Gửi tới những người Hồng Kông thân yêu: Tôi là một học sinh vô danh cô đơn, chỉ định một lòng học thật tốt chương trình đại học, còn những chuyện tương lai thì để tương lai tính tiếp! Chẳng ai có thể ngờ được rằng, bão táp chính trị kinh thiên động địa lại đột nhiên rơi từ không trung ập xuống như thế này. Năm 2019 thực khiến lòng người chấn động.
Kỳ thực khúc dạo đầu của bài hát bi ai này sớm đã bắt đầu được tấu lên… Cuộc biểu tình của học sinh sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn vào 30 năm trước là manh nha chính trị cho một thế hệ người Hồng Kông. Chỉ là chúng ta nghĩ không đủ xa, chẳng thể ngờ rằng lại có một ngày chúng ta cũng giống như học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn bị cùng một chính quyền sát nhân chèn ép. Chúng ta đã thức tỉnh quá muộn… Năm 2003, 500.000 người đổ ra đường phản đối Điều 23 trong “Luật cơ bản”, thế giới không có tự do ngôn luận suýt chút nữa đã bước đến Hồng Kông…
5 năm trước, chúng ta chưa đủ kinh nghiệm, cuộc biểu tình chiếm trung tâm 96 ngày không thể mang đến dân chủ cho chúng ta, mà âm thầm khép lại… Năm 2016, những dũng sĩ trên mảnh đất này đã xuất đầu lộ diện, nhưng lại phải một mình gánh chịu tai vạ tù đày trong những lời mắng nhiếc. Tới hôm nay chúng ta mới khoan thai bước ra thì phát hiện ra rằng Thiên Kỳ (Một nhà hoạt động dân chủ) đã bước đi quá xa nơi phía trước rồi…
Hai, ba năm trước, hết nghị viên này tới nghị viên khác bị tước bỏ tư cách, dân chúng dẫu nhìn mà như không thấy, còn chất đầy tro tàn lên đầu người bị hại, chê cười hành vi của Lương Du. Chẳng thể ngờ, hôm nay chúng ta lại phải đối mặt với nghịch cảnh như thế này… Kỳ thực tiền nhân không hề có chút khác biệt so với chúng ta, chúng ta đều cùng đối mặt với một chính phủ độc tài. Xe tăng của 30 năm trước tại quảng trường Thiên An Môn và xe cảnh sát ngày hôm nay về bản chất không có gì khác biệt. Kỳ thực cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta đều phải quyết một phen sống mái, chỉ là không ngờ rằng nó lại đến sớm như thế này.
Khi đối mặt với những cú sốc khó có thể chịu đựng, con người thường chọn cách phủ định, trốn chạy, thay đổi góc nhìn. Chúng ta không ngừng nói với bản thân rằng Hồng Kông không hề kém như vậy, rất muốn Hồng Kông nhanh chóng khôi phục lại như bình thường, rất muốn thoát khỏi cuộc sống khủng bố này. Nhưng chúng ta vẫn phải nói với bản thân một cách tàn khốc rằng, Hồng Kông đã bước tới quan ải cuối cùng, trong cuộc chiến với chế độ độc tài này, hễ chúng ta thua cuộc, thoái lui, chúng ta sẽ không còn gì.
Vào tháng 6, chúng ta chỉ muốn chính phủ nhanh chóng thu hồi lại Dự luật dẫn độ, không ngờ rằng đổi lại lại là bạo lực và đàn áp. Cảnh sát lạm dụng bạo lực, đánh đập khắp nơi, khiến chúng ta bị thương. Những người trẻ với khuôn mặt non nớt đổ máu bị vạch mặt, họ đã đặt cược tất cả tương lai của mình vì Hồng Kông. Thậm chí chúng ta cười mà đùa rằng Chu Kinh Vĩ (Cựu cảnh sát Hồng Kông) sinh chẳng gặp thời. Bởi lẽ nếu ông còn sống trong đội cảnh sát năm 2019 này, thì dẫu ông phạm luật gì, lạm dụng quyền lực cá nhân như thế nào, thì ông cũng không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào.
Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, chấp nhận kẻ độc tài đã dẫn tới hiện thực này, pháp chế cũng hoàn toàn sụp đổ. Chỉ cần khoác lên chiếc áo màu xanh lá cây chống bạo động thì sẽ là giai cấp đặc quyền tối cao của Hồng Kông. Ngược lại, những người trẻ mặc áo đen lại là tội phạm. Kỳ thực khi đạn thật, lựu đạn thật được bắn vào ngực cậu học sinh trung học đó, thì cuộc khủng bố thực sự đã ập xuống. Rất nhiều người rất lo lắng, rất lo lắng rằng cuộc thảm sát Thiên An Môn năm xưa lại quay trở lại với Hồng Kông.
Khi chính phủ độc tài này động tới “Luật khẩn cấp”, tuỳ tiện chế định luật ác Cấm che mặt, thì chúng ta đã biết rằng Hồng Kông thực sự đã không còn đường lui. Hồng Kông đã rơi vào trạng thái giới nghiêm, siêu thị, cửa hàng, thị trường thương mại đóng cửa bất cứ lúc nào, giao thông ách tắc, cảnh sát tuỳ tiện đi khắp nơi bắt bớ người dân trong thành phố. Ngay cả khi đi trên đường cũng có thể bị vu là tụ tập phi pháp bất cứ lúc nào. Hồng Kông đã không còn đường lui, cho tới khi chính phủ độc tài sụp đổ, tự do dân chủ trở về với Hồng Kông.
May mắn thay trong thời khắc đen tối này lại có thể nhìn thấy được ánh hào quang yếu ớt. Chúng ta cứ ngỡ rằng tình người sớm đã biến mất không còn dấu vết tại mảnh đất Hồng Kông phồn hoa này. Nhưng trong cuộc biểu tình này, đứng trước kẻ độc tài, những giai tầng khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, những thế hệ khác nhau đã kết thành một mối trước bức tường cao. Bởi lẽ chúng ta đều có chung một thân phận: Chúng ta đều là người Hồng Kông, chúng ta đều là quả trứng gà trước bức tường cao. Chính vì chúng ta đều vô cùng nhỏ bé, chúng ta mới cần đến sức mạnh của quần chúng. Xưa nay chúng ta chưa từng thấy Hồng Kông lại có thể đồng lòng như thế này, mỹ lệ như thế này, xúc động lòng người như thế này.
Nhưng điều chúng ta thiếu thốn nhất là trái tim của một dũng sỹ… Phái Dũng Vũ (Vũ trang dũng cảm) không phải là tên gọi chung cho một nhóm người, dũng vũ là một tố chất, dũng vũ là tâm thái nguyện hiến dâng tất cả, nguyện hy sinh bản thân. Dũng vũ là đứng trước bạo lực, vẫn nguyện ý bảo vệ hậu phương, nguyện ý che chở hậu phương, ôm giữ quyết tâm ắt phải chết, hy sinh tiền đồ của họ, tất cả mọi thứ họ có.
Rất nhiều người cho rằng những người anh em dũng vũ hiếm gặp, khó tìm, tìm được thêm một người lại mất đi một người, cho nên phải bảo toàn lực lượng. Kỳ thực chúng ta không ngờ rằng như vậy là đẩy hết trách nhiệm lên thân họ. Chúng ta cảm thấy đứng nơi tiền tuyến quá nguy hiểm, cho nên mọi trách nhiệm đều giao phó lại cho phái dũng vũ nơi tiền tuyến. Chúng ta cảm thấy bãi công quá nguy hiểm, cho nên cần phái dũng vũ mạo hiểm bước vào ngõ cụt khi bị bắt giữ và phá hoại đường điện ngầm, để chúng ta có thể yên tâm được bãi công. Chúng ta bị đẩy đến thể chế độc tài này, hy vọng duy nhất là mỗi người đều trở thành một người dũng vũ, mỗi người đều có thể giác ngộ, dám hy sinh bản thân vì người khác, chúng ta mới có thể tìm được lối thoát. Xin được nhấn mạnh lại một lần nữa, không phải là mỗi người đều trở thành một người dũng vũ nơi tiền tuyến, bạn vẫn có thể tiếp tục dùng biện pháp hoà bình, lý tính và phi bạo lực. Tiền đề là: Liệu bạn có trái tim của một người dũng vũ hay không?
