Loạn danh xưng, danh hiệu tạo ra tình trạng vàng thau, thật giả lẫn lộn; phô trương danh hão, giả dối; bôi bẩn những chân giá trị vốn có của đời sống văn hóa dân tộc.
Theo phản ánh của truyền thông, chiều 28/6, tại TP HCM, dưới sự chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và Viện Công nghệ Chống làm giả, Ban phát triển thương hiệu doanh nghiệp và chống hàng giả Việt Nam tại TP HCM đã chính thức ra mắt.
Sẽ không có gì khiến dư luận phải ồn ào nếu trong hàng ngũ “lãnh đạo” Ban không xuất hiện nhân vật vừa được “phong” danh hiệu “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” là bà Phạm Nữ Hiền Ngân.
Nở rộ danh xưng, danh hiệu… mua bằng tiền
Trước đó, trong một video đăng tải trên trang Facebook có tên Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam, bà Phạm Nữ Hiền Ngân đã được nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Vương Duy Biên trao bằng danh hiệu Nữ hoàng văn hóa tâm linh năm 2018 tại buổi lễ tôn vinh do Trung ương Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam phối hợp với một doanh nghiệp tổ chức.
Tuy nhiên, khi trả lời báo chí, ông Biên cho biết ông đến dự sự kiện trên với tư cách đại biểu và được mời trao bằng cho bà Phạm Nữ Hiền Ngân mà không biết gì về danh hiệu này(!?).
Bình luận về danh hiệu kỳ quặc này, TS Hồ Bất Khuất nói “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” là một khái niệm được lắp ghép rất ẩu. Ông thừa nhận trong tâm linh có yếu tố văn hóa, bởi nó hướng tới cái thiện, cái đẹp, nhưng “sòng phẳng với nhau thì không có thứ gọi là Nữ hoàng văn hóa tâm linh, nó giống như một danh từ được bịa đặt”.[1]
Hão danh ‘Nữ hoàng văn hóa tâm linh’
Ngược dòng thời gian, đã từng có những danh xưng, danh hiệu được nhiều tổ chức núp bóng hội này, trung tâm nọ ban phát một cách vô tội vạ, bât chấp dư luận xã hội.
Năm 2010, để “đoạt” được “Cúp vàng Doanh nhân văn hóa” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, cá nhân đăng ký phải nộp lệ phí xét thưởng gồm 30 triệu đồng cộng 10% thuế VAT.[2]
Với Chương trình “Doanh nhân hiền tài”, doanh nghiệp muốn được tặng biểu tượng “Rồng thiêng” chế tác bằng vàng 4 số 9 có khắc tên riêng của doanh nhân thì phải góp tiền theo 1 trong 5 mức tài trợ in sẵn, từ cao nhất 275 triệu, thấp nhất 22 triệu đồng, thanh toán trước khi chương trình diễn ra.
Chương trình Công nhận “Gia tộc Doanh nhân” mức đóng tối thiểu là 44 triệu đồng…
Năm 2015, một công ty tư nhân lấy danh nghĩa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc để tổ chức chương trình vinh danh và cấp bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”. Để được cấp “bằng” và “vinh danh”, công ty này đã yêu cầu nghệ nhân phải đóng tiền với mức thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất là một tỷ đồng kèm lời hứa được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Phủ Chủ tịch!
