Đừng xem thường những showroom chỉ phục vụ dành riêng cho người Trung, đừng xem nhẹ câu chuyện xứ người qua bên ta gom đất để xây nhà hàng, khách sạn…
Mới đây, UBND xã Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, đơn vị này sẽ lập kế hoạch cưỡng chế các showroom xây dựng trái phép phục vụ khách Trung Quốc trên đại lộ Nguyễn Tất Thành và trình UBND TP Nha Trang phê duyệt sau khi UBND tỉnh có quyết định xử lý.
Showroom Đặc sản Việt Nam vi phạm thời gian dài không được xử lý.Chuyện đâu chỉ ở Nha Trang
Có một thực tế không thể phủ nhận là câu chuyện xử lý những vấn đề dịch vụ du lịch liên quan đến khách Trung Quốc dù ở bất kỳ địa phương nào thì nó cũng luôn nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận trong cả nước.
Thống kê năm 2018, khách Châu Á đến Nha Trang, Khánh Hòa đạt hơn 1.588.000 lượt, trong đó khách Trung Quốc đạt hơn 1.406.000 lượt. Sau khách Trung Quốc thì một số dòng khách khác cũng đạt số lượng khá, xấp xỉ từ 10.000-50.000 lượt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Theo đó, các showroom có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông cũng ngang nhiên mọc lên và đi vào hoạt động, đón khách Trung Quốc nhưng không bị ngăn chặn ngay từ đầu. Đại diện UBND xã Phước Đồng cho biết, ngoài 7 cơ sở chuyên đón khách nước ngoài, hiện có 3 showroom khác trên đại lộ Nguyễn Tất Thành đang xây dựng không phép và sai phép so với giấy phép được cấp. Các cơ sở này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công, nhưng vẫn hoàn thiện sau đó.
Lý do vì sao hàng loạt các showroom khép kín chỉ phục vụ cho một đối tượng là khách Trung luôn tồn tại và mở rộng thành hệ thống ở nhiều điểm, nhiều tỉnh/thành đó là sự tiện lợi. “Hành khách sau khi trả phòng khách sạn vào buổi trưa, trên đường ra sân bay, các doanh nghiệp lữ hành đưa khách vào đây để mua sắm, chờ đến giờ bay. Vì vậy, cơ sở liên kết với các doanh nghiệp lữ hành về đây mở cửa hàng, buôn bán thuận tiện hơn” Một nhân viên phục vụ trong showroom khép kín cho biết.
Không chỉ ở trung tâm TP, mà trên địa bàn huyện Cam Lâm cũng mọc lên nhiều cơ sở kinh doanh quy mô lớn, chủ yếu phục vụ du khách Trung Quốc. Dù các cơ sở này đều đứng tên người Việt, nhưng thực tế có rất nhiều điều mập mờ về người chủ thực sự, cũng như lực lượng nhân viên ở đây…
Có người dân nói: “Đi dọc các tuyến đường Nha Trang, chỗ nào có xe Khang Thái đậu là chỗ đó có khách Trung Quốc tấp nập mua hàng, khách Trung Quốc đi đóng cửa như nhà ở bình thường và họ chỉ phục vụ khách Trung Quốc thôi dân không biết trong đó buôn bán gì. Nhân viên bán hàng mặc áo dài Việt Nam nhưng không biết nói Tiếng Việt và hơn nữa họ mua hàng không xài tiền mặt”.
Tương tự, nhiều cửa hàng tại Đà Nẵng khép kín, chỉ tiếp khách tour được các xe du lịch chở đến mọc lên nhan nhản khắp TP, nhất là địa bàn hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bình Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng nhận định: “Các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến các cơ sở dịch vụ khép kín, sử dụng người nước ngoài hoạt động trái phép, bán hàng hóa không rõ xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn thực tế”.
Hay, việc UBND TP Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh từng yêu cầu 15 cơ sở kinh doanh, bán hàng phục vụ khách du lịch Trung Quốc trên địa bàn thực hiện đóng cửa và dừng ngay toàn bộ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách du lịch Trung Quốc cũng đã nói lên sự phức tạp liên quan đến người Trung.
Có thể thấy, du khách quốc tế đến Nha Trang, Đà Nẵng hay Quảng Ninh… luôn tăng, đặc biệt là khách Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng ở những địa phương này vì lợi nhuận trước mắt mà phớt lờ các quy định hiện hành.
Đáng lưu ý ở chỗ, thực chất của những showroom khép kín chỉ phục vụ du khách người Trung chính là một mắt xích của cái gọi là tour 0 đồng. Mà một trong những vấn đề nhức nhối đặt ra là việc du khách trong tour 0 đồng thanh toán qua thẻ ngân hàng nội địa, chuyển tiền trực tiếp về nước sở tại. Thế nhưng việc quản lý các giao dịch thanh toán và thu thuế gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cho chúng ta thất thu một nguồn thuế không hề nhỏ.