Tôi đã quyết định bãi khoá vô thời hạn cho tới khi chúng ta giành được thắng lợi. Tôi không biết cuộc biểu tình này sẽ kéo dài bao lâu, thậm chí có khả năng cuối cùng tôi phải lỡ dở việc học hành. Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi tin rằng chỉ cần chúng ta đồng lòng, vẫn sẽ có thể nhìn thấy ánh mặt trời rạng rỡ. Muốn quang phục Hồng Kông, chúng ta không thể lặng lẽ chờ đợi bình minh tới. Bởi lẽ bình minh không từ trên trời rơi xuống, bình minh thực sự là những ngọn nến bé nhỏ trong tay chúng ta có thể ngưng kết lại, thậm chí sẽ soi sáng cả chân trời. Đây mới là bình minh của chúng ta.
Hồng Kông của mình, mình tự cứu, chúng ta không thể nhờ người khác làm giúp. Muốn bãi công, bãi khoá, đóng cửa thị trường không phải là chờ đợi người khác hiệu triệu, mà mỗi người đều trở thành một cá thể sẵn sàng hành động, chủ động trù bị cho đoàn thể, chủ động bàn bạc, chủ động chuẩn bị bãi công. Muốn bãi khoá không phải chờ đợi mọi người tụ tập lại, không phải là nhìn trước ngó sau, mà là chủ động tham dự, chủ động ra quyết sách. Mong rằng sức mạnh của chúng ta có thể làm xã hội tê liệt, cảm động tới chính quyền.
Khi thiếu đi truyền thông, chúng ta phát hiện ra thiếu một kênh có thể hiệu triệu quần chúng tụ tập hành động. Kỳ thực không có truyền thông mới thực sự thách thức xem mỗi liệu người chúng ta có quyết tâm trở thành một phương tiện truyền thông hay không. Liệu chúng ta có thể vừa ẩn mình trong quần chúng, vừa có thể biểu đạt ý kiến bất cứ lúc nào, trở thành người dẫn đầu bất cứ lúc nào, dám vì người khác đảm đương trọng trách bất cứ lúc nào, dám hy sinh bản thân vì người khác bất cứ lúc nào. Bạn có sự giác ngộ này không?
Nếu bạn đã đọc đến đây, xin cảm ơn sự nhẫn nại của bạn. Tôi hy vọng rằng bạn có thể truyền tải bài viết này, tôi thực sự hy vọng mỗi người đều là một dũng sỹ, mỗi người đều tự cứu lấy mình.
Nguyện hào quang quay trở về với Hồng Kông.
Quang phục Hồng Kông, cách mạng thời đại.
Người Hồng Kông, phản kháng.
Chính trị
,
Tin quốc tế
,
Xã hội
Kỳ thực khúc dạo đầu của bài hát bi ai này sớm đã bắt đầu được tấu lên… Cuộc biểu tình của học sinh sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn vào 30 năm trước là manh nha chính trị cho một thế hệ người Hồng Kông. Chỉ là chúng ta nghĩ không đủ xa, chẳng thể ngờ rằng lại có một ngày chúng ta cũng giống như học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn bị cùng một chính quyền sát nhân chèn ép. Chúng ta đã thức tỉnh quá muộn… Năm 2003, 500.000 người đổ ra đường phản đối Điều 23 trong “Luật cơ bản”, thế giới không có tự do ngôn luận suýt chút nữa đã bước đến Hồng Kông…
5 năm trước, chúng ta chưa đủ kinh nghiệm, cuộc biểu tình chiếm trung tâm 96 ngày không thể mang đến dân chủ cho chúng ta, mà âm thầm khép lại… Năm 2016, những dũng sĩ trên mảnh đất này đã xuất đầu lộ diện, nhưng lại phải một mình gánh chịu tai vạ tù đày trong những lời mắng nhiếc. Tới hôm nay chúng ta mới khoan thai bước ra thì phát hiện ra rằng Thiên Kỳ (Một nhà hoạt động dân chủ) đã bước đi quá xa nơi phía trước rồi…
Hai, ba năm trước, hết nghị viên này tới nghị viên khác bị tước bỏ tư cách, dân chúng dẫu nhìn mà như không thấy, còn chất đầy tro tàn lên đầu người bị hại, chê cười hành vi của Lương Du. Chẳng thể ngờ, hôm nay chúng ta lại phải đối mặt với nghịch cảnh như thế này… Kỳ thực tiền nhân không hề có chút khác biệt so với chúng ta, chúng ta đều cùng đối mặt với một chính phủ độc tài. Xe tăng của 30 năm trước tại quảng trường Thiên An Môn và xe cảnh sát ngày hôm nay về bản chất không có gì khác biệt. Kỳ thực cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta đều phải quyết một phen sống mái, chỉ là không ngờ rằng nó lại đến sớm như thế này.