Dư luận cùng đã từng… té ngửa khi trong chương trình “Vinh quang Việt Nam 2015” phát trực tiếp trên VTV do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Công ty Hữu Nghị Á Châu và một số tờ báo phối hợp tổ chức, thầy bói Phan Bá Huỳnh (Krông Năng, Đắk Lắk) từng bị công an phạt hành chính vì hành nghề mê tín dị đoan, được vinh danh và nhận phần thưởng là một bức tượng Đức Thánh Gióng bằng đồng, mạ vàng sau khi đã đóng góp cho BTC chương trình số tiền 35 triệu đồng.[3]
Năm 2016, Liên hiệp hội UNESCO Việt Nam phối hợp Công ty Đại Việt tổ chức vinh danh danh hiệu “Tri thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến”. Nhiều vị giáo sư, tiến sỹ tỏ thái độ bất bình trước việc bị đề nghị “tự nguyện” hỗ trợ 22 triệu đồng để được hưởng những quyền lợi như tham gia Hội thảo chuyên đề đạo đức toàn cầu; nhận biểu tượng Cúp và bảng vàng vinh danh,…[4]
Năm 2017, cũng Công ty Đại Việt phối hợp với Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam (VSATH) tổ chức Chương trình “Nhân tài đất Việt Thời đại Hồ Chí Minh” “Nhà quản lý vì cộng đồng”, theo đó các cá nhân muốn tham gia lễ tôn phải tự nguyện đóng góp cho Ban tổ chức chương trình với ba mức kinh phí là 10 triệu đồng; 12 triệu đồng; 14 triệu đồng![5]
Tháng 08/2017, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho một ca sĩ có ghi danh xưng là “Giáo sư âm nhạc – ca sĩ” trong khi ca sĩ này chưa hề có chức danh “Giáo sư”.[6]
Trong các cuộc thi do Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần XNK Ô tô Ngọc Minh tổ chức, ngoài danh hiệu “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam” còn có một loạt các danh hiệu khác như “Nữ hoàng trang sức”, “Nữ hoàng Thương hiệu ngành Thực phẩm”, “Nữ hoàng ngành tài nguyên môi trường”, “Nữ hoàng xây dựng”,…
Nói chuyện loạn danh xưng, danh hiệu không thể không nhắc đến những kỷ lục vô bổ từng được các tổ chức, các địa phương “lập” trong thời gian gần đây như bánh chưng, bánh dày, bánh phồng tôm, ly cà phê, tô hủ tiếu,… kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới mà cái được không ngoài sự lãng phí về tiền bạc, vật chất.
Ai tiếp tay cho nạn loạn danh xưng, danh hiệu tràn lan?
Các hình thức khen thưởng đã được quy định trong Luật Thi đua Khen thưởng. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 51 ngày 28-7-2010 về Quy chế tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quy chế này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Đặt danh hiệu và giải thưởng trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục… 2. Huy động kinh phí dưới các hình thức đối với cá nhân, tổ chức trong danh sách tham gia bình chọn xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng …
Tuy nhiên trong thực tế, việc tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của luật pháp dẫn đến tình trạng loạn danh xưng, danh hiệu, mạnh ai nấy làm nhằm mục đích vụ lợi. Cá nhân, doanh nghiệp được tặng lấy đó để đánh bóng tên tuổi. Đơn vị đứng ra tổ chức cũng nhân cơ hội quảng bá và đặc biệt tạo nguồn thu bất chính. Nguy hiểm hơn, việc vinh danh thiếu minh bạch, trao đổi danh xưng, danh hiệu bằng tiền bạc không tương xứng với chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra, không tương xứng với năng lực phẩm chất doanh nhân. Một khi danh xưng giả, danh hiệu giả tràn lan thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến môi trường sản xuất, kinh doanh và xã hội.
Những cuộc vinh danh như thế thường diễn ra rầm rộ ngoài đời cũng như trên truyền thông. Các đơn vị đồng tổ chức bao giờ cũng có mặt cơ quan nhà nước hay tổ chức hội nghề nghiệp. Nhiều khách mời vip là lãnh đạo đương chức hoặc cựu lãnh đạo ngành, địa phương. Vị thế xã hội của họ cùng với tên tuổi của các cơ quan, hội đứng ra tổ chức chính là những nhân tố hàng đầu nâng tầm giá trị các danh xưng, danh hiệu được phong tặng khiến dư luận không chút mảy may nghi ngờ.
Ai dám không tin vào danh hiệu “Nữ hoàng tâm linh Việt Nam” của bà Phạm Nữ Hiền Ngân khi người trực tiếp trao bằng danh hiệu là cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch? Chỉ có điều, dư luận cứ “tâm tư” mãi khi ông cựu thứ trưởng lý giải rằng ông được mời trao bằng cho bà Phạm Nữ Hiền Ngân mà không biết gì về danh hiệu này?
Một danh hiệu với tên gọi kỳ quặc được quảng bá rùm beng trước khi trao mà vị cựu thứ trưởng ngành Văn hóa nói “không biết gì” thì kể cũng lạ.
Những danh hiệu như thế càng có sức lan tỏa trong cộng đồng nhờ cách đưa tin theo kiểu mặc nhiên thừa nhận, vô tư tuyên truyền, quảng bá rầm rộ miễn phí của truyền thông.
Có báo chạy dòng tít: “Nữ hoàng Văn hoá tâm linh Việt Nam, một bông hồng trên mặt trận chống hàng giả…”.
Loạn danh xưng, danh hiệu đang là báo động đỏ cho sự mất kiểm soát hay là buông lỏng trong hoạt động văn hóa thuộc lĩnh vực này. Nó tạo ra tình trạng vàng thau, thật giả lẫn lộn; phô trương danh hão, giả dối; bôi bẩn những chân giá trị vốn có của đời sống văn hóa dân tộc.
