Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 54 của Bộ Công an có nhiều ý kiến băn khoăn việc bỏ quy định dân không được ghi hình CSGT làm nhiệm vụ...
CSGT Hà Nội xử lý một trường hợp vi phạm (Ảnh minh họa)
Bộ Công an đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo lần 2 “Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT” gồm 3 chương, 13 điều (thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009).
Nội dung được quan tâm nhất là quyền giám sát của người dân. Trong dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất nhân dân chỉ được giám sát công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong; cách xử lý có khách quan, đúng pháp luật hay không khi làm nhiệm vụ.
Việc giám sát được thực hiện qua hình thức thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với công an nhân dân...
Như vậy, so với quy định tại Thông tư 54, dự thảo này không còn hình thức giám sát của người dân qua “quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông”.
Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn: Nếu dự thảo được thông qua thì người dân có được quay clip, chụp ảnh để giám sát CSGT làm nhiệm vụ hay không? Việc quay clip ghi hình có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Căn cứ quy định của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân.
Cán bộ tiếp công dân hay lực lượng cảnh sát là những người đại diện cho quyền lực nhà nước thực thi công vụ, là tượng trưng cho sự “công khai, dân chủ, công bằng, văn minh”; là hình ảnh đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước. Đây là quan hệ hành chính nhà nước chứ không phải quan hệ dân sự thông thường và không thuộc phạm vi bí mật đời tư. Chỉ ở những nơi được coi là thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.
Như vậy, việc Điều 11 của Dự thảo quy định 4 hình thức người dân được quyền giám sát mà bỏ qua hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân là trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Ngược lại nếu những đoạn phim, hình ảnh do công dân quay được thể hiện cán bộ tiếp công dân hay lực lượng CSGT có hành vi sai trái, không đúng với các quy định pháp luật thì người dân có quyền sử dụng làm bằng chứng tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo các sai phạm, tiêu cực không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của người dân.
Luật không có quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm phát tán bừa bãi. Nếu người dân cố ý “quay phim, chụp ảnh” nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng, lôi kéo dụ dỗ người dân tham gia các hoạt động chống phá chính quyền thì đó là hành vi phạm pháp... Người vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật An ninh mạng hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Thực thi quyền giám sát của người dân đối với các nhân viên công vụ là cần thiết để chống sự lạm quyền của nhân viên công vụ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dân có thể lạm dụng quyền giám sát của mình để cản trở hoạt động nghiệp vụ, cũng như xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân của nhân viên công vụ.
Thực tế, không ít người dân sau khi ghi hình CSGT tác nghiệp đã hồn nhiên đưa vào những lời lẽ bình luận ác ý, thô lỗ và đưa lên mạng xã hội. Hình ảnh nhiều khi được biên tập, chế biến nhằm mục đích bôi nhọ quá trình tác nghiệp của nhân viên công vụ. Trong trường hợp này, lực lượng chức năng có thể cưỡng chế người có hành vi vi phạm. Nếu cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm thì khống chế đưa về trụ sở UBND hoặc công an phường gần nhất để giải quyết.
Như vậy, cơ quan soạn thảo cần xem xét lại việc không còn hình thức giám sát của người dân qua “quan sát” để quyền giám sát của công dân được đảm bảo.
“Theo dự thảo, những việc phải công khai trong công tác đảm bảo trật tự, ATGT được quy định tại Điều 5, gồm: Công tác TTKS và xử lý vi phạm hành chính; Công tác đăng ký, cấp biển số xe; Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông; Công tác giải quyết TNGT.
Trong công tác tuần tra, xử lý vi phạm, Bộ Công an đề xuất: Cảnh sát phải công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của cơ quan công an có nhiệm vụ TTKS và xử lý vi phạm hành chính; tên, cấp bậc và chức vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ; tuyến đường, địa bàn, đối tượng và hành vi vi phạm tập trung kiểm soát, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/co-nen-bo-quy-dinh-dan-duoc-ghi-am-ghi-hinh-csgt-lam-nhiem-vu-d426506.html?
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
CSGT Hà Nội xử lý một trường hợp vi phạm (Ảnh minh họa)
Bộ Công an đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo lần 2 “Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT” gồm 3 chương, 13 điều (thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009).
