“Theo cáo buộc, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Đại học Đông Đô đã cấp 600-700 văn bằng 2 với mức phí từ 28 đến 35 triệu đồng mỗi văn bằng. Các lớp văn bằng 2 dạng này không thông báo tuyển sinh, không lập hội đồng chấm thi, không phê duyệt danh sách học viên và cán bộ coi thi. Ban giám hiệu Đại học Đông Đô sắp xếp thi tại những phòng không có camera an ninh và học viên chỉ cần chép đáp án của 27 tín chỉ để hoàn thiện thủ tục đầu ra. Học viên nào chép nhanh thì hơn một ngày là xong, chép chậm thì 2-3 ngày.
Hiện cơ quan công an làm rõ gần 460 văn bằng đã được sử dụng tại nhiều cơ quan nhà nước và tư nhân. Học viên chủ yếu là cán bộ, công chức cần văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để được nâng lương, nâng ngạch, thi tuyển biên chế.” Trích(https://vnexpress.net)
Rất nhiều nguồn tin trên các báo danh tiếng viết rằng” Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Đại học Đông Đô đã cấp 600 – 700 cái bằng theo hình thức “ học giả – bằng thật” với mức giá đưa ra là 28 -35 triệu đồng/ bằng. Tính sơ sơ, số tiền bán bằng của nhà trường cũng được nhiều nhiều tỷ đồng. Thời buổi làm ăn khó khan, chỉ có mấy tháng mà đã kiếm ra nhiều tỷ. Phải dành một lời khen ngợi cho tinh thần dám nghĩ , dám làm, vươn lên trong khốn khó của lãnh đạo nhà trường. Một cách vươn lên bất chấp luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước.
Lại nói về chuyện “ cung – cầu, cầu cung”:
Khách hàng là ai? Là những người cần 1 tấm bằng để hoàn thiện hồ sơ đi xin việc, là những nhân viên lâu năm không ngóc cổ lên nổi vì trình độ thấp, là những người cần thăng chức, tăng lương…nên phải mua để cho đủ điều kiện. Trong nhiều cơ quan nhà nước hay trưng ra cái khẩu hiệu “ Học, học nữa, học mãi” hay “ Học tập suốt đời” vân vân và vân vân …để làm gì? Khi tất cả có mắt như mù không bao giờ thấy và nhớ những dòng chữ đó. Khi cơm áo gạo tiền, quyền chức và thói quen vơ vét”Cờ đến tay ai người ấy phất” đã ăn sâu cố hữu vào tiềm thức của một số bộ phận công chức?. Ai thử đi dự một cuộc họp lớn nào nghe báo cáo về nhân sự mà coi. Nào là cán bộ đạt chuẩn trình độ và trên chuẩn năm sau cao lơn năm trước, không ngừng rèn luyện đạo đức cũng như năng lực chuyên môn…. Cuối cùng sự thật là gì? Là cháy nhà lòi ra mặt chuột.
Người bán hàng là ai?
Trần Khắc Hùng, Chủ tịch HĐQT, Viện trưởng Viện đào tạo liên tục Đại học Đông Đô và đồng phạm chính là thuộc cấp, những người không thể nói không có học, không thể tự nhận mình là người vùng sâu vùng xa, điều kiện tiếp xúc pháp luật còn hạn chế…. Không có cơ hội bao biện cho hành vi vi phạm pháp luật của mình. Nhất định những kẻ như ông Hùng biết vi phạm mà vẫn làm. Vậy ai là kẻ chống lưng cho việc đó? Cơ quan chức năng cần truy cho ra tận nguồn gốc sâu xa và xử thật nghiêm minh “ giết một thằng làm gương cho trăm họ”. bởi những kẻ này đang là sâu mọt, hại nước hại dân, đang cổ súy cho việc lừa dân dối Đảng. Những kẻ kém phẩm chất, năng lực trình độ mà vẫn ngoi lên những cấp rất cao trong bộ máy công quyền phải chăng xuất phát từ những lỗ hổng này?
Nhiều năm nay, chủ trương của Đảng đã đánh rất mạnh vào tham nhũng, đào thải những người kém năng lực chuyên môn… để từng bước làm trong sạch bộ máy, nâng cao chất lượng công chức, cán bộ….những người được coi là đào tạo ra để phục vụ nhân dân, hay là làm công bộc, đày tớ của nhân dân như ý lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Vậy tại sao đến hôm nay, bỗng vỡ lở ra một cái ung nhọt to chành ành giữa mặt ?
Tiếng đại bác báo động
Ngoài đại học Đông Đô, có bao nhiêu trường, cơ sở, trung tâm trên cả nước làm những việc tương tự?
Cấp bằng lái xe cho một người không đủ năng lực, hậu quả nhãn tiền là những vụ tai nạn xảy ra, kẻ chết người què ngay tức thì.
Còn cấp bằng thật – học giả cho một cá nhân để len lỏi vào cơ quan, xí nghiệp, nó sẽ như căn bệnh ung thư, từng bước phá hoại tế bào, diệt dần diệt mòn cơ thể rồi đến ngày suy kiệt mà chết.
Vậy mà, hàng năm chúng ta vẫn đóng thuế để nuôi không ít “học giả” đó, có đáng không?
Nhìn lại thực tế.
Sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học danh tiếng, cử nhân có, thạc sỹ có….em thì về quê chăn heo, trồng nấm, nuôi gà, làm vườn…. khi tôi hỏi họ trả lời “ bố mẹ em cố nuôi xong tốt nghiệp là mừng rồi, giờ xin đi làm tốn mấy trăm triệu mà lương tháng có 4 triệu, nhà em khó khăn nên không theo được”. Nghe mà cám cảnh…
Trăn trở, biết bao giờ mới ” công bằng , dân chủ, văn minh”? Giáo dục , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment