi hàng loạt các dự án đắp chiếu, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước bị lỗ khi hoạt động kinh tế, hàng loạt các công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp,…
Từ chức – chỉ vì là ‘ngôi sao cô đơn”
“Những lần dự định điều động như thế này có thể nói là tùy tiện trong công tác điều động cán bộ, đã làm tổn thương đến cá nhân tôi.”
“Đây là điều trăn trở lớn nhất đối với tôi từ trước tới nay. Phải chăng việc tôi chỉ huy đi dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có máu mặt và kết quả đối với cá nhân tôi ngày hôm nay là như vậy”
“Nếu tôi miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không có chuyên môn, điều đó sẽ làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân nên tôi từ chức.
Trong lúc đợi quy trình giải quyết chế độ nghỉ việc sớm 10 năm theo quy định, tôi sẽ xin nghỉ việc 2 tháng không hưởng lương.”
Ông Đoàn Ngọc Hải đã viết những lời đó trong đơn xin từ chức sau khi nhận quyết định bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn. Về góc độ pháp lý, ông Hải đã hành xử theo chuẩn quy tắc đó là vẫn tiếp nhận quyết định bổ nhiệm rồi sau đó mới có lá đơn xin từ chức.
Đã có một số người bảo, ông Hải đã lợi dụng chuyện từ chức kiểu này để tìm đường “vun vén cá nhân”. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của ông, khi ông không muốn chuyển sang chức vụ mới, nhưng không có cách nào, để không vi phạm pháp luật nên buộc phải nhận quyết định rồi mới xin từ chức.
Ông Đoàn Ngọc Hải được biết đến như một “ngôi sao cô đơn” trong chiến dịch trật tự lòng đường, vỉa hè.
Từ chức khi “miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái sở trường, chuyên môn và tâm huyết”; từ chức khi “phải chăng việc tôi chỉ huy dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có máu mặt”… Phải chăng, đối nghịch với “chạy chức, chạy quyền” có “thân quen, cánh hẩu” thì ông Đoàn Ngọc Hải phải từ chức trong sự đơn độc.
Còn nhớ, phong trào “giành lại vỉa hè” bắt nguồn từ quận 1 do ông Hải chỉ huy, đã lan tỏa sang nhiều quận huyện khác của TP. HCM và một số địa phương trên khắp cả nước. Tuy nhiên, tháng 1/2018, ông Hải bất ngờ gửi đơn xin từ chức vì “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”.
Trong thời gian đó và trong lá đơn đó ông có bày tỏ việc lời hứa nếu không dẹp được vỉa hè thì ông sẽ “cởi áo về vườn”. Khi ông nộp lá đơn đó lên Thành ủy TP. HCM du luận mới thấy sự đơn độc của ông trong cuộc chiến giành lại vỉa hè.
Đến mức có đại biểu đã thốt lên rằng: “Tôi thấy ông ấy rất lạc lõng và cũng chẳng có ai có cách làm giống ông ấy!”. Khi mà chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, các quy định, nội quy về vỉa hè ban hành nhưng không đi vào đời sống vì người dân không chấp hành và địa phương không quyết liệt sử lý. Thì một mình ông Hải đã thay mặt chính quyền đi dọn dẹp vỉa hè trong sự “đơn phương độc mã”. Có lẽ chính vì sự đơn đọc đó mà ông Hải trở nên chán nản, cộng với vì danh sự, lòng tự trọng, liêm sỉ mà khiến ông phải tuyên bố từ chức.
Trong lá đơn xin từ chức năm 2018 ông Hải viết: “Là người đảng viên, tôi đã kiên định vượt qua mọi khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm, sự đe dọa đến sinh mạng bản thân, gia đình từ các đối tượng bị mất nguồn lợi phi pháp từ lấn chiếm tài sản công và không gian sống của xã hội”.
Những lời trong lá đơn này, đã cho thấy sự bất lực của ông, cho thấy bản lĩnh và sự kiên cường trong cô độc của một người cán bộ, Đảng viên. Dám bỏ qua lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung để chống lại những sự đe dọa đến tính mạng, gia đình của các đối tượng phi pháp đang lấn chiếm tài sản công và không gian sống cua xã hội. Một trong những điều mà trật tự vỉa hè, lòng lề đường trong suốt hàng chục năm nay quận 1 (bộ mặt của thành phố) vẫn chưa giải quyết được.
Văn hóa từ chức của ông Hải là điều đáng quý, nhất là nhận thấy bản thân mình không gánh vác được tránh nhiệm mà có thể làm “tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân” là điều mà dư luận đều ghi nhận.
Nhưng nếu ông Đoàn Ngọc Hải sẽ được Thành ủy phê duyệt lá đơn xin từ chức, thì thất bại này không phải là chỉ của cá nhân ông Hải, mà còn là sự thất bại của cả chính quyền trong việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Nguồn Internet
No comments:
Post a Comment