Cập nhật tin tức nóng hổi

Chính quyền ở đâu khi doanh nghiệp xây dựng trái phép

Theo quy định, những công trình xây dựng trái phép sẽ có 60 ngày làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng trước khi bị cưỡng chế, buộc tháo dỡ công trình. Nhưng những công trình xây dựng trái phép tồn tại cả tháng, cả năm nay như tòa nhà 8B Lê Trực (Hà Nội), lấn chiếm đất rừng ở Sóc Sơn (Hà Nội), dự án Green Star Sky Garden (TP.HCM) vẫn ngang nhiên thách thức pháp luật.

Tòa nhà 8B Lê Trực bao năm vẫn thách thức cả chính quyền Thủ đô

Đã qua 2 nhiệm kỳ “Đảng bộ và chính quyền thủ đô”, có vô số lần các lãnh đạo của chính quyền khẳng định sự quyết tâm, thông qua hàng loạt các kỳ họp bàn, chính quyền tạm ứng 3 tỷ để tháo dỡ, nhưng sau khi tháo dỡ được khoảng 50m2 từ năm 2015 thì đến nay, tòa nhà này vẫn như vậy suốt 4 năm nay.

Tòa nhà 8B Lê Trực trong suốt 4 năm đã trở thành biểu tượng của việc công trình “vi phạm từ móng”, chủ đầu tư “rất cùn” giữa lòng Hà Nội. Đã không ít lần chính quyền thành phố đưa ra lời hứa trong các buổi họp báo, trong các buổi tiếp xúc cử tri hội đồng nhân dân.
Chính quyền ở đâu khi doanh nghiệp xây dựng trái phép
Tòa nhà 8B Lê Trực sau 4 năm vẫn chưa thể xử lý sai phạm trong xây dựng

Sau khi phát hiện sai phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực, năm 2015 khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thành phố xử lý dứt điểm vi phạm tại tòa nhà, bởi công trình này vi phạm mức nghiêm trọng. Thủ tướng đã thẳng thắn thừa nhận đây là một điểm hình về sự yếu kém trong công tác quy hoạch và trật tự đô thị của lãnh đạo thành phố.

Sau này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên nắm quyền cũng đã từng đặt câu hỏi: “Hà Nội có nghiêm túc xử lý tới cùng sai phạm trong vụ tòa nhà 8B Lê Trực không? Hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?”.

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và quận Tây Hồ (Hà Nội) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội – đơn vị bầu cử số 1 diễn ra vào ngày 12/10/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng thừa nhận việc xử lý chậm sai phạm của nhà 8B – Lê Trực có trách nhiệm của chính quyền thành phố.

Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung đã có lời hứa trong ngoặc kép với nhân dân “Để giữ kỷ cương, đập cả tòa nhà 8B Lê Trực cũng phải làm”. Nhưng lời hứa đó vẫn đang tồn tại, không có một động thái nào để giải quyết triệt để.

Từ tiếp xúc của cử tri, đến trở thành điểm nóng của Quốc hội được các đại biểu đưa ra, nhưng câu trả lời về vi phạm này theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, thì Hà Nội vẫn đang thực hiện cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm.

“Phần cưỡng chế theo chiều ngang thì đã làm rồi, còn theo chiều dọc thì có liên quan đến kết cấu và tính chịu lực của công trình. Bộ Xây dựng sẽ sẵn sàng phối hợp đưa ra phương án xử lý, phá dỡ tốt hơn nếu Hà Nội yêu cầu” – Bộ trưởng lý giải.

Sai phạm vẫn tồn tại ở đó, chủ đầu tư vẫn thách thức pháp luật một cách trắng trợn, thậm chí chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực còn có mong muốn “trao đổi” giữa cái sai phạm pháp luật để đổi cho nhà nước sử dụng vào mục đích công ích. Điều này không những thách thức pháp luật, mà nếu được thực hiện thì sẽ tạo cơ hội cho các chủ đầu tư khác cũng làm sai.

4 năm qua, Đảng bộ và Chính quyền thành phố Hà Nội đã qua 2 nhiệm kỳ, Quốc hội cũng qua 2 khóa, Chính phủ cũng được lãnh đạo bởi 2 người khác nhau,… nhưng tòa nhà 8B Lê Trực vẫn là tâm điểm cho các kỳ họp miên nam. Cuối cùng thì chẳng có sai phạm nào bị xử lý, sao 50m2 bị tháo dỡ thì đến nay những phần sai phạm vẫn thuộc diện “đang được tháo dỡ”.

Sai phạm của một tòa nhà giữa lòng thủ đô thì không bị xử lý triệt để, trong khi người dân chỉ cơi nới thêm một diện tích nhỏ trong gia đình cũng bị thanh tra xây dựng biết hết. Điều này đã đặt lên sự hoài nghi trong dư luận, phải chăng “con voi chui lọt lỗ kim” vì nó to hơn cả tầm nhìn và sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo. Còn công trình nhỏ của người dân sai phạm thì đúng như kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”, chỉ cần xây dựng là sẽ đến kiểm tra.

Dự án Green Star Sky Garden có hay không chính quyền và doanh nghiệp bắt tay?

Nhiều năm qua, chính quyền TP. HCM đã bỏ rất nhiều công sức để siết chặt kỷ cương, lập lại trật tự đô thị, cũng như trong xây dựng. Khi mà một năm trước ông Đoàn Ngọc Hải ngày đêm xuống đường để đòi vỉa hè cho quận 1, thì tại quận 7 một trong những quận “nhà giàu” lại cho doanh nghiệp xây dựng trái phép dự án Green Star Sky Garden.

Dự án Green Star Sky Garden ở phường Phú Mỹ, quận 7, TP HCM do Công ty Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư có tới 10 căn biệt thự và 1 tòa Chung cư được xây dựng trái phép 1 năm nay, dự án này đâu phải nhỏ như cái căn nhà của người dân. Thế nhưng chính quyền vẫn thản nhiên mặc kệ khi doanh nghiệp xây dựng trái phép trên khu đất mà chính quyền chưa bàn giao.

Một dự án mà nhìn vào sai phạm bất kỳ ai cũng đều thấy rõ lỗi sai của cả chính quyền và doanh nghiệp. Lỗi của doanh nghiệp là xây dựng trên khu đất chưa được bàn giao thì đã quá rõ. Nhưng lỗi của chính quyền là khi doanh nghiệp đã làm đầy đủ các thủ tục để cấp phép giải phóng mặt bằng, xây dựng, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết, 1/500,… nhưng cơ quan chức năng có thẩm quyền thì vẫn chưa chịu bàn giao đất.

Nguyên nhân của việ chưa bàn giao đất chính là đến nay vẫn còn nhì nhằng phần phiện tích đất của dự án này là đất công, mà theo quy định thì 1m2 đất cũng phải được đấu giá công khai. Trong khi đó phần đất công lại nằm chính trong dự án Green Star Sky Garden.

Chính vì lý do này mà nếu chính quyền bàn giao đất cho công ty Lộc Hùng mà không thông qua đấu giá thì cơ quan chức năm TP. HCM sẽ vi phạm Luật Quản lý đất công, còn nếu không bàn giao thì có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản.

Với hiện tượng chồng chép của luật, các điều khoản hay văn bản hướng dẫn được đưa ra thì cũng không thể cao hơn luật. Vì thế việc các điều khoản xung đột với nhau tạo nên việc thực hiện theo luật này thì sai, không theo luật thì dẫn tới hiện tượng thất thoát tài sản.

Người nghèo tích cóp mua được miếng đất, xây căn nhà cấp 4 để có chỗ chui ra chui vào, nhu cầu của họ là chính đáng, nhưng sau đó lại bị cưỡng chế tháo dỡ vì xây dựng trên đất nông nghiệp. Việc cưỡng chế đối với hành vi xây dựng trái phép của người dân dù đau lòng, nhưng cũng phải thực hiện vì tính nghiêm minh của pháp luật.

Còn doanh nghiệp, chủ đầu tư để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thì chính quyền cũng không thể “nhắm mắt làm ngơ” không thể cho qua những sai phạm, những hành vi vô phép như thế này.

Pháp luật sinh ra để tạo nên sự công bằng, không áp dụng riêng rẽ cho những người sang hèn, với nguyên tắc này thì tất cả các biệt thự xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, các chung cư xây dựng trên đất chưa được bàn giao, những dự án vi phạm xây dựng,… đều cần phải bị tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu hoặc theo quy hoạch đã phê duyệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Chúng ta đều “sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật”, thì không có doanh nghiệp, đại gia nào được chính quyền cho rằng đó là “ngoại kệ”. Sự đòi hỏi hiện nay chính là chính quyền phải ứng xử làm sao để thể hiện sự công bằng, minh bạch trong một nhà nước pháp quyền.
,

No comments:

Post a Comment