Cập nhật tin tức nóng hổi

Chữ ký ‘bóp nghẹt’ sự nghiệp của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

Sai phạm cụ thể được chỉ ra liên quan tới chữ ký gây thất thoát số tiền lớn cho Nhà nước. Cụ thể, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản với nội dung: Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines cổ phần hóa cảng Quy Nhơn theo phương thức: Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ… Sau đó, ông tiếp tục ký công văn cho phép bán hết vốn của Vinalines tại cảng này.

Với chỉ đạo trên, chỉ trong vòng chưa tới 2 năm, cảng Quy Nhơn từ tài sản Nhà nước đã về tay doanh nghiệp tư nhân. Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn bị Thanh tra Chính phủ kết luận là có sai phạm.

…Về tài sản, cảng trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nhưng được cổ phần với giá rất “bèo”

KD: Được cổ phần hóa với “giá bèo”, nhưng hoa hồng “nở trên chữ ký đó chắc là rất… béo. Khác nhau mỗi cái dấu

NHỮNG CHỮ KÝ “PHẢN CHỦ”

Vào đúng ngày 1-9 mới đây, khi học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới, tôi đã sững người khi đọc được bản tin về “…Uẩn khúc vụ 200 giáo viên bỗng nhiên… xuống núi” đăng trên VNN, và đã rất buồn. Rất buồn, vì tôi là người biết khá rõ ông, Giám đốc Sở GD tỉnh miền núi nọ, người đã đặt bút ký tới 200 cái quyết định thuyên chuyển giáo viên từ miền núi về thành phố.

Uẩn khúc, vì những cái quyết định đó, lại được ông ký gấp gáp trước khi ông nghỉ hưu. Nhưng sự việc rành rành, và nhãn tiền là với chữ ký “nhoằng” một cái, bỗng chốc, giáo dục các trường THPT của tỉnh ông rơi vào tình trạng khốn khổ. Trường ở t/p vốn thừa giáo viên, nay lại thêm thừa. Có trường thừa tới 30 người (!). Trong khi, trường ở miền núi, vốn đã thiếu lại càng thiếu. Có trường thiếu tới 12 giáo viên. Không biết học trò sẽ được học kiểu gì?

Không phải tất cả các hiệu trưởng đều đồng ý đón nhận quyết định gây ức chế này. Thậm chí, có vị phải nghĩ kế đối phó- xin đi nghỉ mát để khỏi phải nhận giáo viên mới.

Đằng sau những quyết định có chữ ký của ông là chuyện gì? Không ai biết. Nhưng chắc chắn, trời biết, đất biết, lương tâm ông biết, và người giáo viên cầm quyết định biết. Trừ khi lương tâm ông cũng “ngủ say” đến mụ mị như các vị chính quyền Dương Nội.

Tôi đã nghĩ rất nhiều về vụ việc của ông. Ông không phải là người may mắn, suôn sẻ trong đường đời như nhiều giám đốc khác, thậm chí có phần vất vả hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là được quyền thiếu tỉnh táo đến mức mù quáng trước những quyết định thuộc quyền mình.

Mà sao các quan chức Bộ GD hay ký gấp thế nhỉ: Trường ĐH tư thục ký gấp. Thuyên chuyển giáo viên ký gấp. Mà chất lượng giáo dục lại lớn rất chậm. thế mới lạ!

Bỗng lẩn mẩn nghĩ về cái Chữ ký.

Với mỗi con người, vị thế khác nhau, thì cái uy, cái vị thế của chữ ký cũng rất khác nhau.

Chữ ký của thường dân, thông thường, chỉ được xác nhận khi có tiền gửi nhà băng. Nếu chữ ký đó không nhất quán, khi méo, khi tròn, rất có thể, biết chữ hẳn hoi, nhưng anh/ chị vẫn cứ phải điểm chỉ như người mù chữ. Mà người viết bài này là một minh họa sinh động. Hơi xấu hổ!

Còn chữ ký của các quan chức lãnh đạo, quản lý, cỡ như ông giám đốc Sở GD nói trên, phải được chứng thực, được giới thiệu, có khi bằng cả những cái dấu đỏ chót tới những cơ quan dưới quyền để nhận dạng…

Vì thế, người ta đối xử với chữ ký cũng muôn vàn tình cảm, và tính cách.

Có ông, dưới chữ ký của mình, còn ngoằng thêm một chữ cái, tên của người tình…quấn quýt như lời thề hay thay đổi vào một đêm trăng…khuyết

Có quan chức, chữ ký đơn thuần chỉ độc họ và tên ông. Có chữ ký oai nghiêm. Có chữ ký mềm mỏng. Có chữ ký hách dịch. Có chữ ký nhũn nhặn như…con chi chi.

Nhưng đừng tưởng cái chữ ký đó vô hồn, im lặng, không biết nói. Hóa ra, chữ ký nó cũng hỉ nộ ái ố như nhân gian.

Hoá ra, cái chữ ký cũng có mấy loại. Loại trung thành và loại “phản chủ”, ăn theo cái tâm, cái phẩm cách của người chủ nó.

Khi người chủ nó ký những quyết định không vì lợi ích riêng mình, mà chỉ vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, thì cái chữ ký đó nó cũng yêu chủ nó lắm. Nó khiến cộng đồng, xã hội, con người ta thêm kính trọng cái tâm, cái phẩm cách, tên tuổi và thanh danh của người đã ký.

