Ngày 27 tháng 6 năm 1964, ông Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Nghị định 104/CP ban hành Sổ hộ khẩu.
Bức ảnh chụp ông Phạm Văn Đồng năm 1954 - người ký Nghị định cho ra đời Sổ hộ khẩu.
Với mục đích chính là quản lý dân chúng, hộ khẩu ở Việt Nam còn gắn liền với các biện pháp khác để theo dõi người dân và quan trọng nhất dưới thời kỳ bao cấp là sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo. Không có hộ khẩu không thể mua khẩu phần lương thực ở giá quy định.
Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, thời thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người hợp pháp, bị coi là "đối tượng ngoài xã hội".
Kỳ lạ nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà nước lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Mà không chỉ chuyện nhà cửa, ngay cả xin học cho con, làm cái chứng minh thư, đi học nghề hoặc học đại học, yêu nhau lấy nhau… không có hộ khẩu cũng bị lên bờ xuống ruộng. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã trở thành tai họa cho rất nhiều người dân.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2016 thì cơ chế hộ khẩu là cản trở trong nền kinh tế Việt Nam vì những bất cập tạo ra phân biệt bất bình đẳng trong quần chúng.
Chế độ hộ khẩu bị chỉ trích là kìm hãm và gây phiền toái trói buộc người dân, đặt chính quyền ở địa vị ban phát quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho dân. Mặt khác, cách quản lý người dân bằng hộ khẩu là trái với quyền tự do cư trú ghi trong Hiến pháp Việt Nam, nhiều kiến nghị bãi bỏ nhưng sổ hộ khẩu vẫn tồn tại.
Nguồn LS VN qua ảnh.
Chính trị
,
Tin trong nước
Bức ảnh chụp ông Phạm Văn Đồng năm 1954 - người ký Nghị định cho ra đời Sổ hộ khẩu.
Với mục đích chính là quản lý dân chúng, hộ khẩu ở Việt Nam còn gắn liền với các biện pháp khác để theo dõi người dân và quan trọng nhất dưới thời kỳ bao cấp là sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo. Không có hộ khẩu không thể mua khẩu phần lương thực ở giá quy định.
Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, thời thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người hợp pháp, bị coi là "đối tượng ngoài xã hội".
Kỳ lạ nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà nước lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Mà không chỉ chuyện nhà cửa, ngay cả xin học cho con, làm cái chứng minh thư, đi học nghề hoặc học đại học, yêu nhau lấy nhau… không có hộ khẩu cũng bị lên bờ xuống ruộng. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã trở thành tai họa cho rất nhiều người dân.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2016 thì cơ chế hộ khẩu là cản trở trong nền kinh tế Việt Nam vì những bất cập tạo ra phân biệt bất bình đẳng trong quần chúng.
Chế độ hộ khẩu bị chỉ trích là kìm hãm và gây phiền toái trói buộc người dân, đặt chính quyền ở địa vị ban phát quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho dân. Mặt khác, cách quản lý người dân bằng hộ khẩu là trái với quyền tự do cư trú ghi trong Hiến pháp Việt Nam, nhiều kiến nghị bãi bỏ nhưng sổ hộ khẩu vẫn tồn tại.
Nguồn LS VN qua ảnh.
No comments:
Post a Comment