Đừng vì lợi nhuận mà “lờ” các quy định của pháp luật
Luật Đất đai và Nghị định quy định chi tiết thi hành đã có những quy định cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cụ thể:
Điều 126 Luật Đất đai quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) là không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.
Trong khi đó, Khoản 2 Điều 58 Luật Đất đai quy định đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan.
Khoản 61 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định: “Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển không thuộc trường hợp do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/7/2014 nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 13 của Nghị định này”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển..v..v.
Tuy nhiên, cái khó của vấn đề ở chỗ: Người Việt góp cổ phần bằng chính lô đất trên quy ra 10%, còn người Trung Quốc góp 90% để công ty xây showroom, khách sạn, nhà hàng. Vì nắm cổ phần chi phối nên tất nhiên người Trung Quốc giữ Chức chủ tịch HĐQT và có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Đây là kẽ hở của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai và đầu tư nước ngoài cần phải được chấn chỉnh, nhìn thấy những hệ lụy về sau.
Dù gì đi nữa, mọi thứ đều có lý do của nó cả. Những chuyện như kể trên không thễ diễn ra một cách thẳng ngay, suôn sẻ như thế được. Luật thì có đầy đủ nhưng áp dụng không nghiêm là lỗi của cán bộ thực thi, ban hành văn bản mà không thực thi là lỗi của chính quyền, hoặc có tình trạng cán bộ “há miệng mắc quai” vì lỡ nhận chung chi từ chủ đầu tư. Việc này gây nên hiện tượng một bộ phận người dân “nhờn” pháp luật, họ coi chính quyền và luật pháp chẳng ra gì.
Khi kinh tế mở cửa, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư mở rộng kinh doanh là bình thường. Những ‘khu phố Tàu’ sầm uất ven biển Đà Nẵng, Nha Trang với những biển hiệu toàn tiếng Trung không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc thu mua đất tại những khu vực ven biển dày đặc như thời gian qua đang khiến dư luận ngay chính những địa phương đó lo ngại.
Xin đừng xem thường những showroom chỉ phục vụ dành riêng cho người Trung, cũng đừng xem nhẹ câu chuyện xứ người qua bên ta gom đất để xây nhà hàng, khách sạn… vì nó vẫn có nguy cơ thành đất của người Trung. Bởi hệ lụy lớn nhất không thể không nói là lao động người Trung Quốc vào cư trú, kết hôn với người Việt Nam sau đó sinh con, đẻ cháu… ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị tại Việt Nam.
(Theo Vietnamnet)
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Mới đây, UBND xã Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, đơn vị này sẽ lập kế hoạch cưỡng chế các showroom xây dựng trái phép phục vụ khách Trung Quốc trên đại lộ Nguyễn Tất Thành và trình UBND TP Nha Trang phê duyệt sau khi UBND tỉnh có quyết định xử lý.
Showroom Đặc sản Việt Nam vi phạm thời gian dài không được xử lý.Chuyện đâu chỉ ở Nha Trang
Có một thực tế không thể phủ nhận là câu chuyện xử lý những vấn đề dịch vụ du lịch liên quan đến khách Trung Quốc dù ở bất kỳ địa phương nào thì nó cũng luôn nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận trong cả nước.
Thống kê năm 2018, khách Châu Á đến Nha Trang, Khánh Hòa đạt hơn 1.588.000 lượt, trong đó khách Trung Quốc đạt hơn 1.406.000 lượt. Sau khách Trung Quốc thì một số dòng khách khác cũng đạt số lượng khá, xấp xỉ từ 10.000-50.000 lượt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Theo đó, các showroom có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông cũng ngang nhiên mọc lên và đi vào hoạt động, đón khách Trung Quốc nhưng không bị ngăn chặn ngay từ đầu. Đại diện UBND xã Phước Đồng cho biết, ngoài 7 cơ sở chuyên đón khách nước ngoài, hiện có 3 showroom khác trên đại lộ Nguyễn Tất Thành đang xây dựng không phép và sai phép so với giấy phép được cấp. Các cơ sở này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công, nhưng vẫn hoàn thiện sau đó.
Lý do vì sao hàng loạt các showroom khép kín chỉ phục vụ cho một đối tượng là khách Trung luôn tồn tại và mở rộng thành hệ thống ở nhiều điểm, nhiều tỉnh/thành đó là sự tiện lợi. “Hành khách sau khi trả phòng khách sạn vào buổi trưa, trên đường ra sân bay, các doanh nghiệp lữ hành đưa khách vào đây để mua sắm, chờ đến giờ bay. Vì vậy, cơ sở liên kết với các doanh nghiệp lữ hành về đây mở cửa hàng, buôn bán thuận tiện hơn” Một nhân viên phục vụ trong showroom khép kín cho biết.
