Đúng 8h25 sáng nay (25/10), Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang bắt đầu tuyên án sơ thẩm vụ gian lận thi cử THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.
Hôm nay tại toà có đủ 5 bị cáo, vắng mặt bà Vũ Thị Thanh Nga – đại diện Viện Kiểm sát nhân dân.
Thẩm phán, chủ toạ phiên toà Vương Thị Thu Hà tuyên án.
Toà tuyên các bị cáo mức án như sau:
Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điểm a, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 8 năm tù, thời hạn tính từ ngày bị bắt tạm giam 23/7/2018; cấm đảm nhiêm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điểm a, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 7 năm tù tính từ thời điểm bị bắt 20/7/2018; cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Bị cáo Vũ Trọng Lương.
Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 2 năm tù; cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm.
Bị cáo Triệu Thị Chính.
Phạm Văn Khuông (SN 1959, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 1 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bị cáo Phạm Văn Khuông.
Lê Thị Dung (SN 1969, Phó Đội trưởng Đội Giáo dục Đào tạo Y tế, Lao động xã hội thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 2 năm tù.
Bị cáo Lê Thị Dung.
Trong phiên xử chiều 18/10, sau 4 ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang nêu quan điểm luận tội và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hoài 8 đến 9 năm tù vì phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” theo quy định của Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Hoài bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục từ 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Với bị cáo Vũ Trọng Lương, Viện kiểm sát đề nghị 7 – 8 năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý ngành giáo dục 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Đối với nhóm bị cáo phạm tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi,” theo quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Triệu Thị Chính 2 đến 2 năm 6 tháng tù, phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Đề nghị tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung 2 đến 2 năm 6 tháng tù. Riêng bị cáo Phạm Văn Khuông 1,6 năm tù cho hưởng án treo.
Được nói lời sau cùng, Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương nói đã nhận thức rõ được hành vi sai phạm của mình nên đã hối cải, ăn năn, thành khẩn khai báo với các cơ quan chức năng.
Các bị cáo Hoài, Lương xin lỗi Đảng, Nhà nước, xin lỗi người dân Hà Giang vì hành vi phạm tội của mình, mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.
Với bị cáo Triệu Thị Chính, khi xảy ra vụ việc gian lận điểm thi, là một nhà giáo, bị cáo này cho biết thấy đau xót. Mặc dù 107 thí sinh được nâng điểm vượt khỏi sự kiểm soát của bị cáo, nhưng với trách nhiệm là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban chấm thi, bị cáo đã nhận trách nhiệm về mình và đã có hàng chục phiên kiểm điểm, cao nhất là kiểm điểm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.
“Việc bị cáo đưa danh sách 13 thí sinh nhờ bị cáo Hoài xem điểm môn Ngữ văn, bị cáo đã sai, có lỗi, bị cáo gửi lời xin lỗi tới lãnh đạo tỉnh, ngành giáo dục và nhân dân Hà Giang. Bị cáo có lỗi và nhận lỗi, nhận mọi hình thức kỷ luật của Đảng và tổ chức. Nhưng với nhận thức pháp luật của mình, bị cáo không phạm tội và tin tưởng HĐXX, các cơ quan pháp luật xem xét thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng tội, công bằng, khách quan” – Triệu Thị Chính nói.
Với nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang Lê Thị Dung, bị cáo này cũng đã nhận thức rõ được hành vi sai phạm của mình nên đã hối cải, thành khẩn khai báo với các cơ quan chức năng, ân hận vì hành vi của mình đã làm mất danh dự của bản thân, gia đình cũng như ngành giáo dục và công an. Bị cáo mong muốn được giảm nhẹ hình phạt để sớm hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.
Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang Phạm Văn Khuông cũng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình.
(Theo Dân Việt)
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Hôm nay tại toà có đủ 5 bị cáo, vắng mặt bà Vũ Thị Thanh Nga – đại diện Viện Kiểm sát nhân dân.
Thẩm phán, chủ toạ phiên toà Vương Thị Thu Hà tuyên án.
Toà tuyên các bị cáo mức án như sau:
Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điểm a, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 8 năm tù, thời hạn tính từ ngày bị bắt tạm giam 23/7/2018; cấm đảm nhiêm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điểm a, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 7 năm tù tính từ thời điểm bị bắt 20/7/2018; cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Bị cáo Vũ Trọng Lương.
Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 2 năm tù; cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm.
Bị cáo Triệu Thị Chính.
Phạm Văn Khuông (SN 1959, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 1 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bị cáo Phạm Văn Khuông.
Lê Thị Dung (SN 1969, Phó Đội trưởng Đội Giáo dục Đào tạo Y tế, Lao động xã hội thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an Hà Giang), bị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015, hình phạt 2 năm tù.
Bị cáo Lê Thị Dung.
Trong phiên xử chiều 18/10, sau 4 ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang nêu quan điểm luận tội và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hoài 8 đến 9 năm tù vì phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” theo quy định của Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Hoài bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục từ 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Với bị cáo Vũ Trọng Lương, Viện kiểm sát đề nghị 7 – 8 năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý ngành giáo dục 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Đối với nhóm bị cáo phạm tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi,” theo quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Triệu Thị Chính 2 đến 2 năm 6 tháng tù, phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 đến 2 năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Đề nghị tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung 2 đến 2 năm 6 tháng tù. Riêng bị cáo Phạm Văn Khuông 1,6 năm tù cho hưởng án treo.
Được nói lời sau cùng, Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương nói đã nhận thức rõ được hành vi sai phạm của mình nên đã hối cải, ăn năn, thành khẩn khai báo với các cơ quan chức năng.
Các bị cáo Hoài, Lương xin lỗi Đảng, Nhà nước, xin lỗi người dân Hà Giang vì hành vi phạm tội của mình, mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.
Với bị cáo Triệu Thị Chính, khi xảy ra vụ việc gian lận điểm thi, là một nhà giáo, bị cáo này cho biết thấy đau xót. Mặc dù 107 thí sinh được nâng điểm vượt khỏi sự kiểm soát của bị cáo, nhưng với trách nhiệm là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban chấm thi, bị cáo đã nhận trách nhiệm về mình và đã có hàng chục phiên kiểm điểm, cao nhất là kiểm điểm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.
“Việc bị cáo đưa danh sách 13 thí sinh nhờ bị cáo Hoài xem điểm môn Ngữ văn, bị cáo đã sai, có lỗi, bị cáo gửi lời xin lỗi tới lãnh đạo tỉnh, ngành giáo dục và nhân dân Hà Giang. Bị cáo có lỗi và nhận lỗi, nhận mọi hình thức kỷ luật của Đảng và tổ chức. Nhưng với nhận thức pháp luật của mình, bị cáo không phạm tội và tin tưởng HĐXX, các cơ quan pháp luật xem xét thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng tội, công bằng, khách quan” – Triệu Thị Chính nói.
Với nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang Lê Thị Dung, bị cáo này cũng đã nhận thức rõ được hành vi sai phạm của mình nên đã hối cải, thành khẩn khai báo với các cơ quan chức năng, ân hận vì hành vi của mình đã làm mất danh dự của bản thân, gia đình cũng như ngành giáo dục và công an. Bị cáo mong muốn được giảm nhẹ hình phạt để sớm hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.
Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang Phạm Văn Khuông cũng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình.
(Theo Dân Việt)
No comments:
Post a Comment