(Theo Vietnamnet)
Tin trong nước
,
Văn hóa
Theo phản ánh của truyền thông, chiều 28/6, tại TP HCM, dưới sự chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và Viện Công nghệ Chống làm giả, Ban phát triển thương hiệu doanh nghiệp và chống hàng giả Việt Nam tại TP HCM đã chính thức ra mắt.
Sẽ không có gì khiến dư luận phải ồn ào nếu trong hàng ngũ “lãnh đạo” Ban không xuất hiện nhân vật vừa được “phong” danh hiệu “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” là bà Phạm Nữ Hiền Ngân.
Nở rộ danh xưng, danh hiệu… mua bằng tiền
Trước đó, trong một video đăng tải trên trang Facebook có tên Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam, bà Phạm Nữ Hiền Ngân đã được nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Vương Duy Biên trao bằng danh hiệu Nữ hoàng văn hóa tâm linh năm 2018 tại buổi lễ tôn vinh do Trung ương Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam phối hợp với một doanh nghiệp tổ chức.
Tuy nhiên, khi trả lời báo chí, ông Biên cho biết ông đến dự sự kiện trên với tư cách đại biểu và được mời trao bằng cho bà Phạm Nữ Hiền Ngân mà không biết gì về danh hiệu này(!?).
Bình luận về danh hiệu kỳ quặc này, TS Hồ Bất Khuất nói “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” là một khái niệm được lắp ghép rất ẩu. Ông thừa nhận trong tâm linh có yếu tố văn hóa, bởi nó hướng tới cái thiện, cái đẹp, nhưng “sòng phẳng với nhau thì không có thứ gọi là Nữ hoàng văn hóa tâm linh, nó giống như một danh từ được bịa đặt”.[1]
Hão danh ‘Nữ hoàng văn hóa tâm linh’
Ngược dòng thời gian, đã từng có những danh xưng, danh hiệu được nhiều tổ chức núp bóng hội này, trung tâm nọ ban phát một cách vô tội vạ, bât chấp dư luận xã hội.
Năm 2010, để “đoạt” được “Cúp vàng Doanh nhân văn hóa” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, cá nhân đăng ký phải nộp lệ phí xét thưởng gồm 30 triệu đồng cộng 10% thuế VAT.[2]
Với Chương trình “Doanh nhân hiền tài”, doanh nghiệp muốn được tặng biểu tượng “Rồng thiêng” chế tác bằng vàng 4 số 9 có khắc tên riêng của doanh nhân thì phải góp tiền theo 1 trong 5 mức tài trợ in sẵn, từ cao nhất 275 triệu, thấp nhất 22 triệu đồng, thanh toán trước khi chương trình diễn ra.
Chương trình Công nhận “Gia tộc Doanh nhân” mức đóng tối thiểu là 44 triệu đồng…
Năm 2015, một công ty tư nhân lấy danh nghĩa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc để tổ chức chương trình vinh danh và cấp bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”. Để được cấp “bằng” và “vinh danh”, công ty này đã yêu cầu nghệ nhân phải đóng tiền với mức thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất là một tỷ đồng kèm lời hứa được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Phủ Chủ tịch!
Dư luận cùng đã từng… té ngửa khi trong chương trình “Vinh quang Việt Nam 2015” phát trực tiếp trên VTV do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Công ty Hữu Nghị Á Châu và một số tờ báo phối hợp tổ chức, thầy bói Phan Bá Huỳnh (Krông Năng, Đắk Lắk) từng bị công an phạt hành chính vì hành nghề mê tín dị đoan, được vinh danh và nhận phần thưởng là một bức tượng Đức Thánh Gióng bằng đồng, mạ vàng sau khi đã đóng góp cho BTC chương trình số tiền 35 triệu đồng.[3]
Năm 2016, Liên hiệp hội UNESCO Việt Nam phối hợp Công ty Đại Việt tổ chức vinh danh danh hiệu “Tri thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến”. Nhiều vị giáo sư, tiến sỹ tỏ thái độ bất bình trước việc bị đề nghị “tự nguyện” hỗ trợ 22 triệu đồng để được hưởng những quyền lợi như tham gia Hội thảo chuyên đề đạo đức toàn cầu; nhận biểu tượng Cúp và bảng vàng vinh danh,…[4]
Năm 2017, cũng Công ty Đại Việt phối hợp với Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam (VSATH) tổ chức Chương trình “Nhân tài đất Việt Thời đại Hồ Chí Minh” “Nhà quản lý vì cộng đồng”, theo đó các cá nhân muốn tham gia lễ tôn phải tự nguyện đóng góp cho Ban tổ chức chương trình với ba mức kinh phí là 10 triệu đồng; 12 triệu đồng; 14 triệu đồng![5]
Tháng 08/2017, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho một ca sĩ có ghi danh xưng là “Giáo sư âm nhạc – ca sĩ” trong khi ca sĩ này chưa hề có chức danh “Giáo sư”.[6]
Trong các cuộc thi do Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần XNK Ô tô Ngọc Minh tổ chức, ngoài danh hiệu “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam” còn có một loạt các danh hiệu khác như “Nữ hoàng trang sức”, “Nữ hoàng Thương hiệu ngành Thực phẩm”, “Nữ hoàng ngành tài nguyên môi trường”, “Nữ hoàng xây dựng”,…
Nói chuyện loạn danh xưng, danh hiệu không thể không nhắc đến những kỷ lục vô bổ từng được các tổ chức, các địa phương “lập” trong thời gian gần đây như bánh chưng, bánh dày, bánh phồng tôm, ly cà phê, tô hủ tiếu,… kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới mà cái được không ngoài sự lãng phí về tiền bạc, vật chất.
Ai tiếp tay cho nạn loạn danh xưng, danh hiệu tràn lan?
Các hình thức khen thưởng đã được quy định trong Luật Thi đua Khen thưởng. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 51 ngày 28-7-2010 về Quy chế tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quy chế này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Đặt danh hiệu và giải thưởng trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục… 2. Huy động kinh phí dưới các hình thức đối với cá nhân, tổ chức trong danh sách tham gia bình chọn xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng …
Tuy nhiên trong thực tế, việc tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của luật pháp dẫn đến tình trạng loạn danh xưng, danh hiệu, mạnh ai nấy làm nhằm mục đích vụ lợi. Cá nhân, doanh nghiệp được tặng lấy đó để đánh bóng tên tuổi. Đơn vị đứng ra tổ chức cũng nhân cơ hội quảng bá và đặc biệt tạo nguồn thu bất chính. Nguy hiểm hơn, việc vinh danh thiếu minh bạch, trao đổi danh xưng, danh hiệu bằng tiền bạc không tương xứng với chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra, không tương xứng với năng lực phẩm chất doanh nhân. Một khi danh xưng giả, danh hiệu giả tràn lan thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến môi trường sản xuất, kinh doanh và xã hội.
Những cuộc vinh danh như thế thường diễn ra rầm rộ ngoài đời cũng như trên truyền thông. Các đơn vị đồng tổ chức bao giờ cũng có mặt cơ quan nhà nước hay tổ chức hội nghề nghiệp. Nhiều khách mời vip là lãnh đạo đương chức hoặc cựu lãnh đạo ngành, địa phương. Vị thế xã hội của họ cùng với tên tuổi của các cơ quan, hội đứng ra tổ chức chính là những nhân tố hàng đầu nâng tầm giá trị các danh xưng, danh hiệu được phong tặng khiến dư luận không chút mảy may nghi ngờ.
Ai dám không tin vào danh hiệu “Nữ hoàng tâm linh Việt Nam” của bà Phạm Nữ Hiền Ngân khi người trực tiếp trao bằng danh hiệu là cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch? Chỉ có điều, dư luận cứ “tâm tư” mãi khi ông cựu thứ trưởng lý giải rằng ông được mời trao bằng cho bà Phạm Nữ Hiền Ngân mà không biết gì về danh hiệu này?
Một danh hiệu với tên gọi kỳ quặc được quảng bá rùm beng trước khi trao mà vị cựu thứ trưởng ngành Văn hóa nói “không biết gì” thì kể cũng lạ.
Những danh hiệu như thế càng có sức lan tỏa trong cộng đồng nhờ cách đưa tin theo kiểu mặc nhiên thừa nhận, vô tư tuyên truyền, quảng bá rầm rộ miễn phí của truyền thông.
Có báo chạy dòng tít: “Nữ hoàng Văn hoá tâm linh Việt Nam, một bông hồng trên mặt trận chống hàng giả…”.
Loạn danh xưng, danh hiệu đang là báo động đỏ cho sự mất kiểm soát hay là buông lỏng trong hoạt động văn hóa thuộc lĩnh vực này. Nó tạo ra tình trạng vàng thau, thật giả lẫn lộn; phô trương danh hão, giả dối; bôi bẩn những chân giá trị vốn có của đời sống văn hóa dân tộc.
(Theo Vietnamnet)
No comments:
Post a Comment