Cập nhật tin tức nóng hổi

Trung Quốc sẽ nhận “trái đắng” khi ngang nhiên chà đạp lên thượng tôn pháp luật!

Là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Trung Quốc lại không hề thiện chí, thậm chí đi ngược lại, đòi viết lại luật biển khi ngang nhiên triển khai các hoạt động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông. Bấp chấp những thủ đoạn, âm mưu hèn hạ nhằm kích động VN “gây chiến” trước, chúng ta vẫn giữ vững tâm thế, tiến hành những bước đi thận trọng, nghiêm túc và kiên quyết tuân thủ luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông.
Trung Quốc sẽ nhận “trái đắng” khi ngang nhiên chà đạp lên thượng tôn pháp luật!
Trong động thái phô diễn sức mạnh “cơ bắp” và các chiến thuật cưỡng ép, chà đạp lên thượng tôn pháp luật, một lần nữa, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Trong bối cảnh đó, dư luận lo ngại các hành vi ngang ngược của TQ sẽ làm suy giảm niềm tin, gia tăng căng thẳng khiến Việt Nam có nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải và bảo toàn lãnh thổ.

Ngay khi TQ đưa tài khảo sát Hải Dương Địa chất 8 quay trở lại xâm phạm vùng biển của nước ta, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lập tức lên tiếng: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển VN”. Sự khẳng định này hết sức quan trọng trong việc làm thất bại ý đồ nguy hiểm đằng sau hành động phi pháp của Trung Quốc.

Nếu quan sát tình hình an ninh thế giới sẽ biết rằng, ngoài Việt Nam Trung Quốc cũng đang điều 4 tàu khảo sát khác gồm Thực Nghiệm 2, Trương Kiển, Đông Phương Hồng 3 và Hải Dương Địa chất 4 được cho là có hành vi xâm lấn tương tự vào vùng đặc quyền kinh tế của hai nước Philippines và Malaysia. Rõ ràng hành động đem quân đi xâm lược của Bắc Kinh lần này đã được triển khai đồng loạt nhằm vào các nước ven Biển Đông khác hòng giành giật vị thế “cửa trên”, hòng ép từng nước ngồi vào bàn đàm phán song phương với mục tiêu kiểm soát toàn bộ vùng biển “chữ U” phi pháp do nước này tự ý vẽ ra.

Trước động thái này, chuyên gia Hoàng Việt (thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư VN) cho hay: “Nếu phản ứng của VN và cộng đồng quốc tế, trước hết là ASEAN, không hiệu quả thì tiếp theo sẽ là các vùng biển thuộc những quốc gia khác như vùng Natuna của Indonesia, vùng biển của Brunei… Trung Quốc sẽ dần dần lấn tới và áp đặt chủ quyền phi lý của họ, tiến tới kiểm soát hoàn toàn Biển Đông rồi lấn sang các biển khác. Nguy cơ thương mại biển trên thế giới sẽ bị Trung Quốc chi phối, sự phát triển và nền hòa bình của thế giới sẽ bị đe dọa.”

Việt Nam là một quốc gia thành viên của UNCLOS và chủ trương của Việt Nam là kiên trì, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trên thực địa, Việt Nam đã sử dụng những biện pháp kiên quyết nhưng cũng rất kiềm chế, để làm sao tuân thủ pháp luật, đảm bảo phù hợp với những quy định của UNCLOS, pháp luật quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, Việt Nam đã có nỗ lực không ngừng trao đổi quan điểm với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện Việt Nam đã rất kiên trì nỗ lực thực hiện những biện pháp đàm phán và trao đổi quan điểm với phía Trung Quốc. Đây cũng là một trong những điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần phải làm trước khi muốn đưa vụ việc ra giải quyết ở các cơ quan tư pháp.

Các bước đi mà chúng ta thực hiện là rất phù hợp với luật pháp quốc tế và đó cũng là sự chuẩn bị rất cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo các biện pháp ngoại giao có hiệu quả cao nhất. Ngay cả khi các biện pháp ngoại giao không có hiệu quả nữa, thì đó cũng là cách mở đường cho khả năng tiến hành các biện pháp pháp lý nếu thấy cần thiết.

Trong khi đó, Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để có thể yêu sách ở vùng biển này. Bởi vị trí đó cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 500 hải lý, không nằm trong bất kỳ một phạm vi nào mà UNCLOS và luật pháp quốc tế cho phép. Cách hành xử của Trung Quốc không giúp họ tạo lập được chủ quyền với những đòi hỏi phi lý mà chỉ khiến các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông quyết tâm hơn trong hành động, đưa ra phản kháng mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Nguồn Tổng hợp , , ,

No comments:

Post a Comment