Giảm chức năng giám sát nhân dân
Cụ thể, nội dung nổi bật được dư luận quan tâm trong Dự thảo thông tư này là “Những việc phải công khai trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT” và “Quyền giám sát của người dân đối với cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT”.Nội dung được quan tâm nhất là quyền giám sát của người dân. Trong dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất nhân dân chỉ được giám sát công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong; cách xử lý có khách quan, đúng pháp luật hay không khi làm nhiệm vụ.
Việc giám sát được thực hiện qua hình thức thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với công an nhân dân...
Như vậy, so với quy định tại Thông tư 54, dự thảo này không còn hình thức giám sát của người dân qua “quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông”.
Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn: Nếu dự thảo được thông qua thì người dân có được quay clip, chụp ảnh để giám sát CSGT làm nhiệm vụ hay không? Việc quay clip ghi hình có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Căn cứ quy định của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân.
Cán bộ tiếp công dân hay lực lượng cảnh sát là những người đại diện cho quyền lực nhà nước thực thi công vụ, là tượng trưng cho sự “công khai, dân chủ, công bằng, văn minh”; là hình ảnh đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước. Đây là quan hệ hành chính nhà nước chứ không phải quan hệ dân sự thông thường và không thuộc phạm vi bí mật đời tư. Chỉ ở những nơi được coi là thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.
Như vậy, việc Điều 11 của Dự thảo quy định 4 hình thức người dân được quyền giám sát mà bỏ qua hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân là trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Đúng luật thì không ngại ghi hình?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người dân có quyền giám sát đối với hoạt động thi hành công vụ của các lực lượng chức năng nhưng không được gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. Nếu có hành động cản trở người thi hành công vụ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Chống người thi hành công vụ.Ngược lại nếu những đoạn phim, hình ảnh do công dân quay được thể hiện cán bộ tiếp công dân hay lực lượng CSGT có hành vi sai trái, không đúng với các quy định pháp luật thì người dân có quyền sử dụng làm bằng chứng tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo các sai phạm, tiêu cực không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của người dân.
Luật không có quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm phát tán bừa bãi. Nếu người dân cố ý “quay phim, chụp ảnh” nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng, lôi kéo dụ dỗ người dân tham gia các hoạt động chống phá chính quyền thì đó là hành vi phạm pháp... Người vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật An ninh mạng hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Thực thi quyền giám sát của người dân đối với các nhân viên công vụ là cần thiết để chống sự lạm quyền của nhân viên công vụ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dân có thể lạm dụng quyền giám sát của mình để cản trở hoạt động nghiệp vụ, cũng như xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân của nhân viên công vụ.
Thực tế, không ít người dân sau khi ghi hình CSGT tác nghiệp đã hồn nhiên đưa vào những lời lẽ bình luận ác ý, thô lỗ và đưa lên mạng xã hội. Hình ảnh nhiều khi được biên tập, chế biến nhằm mục đích bôi nhọ quá trình tác nghiệp của nhân viên công vụ. Trong trường hợp này, lực lượng chức năng có thể cưỡng chế người có hành vi vi phạm. Nếu cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm thì khống chế đưa về trụ sở UBND hoặc công an phường gần nhất để giải quyết.
Như vậy, cơ quan soạn thảo cần xem xét lại việc không còn hình thức giám sát của người dân qua “quan sát” để quyền giám sát của công dân được đảm bảo.
“Theo dự thảo, những việc phải công khai trong công tác đảm bảo trật tự, ATGT được quy định tại Điều 5, gồm: Công tác TTKS và xử lý vi phạm hành chính; Công tác đăng ký, cấp biển số xe; Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông; Công tác giải quyết TNGT.
Trong công tác tuần tra, xử lý vi phạm, Bộ Công an đề xuất: Cảnh sát phải công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của cơ quan công an có nhiệm vụ TTKS và xử lý vi phạm hành chính; tên, cấp bậc và chức vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ; tuyến đường, địa bàn, đối tượng và hành vi vi phạm tập trung kiểm soát, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/co-nen-bo-quy-dinh-dan-duoc-ghi-am-ghi-hinh-csgt-lam-nhiem-vu-d426506.html?
No comments:
Post a Comment