Cập nhật tin tức nóng hổi

Tính nghiêm của pháp luật ở đâu khi để vấn nạn xâm hại trẻ em hoành hành?

Đã có rất nhiều vụ trẻ bị xâm hại tình dục trong thời gian qua chưa được xử lý nghiêm bởi “chưa đủ” chứng cứ, khiến các bé phải mang nỗi đau âm ỉ cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, tội ác xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn ra, ngày càng phức tạp.

Từ vụ ông Nguyễn Khắc Thuỷ ở Vũng Tàu, vụ hiệu trưởng Đinh Bằng My, giờ đến vụ ông Nguyễn Hữu Linh, họ đều là những người làm việc ở cơ quan nhà nước, những người nhẽ ra phải hiểu luật, phải là tấm gương soi cho dân nhưng vẫn ngang nhiên phạm luật. Hệ luỵ này do đâu mà ra, có phải do luật chưa đủ nghiêm nên chưa đủ tính răn đe?
Tính nghiêm của pháp luật ở đâu khi để vấn nạn xâm hại trẻ em hoành hành?
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2014-2018, toàn quốc phát hiện khoảng 6.810 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Theo số liệu bình quân, con số này không giảm khi báo cáo trước đó, trong 5 năm (2011-2015), gần 6.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em được công bố.

Trong năm gần nhất – 2018, đã có 1.547 vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em. Tức, cứ mỗi 8 giờ trôi qua, thêm 1 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. Tình trạng này đã diễn ra suốt một thập niên qua song vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến dù từ lâu Việt Nam đã ghi nhận quyền được bảo vệ của trẻ em.

Chưa dừng lại ở đó, theo báo cáo của Economist Intelligence Unite (EIU) , tổ chức nghiên cứu thuộc Economist Group (công ty truyền thông sở hữu tạp chí The Economist ở Anh) khảo sát về chống xâm hại tình dục trẻ em, Việt Nam bị xếp gần áp chót, chỉ đứng trên Mozambique, Ai Cập và Pakistan. EIU cho điểm Việt Nam rất thấp ở các yếu tố như thu thập thông tin về nạn xâm hại trẻ em, không có cơ quan riêng để thi hành luật lệ về chống xâm hại, chương trình hỗ trợ dành cho đối tượng xâm hại, sự tham gia của giới truyền thông, nhân viên hỗ trợ…

Nguy hiểm hơn cả, những vụ án xâm hại trẻ em xẩy ra ở VN thời gian qua không chỉ đối tượng phạm tội là người thường mà còn ở tầng lớp những người có chức vị trong xã hội. Gần nhất là vụ dâm ô trẻ em của nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh.

Nếu như Nguyễn Đình Phúc, một dân thường bị tố cáo dâm ô bé gái trong đêm tối, camera đen trắng, và lúc dâm ô bé gái thì bị khuất camera, đã bị CA HN bắt giữ và truy tố hình sự chỉ sau mấy ngày; thì ông Linh sau gần 4 tháng trời kiểm tra, hình ảnh camera có màu, hành vi mà ai cũng biết, cả cộng đồng mạng phẫn nộ, lên tivi, báo đài trong nước và ngoài nước. Vậy mà kết quả lại là “Không đủ cơ sở kết luận Nguyễn Hữu Linh chạm vào vùng nhạy cảm bé gái”. Phải chăng luật pháp muốn nghiêm cũng phải lựa người và có “vùng cấm”?
Tính nghiêm của pháp luật ở đâu khi để vấn nạn xâm hại trẻ em hoành hành?
Hiệu trưởng Đinh Bằng My bị tố dâm ô hàng loạt học sinh nam

Trong vụ việc này, dư luận rất bức xúc bởi trên cương vị của ông Linh là một người bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật nhẽ ra phải xử lý một cách triệt để. Ngay cả khi có sự dàn xếp, thương lượng và hòa giải giữa các bên liên quan thì cũng nên xử lý vụ việc này để tránh tiền lệ về sau.

Chính Luật sư Nguyễn Văn Tú từng cho biết: Nếu theo quan điểm “thoát luật” thì có thể coi đây là hành vi hiếp dâm: “Hành vi đầu tiên là hôn bé gái, hành vi thứ hai là kéo em bé về phía mình. Chỉ đến khi có chuông điện thoại ông Linh mới dừng lại để nghe và không xâm lấn cơ thể của bé. Khi bé gái thoát về phía cửa thì tay trái ông Linh vẫn nghe điện thoại trong khi tay phải thì ôm lấy bé. Do vậy những dấu hiệu và hành vi này hoàn toàn có thể khép vào tội dâm ô”.

Hậu quả của việc này nếu không được xử lý triệt để là vô cùng lớn. Lấy ví dụ về việc xử phạt hành chính 200.000 đồng đối với hành vi cưỡng hôn trong thang máy tại Hà Nội vừa qua. Cách xử phạt này không mang tính răn đe, không triệt để dẫn đến tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng truyền thông mà thực chất xuất phát từ tâm lý lo sợ của cha mẹ.

Kể ra những điều này, chỉ để mong muốn một điều là kẻ có tội phải bị trừng trị. Nhưng cái mục đích lớn nhất là để truyền đi thông điệp nhằm cảnh tỉnh và gióng lên hồi chuông cho bậc làm cha, làm mẹ biết bảo vệ các cháu. Đó cũng là tiếng nói gửi đến nhà lập pháp cần ban hành quy định hữu hiệu hơn. Các cơ quan, tổ chức, hội bảo vệ cần hành động thay vì lập ra cho có trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em báo động tại Việt Nam. , ,

No comments:

Post a Comment