Khi đối mặt với những cú sốc khó có thể chịu đựng, con người thường chọn cách phủ định, trốn chạy, thay đổi góc nhìn. Chúng ta không ngừng nói với bản thân rằng Hồng Kông không hề kém như vậy, rất muốn Hồng Kông nhanh chóng khôi phục lại như bình thường, rất muốn thoát khỏi cuộc sống khủng bố này. Nhưng chúng ta vẫn phải nói với bản thân một cách tàn khốc rằng, Hồng Kông đã bước tới quan ải cuối cùng, trong cuộc chiến với chế độ độc tài này, hễ chúng ta thua cuộc, thoái lui, chúng ta sẽ không còn gì.
Vào tháng 6, chúng ta chỉ muốn chính phủ nhanh chóng thu hồi lại Dự luật dẫn độ, không ngờ rằng đổi lại lại là bạo lực và đàn áp. Cảnh sát lạm dụng bạo lực, đánh đập khắp nơi, khiến chúng ta bị thương. Những người trẻ với khuôn mặt non nớt đổ máu bị vạch mặt, họ đã đặt cược tất cả tương lai của mình vì Hồng Kông. Thậm chí chúng ta cười mà đùa rằng Chu Kinh Vĩ (Cựu cảnh sát Hồng Kông) sinh chẳng gặp thời. Bởi lẽ nếu ông còn sống trong đội cảnh sát năm 2019 này, thì dẫu ông phạm luật gì, lạm dụng quyền lực cá nhân như thế nào, thì ông cũng không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào.
Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, chấp nhận kẻ độc tài đã dẫn tới hiện thực này, pháp chế cũng hoàn toàn sụp đổ. Chỉ cần khoác lên chiếc áo màu xanh lá cây chống bạo động thì sẽ là giai cấp đặc quyền tối cao của Hồng Kông. Ngược lại, những người trẻ mặc áo đen lại là tội phạm. Kỳ thực khi đạn thật, lựu đạn thật được bắn vào ngực cậu học sinh trung học đó, thì cuộc khủng bố thực sự đã ập xuống. Rất nhiều người rất lo lắng, rất lo lắng rằng cuộc thảm sát Thiên An Môn năm xưa lại quay trở lại với Hồng Kông.
Khi chính phủ độc tài này động tới “Luật khẩn cấp”, tuỳ tiện chế định luật ác Cấm che mặt, thì chúng ta đã biết rằng Hồng Kông thực sự đã không còn đường lui. Hồng Kông đã rơi vào trạng thái giới nghiêm, siêu thị, cửa hàng, thị trường thương mại đóng cửa bất cứ lúc nào, giao thông ách tắc, cảnh sát tuỳ tiện đi khắp nơi bắt bớ người dân trong thành phố. Ngay cả khi đi trên đường cũng có thể bị vu là tụ tập phi pháp bất cứ lúc nào. Hồng Kông đã không còn đường lui, cho tới khi chính phủ độc tài sụp đổ, tự do dân chủ trở về với Hồng Kông.
May mắn thay trong thời khắc đen tối này lại có thể nhìn thấy được ánh hào quang yếu ớt. Chúng ta cứ ngỡ rằng tình người sớm đã biến mất không còn dấu vết tại mảnh đất Hồng Kông phồn hoa này. Nhưng trong cuộc biểu tình này, đứng trước kẻ độc tài, những giai tầng khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, những thế hệ khác nhau đã kết thành một mối trước bức tường cao. Bởi lẽ chúng ta đều có chung một thân phận: Chúng ta đều là người Hồng Kông, chúng ta đều là quả trứng gà trước bức tường cao. Chính vì chúng ta đều vô cùng nhỏ bé, chúng ta mới cần đến sức mạnh của quần chúng. Xưa nay chúng ta chưa từng thấy Hồng Kông lại có thể đồng lòng như thế này, mỹ lệ như thế này, xúc động lòng người như thế này.