Nhưng khi chủ của cái chữ ký, ký những quyết định chỉ vì lợi ích riêng mình, phớt lờ hoặc coi rẻ lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng…ấy là lúc, cái chữ ký nó đốc chứng-‘phản chủ”. Nó tố cáo cái tâm của chủ. Nó khiến cộng đồng, xã hội, con người ta nghi ngờ, phẫn nộ phẩm cách của người ký. Thậm chí, cái chữ ký của ông Giám đốc Sở GD nọ, còn giết chết cả thanh danh của ông. Thật đáng tiếc. Và người viết bài này, vốn rất quen biết ông, đã thật buồn!

Chưa hết. Khi người chủ của cái chữ ký, là một chàng đào hoa, đa tình, vào một ngày nào đó thay lòng đổi dạ- cái chữ ký không còn sự quấn quýt tên của người tình. Thì sự phản trắc đó chỉ làm đau lòng, làm mất niềm tin một người đàn bà nào đó không may.

Nhưng khi người chủ của cái chữ ký là quan chức, lại “đào hoa” và “đa tình” với lợi ích riêng, thì chữ ký của họ, rất có thể làm đau lòng một tập thể, một cộng đồng xã hội, làm nhiều người dân phẫn nộ, mất niềm tin…

Vì thế, xin các quan chức, các cán bộ quản lý có chức quyền, hãy cân nhắc, sáng suốt và tỉnh táo khi phải ký tên mình, trước bất cứ một quyết định nào, một dự án nào, nhất là liên quan đến lợi ích chung của ngành, của xã hội. Đó cũng là khi ta có trong tay mình, hoặc chữ ký trung thành yêu quý ta, hoặc chữ ký “phản chủ”, giết chết ta trong tích tắc với thế gian. Nghĩ đến điều đó, để thấy ta nên chọn chữ ký nào?

——————–

Ông Vũ Văn Ninh trong thời gian giữ cương vị đã có nhiều quyết định quan trọng. Một số trong đó đã được cơ quan chức năng chứng minh có sai phạm nghiêm trọng tới mức phải kỷ luật.
Chữ ký ‘bóp nghẹt’ sự nghiệp của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

UB Kiểm tra TƯ vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh do có vi phạm nghiêm trọng. Ông Ninh được xác định có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.

Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Ninh đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tiền.

Sai phạm cụ thể được chỉ ra liên quan tới chữ ký gây thất thoát số tiền lớn cho Nhà nước. Cụ thể, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản với nội dung: Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines cổ phần hóa cảng Quy Nhơn theo phương thức: Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ… Sau đó, ông tiếp tục ký công văn cho phép bán hết vốn của Vinalines tại cảng này.

Với chỉ đạo trên, chỉ trong vòng chưa tới 2 năm, cảng Quy Nhơn từ tài sản Nhà nước đã về tay doanh nghiệp tư nhân. Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn bị Thanh tra Chính phủ kết luận là có sai phạm.

UB Kiểm tra TƯ cho hay, vi phạm của ông Vũ Văn Ninh là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông.

Trước khi bị phát hiện ra sai phạm, ông Vũ Văn Ninh được biết đến là người có phát ngôn quyết liệt liên quan tới việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Sáng 25/6/2015, khi đang là Phó Thủ tướng, Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ông Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị giao ban đánh giá tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 6 tháng 2015. Tại đây, ông đã yêu cầu các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thoái vốn ngoài ngành và những doanh nghiệp đã thoái vốn lần đầu nhưng chưa đạt; định kỳ hàng tháng phải báo cáo với Ban chỉ đạo tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tái cơ cấu; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như mục tiêu đã đề ra…

Chủ trương đúng, đáng tiếc, ông Vũ Văn Ninh đã có những quyết định sai phạm. Được biết, người đã phát hiện ra vụ mua bán cảng Quy Nhơn đầy bất thường này là ông Tô Tử Thanh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 1996 – 2001. Giữa năm 2016, ông Thanh phát hiện ra việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có dấu hiệu làm thất thoái tài sản nhà nước. Về tài sản, cảng trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nhưng được cổ phần với giá rất “bèo”. Sau đó, ông đã có đơn kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ vấn đề cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. 

Ông Vũ Văn Ninh sinh năm 1955, quê quán tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định. Ông có bằng Cao học Tài chính ngân sách, Quản trị kinh doanh và bằng Lý luận chính trị cao cấp.
Ông có thời gian dài công tác tại Bộ Tài chính, sau đó kinh qua nhiều vị trí công tác ở Hà Nội trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, từ tháng 11/1977- 9/1990, ông làm cán bộ rồi Phó phòng, Trưởng phòng trong các vụ của Bộ Tài chính.

9/1990-11/1999: Phó vụ trưởng, Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính.

11/1999-3/2003: Thứ trưởng rồi Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính. Ủy viên Ban Cán sự đảng, sau là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.

3/2003-1/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội.

1/2006-6/2006: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính. Tại Đại hội Đảng lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng.

Từ tháng 6/2006 đến 4/2016: Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Chủ tịch HĐQT (nay là HĐTV) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; Đại biểu QH khóa 12. Tại Đại hội Đảng 11, được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng. Đại biểu QH khóa 13. Tại kỳ họp thứ nhất QH khóa 13, được QH phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.

4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, QH khóa 13, QH phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-ky-bop-nghet-su-nghiep-cua-nguyen-pho-thu-tuong-vu-van-ninh-548468.html
,

No comments:

Post a Comment