Bạn hãy đoán xem nếu công ty Sông Đuống cung cấp nước sạch cho dân Hà Nội thì họ sẽ thu lợi bao nhiêu. Với đơn giá bán sỉ được chính quyền duyệt là 10.246 đ/m3, gấp đôi so với giá bán hiện tại của Sông Đà có thể nhẩm tính ra được nếu chạy đủ công suất 300 ngàn m3/ngày thì ít nhất công ty này sẽ thu về doanh thu mỗi năm 1.100 tỷ, hơn 550 tỷ đồng/năm so với doanh thu của Sông Đà.
Để đầu tư nhà máy nước Sông Đuống, chủ đầu tư phải vay thương mại khoảng 4.000 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ, vốn vay chiếm 80%.
Nếu bạn là người kinh doanh, hãy tự hỏi liệu rằng bạn có dám vay 80% trên tổng vốn đầu tư khi trước mắt nhà máy chỉ chạy được 30% công suất và dự đoán trong năm tới con số sản xuất này chỉ được nâng lên tới 50%?
Với hình thức vay thương mại hiện nay, tỷ lệ lãi suất ít nhất là 9%/ năm. Điều này có nghĩa, hoạt động của nhà máy nước Sông Đuống với giá bán 10.246 đ/m3, lãi vay tài chính sẽ chiếm 33% trên doanh thu.
Ai sẽ trả lãi vay này? Dĩ nhiên không phải chủ đầu tư mà đó phải là tiền túi người tiêu dùng khi phải trả gấp 2 cho giá nước tiêu dùng.
Xưa nay, chỉ có BOT giao thông mới dám vay ngân hàng 80% trên tổng đầu tư. Nhưng, không phải ai cũng hằng ngày đi qua đoạn đường do BOT đầu tư. Còn với “BOT nước”, có ai dám nói mình có thể nhịn nước một ngày?
#baosach
No comments:
Post a Comment