Không chỉ ở trung tâm TP, mà trên địa bàn huyện Cam Lâm cũng mọc lên nhiều cơ sở kinh doanh quy mô lớn, chủ yếu phục vụ du khách Trung Quốc. Dù các cơ sở này đều đứng tên người Việt, nhưng thực tế có rất nhiều điều mập mờ về người chủ thực sự, cũng như lực lượng nhân viên ở đây…
Có người dân nói: “Đi dọc các tuyến đường Nha Trang, chỗ nào có xe Khang Thái đậu là chỗ đó có khách Trung Quốc tấp nập mua hàng, khách Trung Quốc đi đóng cửa như nhà ở bình thường và họ chỉ phục vụ khách Trung Quốc thôi dân không biết trong đó buôn bán gì. Nhân viên bán hàng mặc áo dài Việt Nam nhưng không biết nói Tiếng Việt và hơn nữa họ mua hàng không xài tiền mặt”.
Tương tự, nhiều cửa hàng tại Đà Nẵng khép kín, chỉ tiếp khách tour được các xe du lịch chở đến mọc lên nhan nhản khắp TP, nhất là địa bàn hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bình Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng nhận định: “Các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến các cơ sở dịch vụ khép kín, sử dụng người nước ngoài hoạt động trái phép, bán hàng hóa không rõ xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn thực tế”.
Hay, việc UBND TP Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh từng yêu cầu 15 cơ sở kinh doanh, bán hàng phục vụ khách du lịch Trung Quốc trên địa bàn thực hiện đóng cửa và dừng ngay toàn bộ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách du lịch Trung Quốc cũng đã nói lên sự phức tạp liên quan đến người Trung.
Có thể thấy, du khách quốc tế đến Nha Trang, Đà Nẵng hay Quảng Ninh… luôn tăng, đặc biệt là khách Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng ở những địa phương này vì lợi nhuận trước mắt mà phớt lờ các quy định hiện hành.
Đáng lưu ý ở chỗ, thực chất của những showroom khép kín chỉ phục vụ du khách người Trung chính là một mắt xích của cái gọi là tour 0 đồng. Mà một trong những vấn đề nhức nhối đặt ra là việc du khách trong tour 0 đồng thanh toán qua thẻ ngân hàng nội địa, chuyển tiền trực tiếp về nước sở tại. Thế nhưng việc quản lý các giao dịch thanh toán và thu thuế gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cho chúng ta thất thu một nguồn thuế không hề nhỏ.
Đừng vì lợi nhuận mà “lờ” các quy định của pháp luật
Luật Đất đai và Nghị định quy định chi tiết thi hành đã có những quy định cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cụ thể:
Điều 126 Luật Đất đai quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) là không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.
Trong khi đó, Khoản 2 Điều 58 Luật Đất đai quy định đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan.
Khoản 61 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định: “Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển không thuộc trường hợp do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/7/2014 nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 13 của Nghị định này”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển..v..v.
Tuy nhiên, cái khó của vấn đề ở chỗ: Người Việt góp cổ phần bằng chính lô đất trên quy ra 10%, còn người Trung Quốc góp 90% để công ty xây showroom, khách sạn, nhà hàng. Vì nắm cổ phần chi phối nên tất nhiên người Trung Quốc giữ Chức chủ tịch HĐQT và có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Đây là kẽ hở của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai và đầu tư nước ngoài cần phải được chấn chỉnh, nhìn thấy những hệ lụy về sau.
Dù gì đi nữa, mọi thứ đều có lý do của nó cả. Những chuyện như kể trên không thễ diễn ra một cách thẳng ngay, suôn sẻ như thế được. Luật thì có đầy đủ nhưng áp dụng không nghiêm là lỗi của cán bộ thực thi, ban hành văn bản mà không thực thi là lỗi của chính quyền, hoặc có tình trạng cán bộ “há miệng mắc quai” vì lỡ nhận chung chi từ chủ đầu tư. Việc này gây nên hiện tượng một bộ phận người dân “nhờn” pháp luật, họ coi chính quyền và luật pháp chẳng ra gì.
Khi kinh tế mở cửa, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư mở rộng kinh doanh là bình thường. Những ‘khu phố Tàu’ sầm uất ven biển Đà Nẵng, Nha Trang với những biển hiệu toàn tiếng Trung không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc thu mua đất tại những khu vực ven biển dày đặc như thời gian qua đang khiến dư luận ngay chính những địa phương đó lo ngại.
Xin đừng xem thường những showroom chỉ phục vụ dành riêng cho người Trung, cũng đừng xem nhẹ câu chuyện xứ người qua bên ta gom đất để xây nhà hàng, khách sạn… vì nó vẫn có nguy cơ thành đất của người Trung. Bởi hệ lụy lớn nhất không thể không nói là lao động người Trung Quốc vào cư trú, kết hôn với người Việt Nam sau đó sinh con, đẻ cháu… ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị tại Việt Nam.
(Theo Vietnamnet)
No comments:
Post a Comment