Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi đến Bộ Xây dựng báo cáo về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Trong đó, cơ quan kiểm toán đưa ra 2 phương pháp tính vốn nhà nước tại tổng công ty này, đều cho thấy giá trị tăng so với kết quả định giá của Cty TNHH hãng kiểm toán AASC.
Cụ thể, nếu theo phương pháp tài sản của KTNN, giá trị vốn nhà nước của Vicem tại tháng 10/2018 vào khoảng 27.803 tỷ đồng – tăng khoảng 1.169 tỷ đồng so với kết quả của đơn vị tư vấn định giá. Nếu xác định theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, KTNN cho rằng tổng giá trị vốn nhà nước tại Vicem đạt 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng.
KTNN chỉ ra trong phương pháp xác định giá trị vốn Nhà nước tại Vicem trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa tính toán thiếu giá trị quyền khai thác khoáng sản của một số công ty con trực thuộc Vicem.
Bên cạnh đó, việc xác định giá trị tài sản phi hoạt động là các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty chưa niêm yết gồm Cty Xi măng Chinfon, Cty TNHH Siam City Cement Việt Nam và Cty Xi măng Nghi Sơn. Đơn vị tư vấn mới chỉ căn cứ giá trị sổ sách, chưa đảm bảo theo giá trị thị trường. Kiểm toán nêu ví dụ khoản đầu tư vào Siam City Việt Nam do đơn vị này ước tính khoảng 3.660 tỷ đồng, trong khi đó, đơn vị tư vấn định giá chỉ khoảng 1.238 tỷ đồng, thấp hơn hai phần ba kết quả của kiểm toán. Việc tính toán giá trị đất đai của Vicem tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, theo cơ quan kiểm toán cũng chưa đầy đủ.
Với những thiếu sót trên, KTNN kiến nghị Vicem phối hợp với đơn vị kiểm toán điều chỉnh kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Hội đồng thành viên Vicem cần chỉ đạo các đơn vị thực hiện các kiến nghị và báo cáo kết quả cho KTNN trước ngày 30/9.
Trao đổi với PV, ông Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem cho biết, về phương pháp tính vốn nhà nước tại tổng công ty là vấn đề nghiệp vụ giữa Bộ Xây dựng, KTNN. Hai bên cũng đã tranh luận với nhau rất nhiều.
“Xác định kiểm toán đó là của tư vấn chứ không phải của doanh nghiệp. Đơn vị tư vấn đã trình Bộ Xây dựng, Bộ cũng đã trình kiểm toán trong đó có vấn đề xác định về chiết khấu dòng tiền của xi măng Hoàng Thạch và Tam Điệp. Theo dòng tiền chiết khấu trong tương lai về hiện tại có dùng nhiều phương pháp trong đó phương pháp nào có lợi cho nhà nước nhất, kiểm toán cộng vào. Một phương pháp theo tài sản lại là phương pháp khác, tức là người ta dùng cả 2”, ông Minh nói.
Ngọc Mai/ Tiền Phong Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment