Cập nhật tin tức nóng hổi

Gian lận thương mại đang đánh tráo niềm tin của người dùng Việt

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam, theo thông tin từ trang web Chinhphu.vn.

Yêu cầu nói trên xuất phát từ việc một số phương tiện truyền thông gần đây có nhiều bài báo phản ánh Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Gian lận thương mại đang đánh tráo niềm tin của người dùng Việt
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc gian lận của thương hiệu Asanzo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.

Sau sự việc gian lận thương mại thông qua việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất Việt Nam ngày một gia tăng trong thời gian qua. Đã cho thấy những sản phẩm được coi là “Made in Viet Nam” nhưng lại được sản xuất, nhập khẩu hoặc gia công từ nước ngoài, gây mất niềm tin trong người tiêu dùng.

Hiện nay, các trường hợp doanh nghiệp không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của doanh nghiệp về hàng hóa “Made in Viet Nam” vẫn còn đơn giản, không nhận thức được hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất của một quốc gia.

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam hiện nay đã không những gây ra hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Mà nó còn tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ “Made in Viet Nam” để hưởng lợi miễn phí và bất hợp pháp từ các Hiệp định thương mại tự do là điều không phải “xưa nay hiếm”.

Nhìn chung, các nước tiên tiến hiện nay đều có những quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất, đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một sản phẩm cụ thể. Chẳng hạn như quy định của Thụy Sỹ đối với sản phẩm đồng đồ; Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đối với ô tô; của New Zealand đối với rượu vang,…

Còn tại Việt Nam trước đây trong nhiều cuộc hội nghị liên quan đến chủ đề gian lận thương mại, thì các chuyên gia thương mại cho rằng vẫn chưa có những quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa. Ngay cả khái niệm “hàng hóa Việt Nam” còn đang được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong khi đó nếu không có khái niệm thống nhất sẽ khó có thể tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống thương mại gian lận về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.

Phải đến khi Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2018 đã có quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa. Để sản phẩm hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận hoặc chứng từ chứng nhận để hưởng ưu đãi thuế quan sang các thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.

Hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất “Made in Viet Nam” đang là một nhu cầu cấp bách. Hy vọng với sự ra đời của khung pháp lý về vấn đề này, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sẽ tự tin hơn nữa khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Nhưng điều đó cho thấy nó vẫn còn chậm và thiếu nhiều những lỗ hổng trong quản lý hàng hóa của Việt Nam. Trong khi các nước đã quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể. Chẳng hạn như quy định chung “made in…, produced in…”; quy định cụ thể “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”…

Thực tế từ vụ việc doanh nghiệp Asanzo lừa dối người tiêu dùng, bị tước danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao”; Khaisilk bán hàng “made in china”, dối lừa người tiêu dùng,… hiện nay cho thấy có rất nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao, ổn định, ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Do vậy, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội và xây dựng thương hiệu quốc gia luôn luôn phải gắn liền với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia được thành lập năm 2014 có nhiệm vụ quan trọng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp.

Chính vì thế, cần nỗ lực kêu gọi các cấp chính quyền và người dân chung tay, chung sức để xây dựng những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, có tầm cỡ và uy tín trên thế giới.

Mới đây, Brand Finance công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 vừa được, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD, nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.

Vị trí thương hiệu đã được cải thiện 2 bậc so với năm 2018, đứng vị trí thứ 43, điều này đã cho thấy những nỗ lực tăng trưởng kinh tế của chính phủ, của những chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia và nỗ lực xây dựng hàng Việt Nam chất lượng cao của các doanh nghiệp.

Chính vì những bước tiến đó, chúng ta càng phải hoàn thiện các lỗ hổng pháp lý để ngăn chặn gian lận thương mại, để tìm các phương án tốt có lợi cho xây dựng và phát triển mọi doanh nghiệp của quốc gia. Những hành vi gian lận thương mại, đánh tráo khái niệm xuất xứ hàng hóa cần kiểm tra xem xét và loại trừ khỏi xã hội.
, ,

No comments:

Post a Comment