Cập nhật tin tức nóng hổi

EVN tiếp tục kêu lỗ, đòi tăng giá điện vượt ngưỡng, dân có thể chịu đựng tới bao giờ?

EVN cho rằng đang gặp thách thức về tài chính khi phải huy động lượng lớn điện chạy dầu với giá gần 6.000 đồng một kWh. 

Theo báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt gần 117,4 tỷ kWh, tăng gần 11% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, sản lượng nhiệt điện than hơn 60,1 tỷ kWh, thuỷ điện xấp xỉ 29,9 tỷ kWh. Ngoài ra, EVN đã phải huy động gần 800 triệu kWh từ điện chạy dầu giá cao, để đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt.
EVN tiếp tục kêu lỗ, đòi tăng giá điện vượt ngưỡng, dân có thể chịu đựng tới bao giờ?
Ông Võ Quang Lâm – Phó tổng giám đốc EVN cho biết, nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng cao trong 6 tháng cuối năm khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn. Cùng với đó, mực nước các hồ thuỷ điện ở mức rất thấp, nhiều hồ thuỷ điện lớn trên dòng sông Đà ở gần mức nước chết và việc cung ứng than cho điện, khí khó khăn…

Do đó, có thể EVN vẫn phải tiếp tục huy động thêm từ nguồn điện chạy dầu giá cao, con số dự kiến cả năm có thể lên tới 3 tỷ kWh. Việc này, theo lãnh đạo EVN, “sẽ là thách thức lớn với tình hình tài chính của tập đoàn”.

Hiện, giá sản xuất mỗi kWh điện chạy dầu là 5.700-6.000 đồng một kWh (chưa gồm phí truyền tải, phân phối), trong khi giá bán lẻ bình quân tới các hộ dùng điện là 1.844,64 đồng một kWh, chênh 4.000-5.000 đồng mỗi kWh.
EVN tiếp tục kêu lỗ, đòi tăng giá điện vượt ngưỡng, dân có thể chịu đựng tới bao giờ?
Tăng giá điện như cách lý giải của Tập đoàn Điện lực (EVN) là không muốn nhưng phải tăng lên 45% dù mới tăng trước đó 8% vì với giá điện cũ doanh nghiệp này đang phải bù lỗ.

Một điểm chung khi đưa nói đến vấn đề thua lỗ, EVN luôn đưa yếu tố tỷ giá, giá nguyên liệu đầu vào để giải thích chi phí sản xuất điện cao hơn giá bán. Tuy nhiên, nên nhớ giá bán điện trong đó một phần sử dụng chi trả cho bộ máy của EVN. Câu hỏi năng suất lao động, tinh giản bộ máy EVN như thế nào?

Thông tin trên VnExpress, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chi khoảng 80,63 tỷ đồng trả lương cho các viên chức quản lý.

Theo báo cáo của EVN, viên chức quản lý tập đoàn gồm có 13 người, có thu nhập trên dưới 600 triệu đồng năm 2015. Các lãnh đạo này đều đa phần có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực điện năng.

Ông Mai Quốc Hội – thành viên hội đồng thành viên (HĐTV) có lương trên 632 triệu đồng cộng với các khoản thưởng phúc lợi là 866 triệu đồng một năm.

Có bằng tiến sĩ kinh tế và quản lý sản xuất và nhiều năm công tác trong lĩnh vực điện lực, ông Dương Quang Thành được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV EVN từ 25/3/2015. Thu nhập của ông đạt 618 triệu đồng. Hai thành viên HĐTV khác là ông Phạm Mạnh Thắng và Đào Hiếu lần lượt là 518, 647 triệu đồng.
EVN tiếp tục kêu lỗ, đòi tăng giá điện vượt ngưỡng, dân có thể chịu đựng tới bao giờ?
Phó giám đốc Nguyễn Tài Anh thu nhập cả năm là 660 triệu đồng. Các lãnh đạo chủ chốt khác như: Tổng giám đốc Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Cường Lâm đều có thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn khoảng 400 triệu đồng.

So với mức lương thưởng của một số Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước khác như SCIC, Sabeco, Vietcombank… các lãnh đạo EVN thấp hơn. Tổng cộng EVN đã chi khoảng 80,63 tỷ đồng trả lương cho viên chức quản lý dù vẫn luôn kêu lỗ.

Nói thêm rằng, dù liên tục than lỗ nhưng thực tế theo báo cáo của EVN, việc kinh doanh điện của EVN chưa bao giờ lỗ. Báo cáo tài chính của EVN cho thấy năm nào cũng có lãi từ hoạt động bán điện, 2015 lãi khoảng 2132 tỷ đồng, 2016 lãi hơn 2600 tỷ đồng, 2017 lãi 8145 tỷ đồng gấp rưỡi 2016, năm 2018 đạt lợi 340000 tỷ, vượt chỉ tiêu. Vậy thì xin hỏi, EVN lỗ là do bán điện giá thấp như các quan chức ngành điện vẫn mang ra nói theo kiểu “ban ơn cho dân”?

Hay lỗ do những sai phạm trong hoạt động kinh doanh trái ngành hơn 40000 tỷ đồng, mất trắng hàng trăm tỷ khi cho 164 cán bộ EVN đi học thạc sỹ và không được nhà nước công nhận; vay lãi ngày với giá cắt cổ (mỗi ngày EVN trả lãi hơn 1,5 triệu USD cho khoản vay 475357 tỉ đồng) để xây biệt thự, chung cư, bể bơi, sân tennis cho nhân viên giải trí; do chi tiêu vào các hoạt động phúc lợi, tiền đám cưới, phúng điếu hạch toán vào giá điện? Để rồi bây giờ, các vị đè đầu bắt dân trả nợ, tăng giá điện vô tội vạ để móc túi dân rồi lớn giọng thách thức “Giải tán EVN thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay”? Thật khâm phục tài xảo ngôn của EVN.

Nguồn tổng hợp , ,

No comments:

Post a Comment