Nhưng điều chúng ta thiếu thốn nhất là trái tim của một dũng sỹ… Phái Dũng Vũ (Vũ trang dũng cảm) không phải là tên gọi chung cho một nhóm người, dũng vũ là một tố chất, dũng vũ là tâm thái nguyện hiến dâng tất cả, nguyện hy sinh bản thân. Dũng vũ là đứng trước bạo lực, vẫn nguyện ý bảo vệ hậu phương, nguyện ý che chở hậu phương, ôm giữ quyết tâm ắt phải chết, hy sinh tiền đồ của họ, tất cả mọi thứ họ có.
Rất nhiều người cho rằng những người anh em dũng vũ hiếm gặp, khó tìm, tìm được thêm một người lại mất đi một người, cho nên phải bảo toàn lực lượng. Kỳ thực chúng ta không ngờ rằng như vậy là đẩy hết trách nhiệm lên thân họ. Chúng ta cảm thấy đứng nơi tiền tuyến quá nguy hiểm, cho nên mọi trách nhiệm đều giao phó lại cho phái dũng vũ nơi tiền tuyến. Chúng ta cảm thấy bãi công quá nguy hiểm, cho nên cần phái dũng vũ mạo hiểm bước vào ngõ cụt khi bị bắt giữ và phá hoại đường điện ngầm, để chúng ta có thể yên tâm được bãi công. Chúng ta bị đẩy đến thể chế độc tài này, hy vọng duy nhất là mỗi người đều trở thành một người dũng vũ, mỗi người đều có thể giác ngộ, dám hy sinh bản thân vì người khác, chúng ta mới có thể tìm được lối thoát. Xin được nhấn mạnh lại một lần nữa, không phải là mỗi người đều trở thành một người dũng vũ nơi tiền tuyến, bạn vẫn có thể tiếp tục dùng biện pháp hoà bình, lý tính và phi bạo lực. Tiền đề là: Liệu bạn có trái tim của một người dũng vũ hay không?
Tôi đã quyết định bãi khoá vô thời hạn cho tới khi chúng ta giành được thắng lợi. Tôi không biết cuộc biểu tình này sẽ kéo dài bao lâu, thậm chí có khả năng cuối cùng tôi phải lỡ dở việc học hành. Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi tin rằng chỉ cần chúng ta đồng lòng, vẫn sẽ có thể nhìn thấy ánh mặt trời rạng rỡ. Muốn quang phục Hồng Kông, chúng ta không thể lặng lẽ chờ đợi bình minh tới. Bởi lẽ bình minh không từ trên trời rơi xuống, bình minh thực sự là những ngọn nến bé nhỏ trong tay chúng ta có thể ngưng kết lại, thậm chí sẽ soi sáng cả chân trời. Đây mới là bình minh của chúng ta.
Hồng Kông của mình, mình tự cứu, chúng ta không thể nhờ người khác làm giúp. Muốn bãi công, bãi khoá, đóng cửa thị trường không phải là chờ đợi người khác hiệu triệu, mà mỗi người đều trở thành một cá thể sẵn sàng hành động, chủ động trù bị cho đoàn thể, chủ động bàn bạc, chủ động chuẩn bị bãi công. Muốn bãi khoá không phải chờ đợi mọi người tụ tập lại, không phải là nhìn trước ngó sau, mà là chủ động tham dự, chủ động ra quyết sách. Mong rằng sức mạnh của chúng ta có thể làm xã hội tê liệt, cảm động tới chính quyền.
Khi thiếu đi truyền thông, chúng ta phát hiện ra thiếu một kênh có thể hiệu triệu quần chúng tụ tập hành động. Kỳ thực không có truyền thông mới thực sự thách thức xem mỗi liệu người chúng ta có quyết tâm trở thành một phương tiện truyền thông hay không. Liệu chúng ta có thể vừa ẩn mình trong quần chúng, vừa có thể biểu đạt ý kiến bất cứ lúc nào, trở thành người dẫn đầu bất cứ lúc nào, dám vì người khác đảm đương trọng trách bất cứ lúc nào, dám hy sinh bản thân vì người khác bất cứ lúc nào. Bạn có sự giác ngộ này không?
Nếu bạn đã đọc đến đây, xin cảm ơn sự nhẫn nại của bạn. Tôi hy vọng rằng bạn có thể truyền tải bài viết này, tôi thực sự hy vọng mỗi người đều là một dũng sỹ, mỗi người đều tự cứu lấy mình.
Nguyện hào quang quay trở về với Hồng Kông.
Quang phục Hồng Kông, cách mạng thời đại.
Người Hồng Kông, phản kháng.
No comments:
Post a Comment