Nhà tang lễ tỉnh Kon Tum được đầu tư xây dựng với số vốn hàng chục tỉ đồng, nhưng đắp chiếu. Thế nhưng, công trình này vẫn ‘ngốn’ hết hàng trăm triệu tiền quản lý, bảo vệ mỗi năm.
Nhà tang lễ tỉnh Kon Tum được đầu tư xây dựng hàng chục tỉ đồng
Nhà tang lễ tỉnh Kon Tum (ở P.Ngô Mây, TP.Kon Tum) được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng với số tiền hơn 12 tỉ đồng. Dù từ khi hoàn thành (năm 2015) đến nay chưa từng tổ chức tang lễ, thế nhưng công trình này vẫn ngốn hết hàng trăm triệu đồng chi phí quản lý, bảo vệ mỗi năm.
“Ở các thành phố lớn, do thiếu mặt bằng, nhà cửa chật hẹp người dân mới tìm đến các nhà tang lễ để tổ chức ma chay. Ở tỉnh Kon Tum, nhà cửa người dân rộng rãi, họ tổ chức tang ma luôn ở nhà cho thuận tiện, chứ không ai có nhu cầu đến nhà tang lễ. Bởi vậy, nên dù đã xây dựng xong từ lâu, nhưng nhà tang lễ vẫn trong tình trạng đắp chiếu”, một công nhân của Công ty CP môi trường đô thị Kon Tum, đang tham gia quản lý, bảo vệ ở nhà tang lễ, cho biết.
Còn chị Nguyễn Thị Dương (ở P.Trường Chinh, TP.Kon Tum) thì ngạc nhiên: “Chẳng hiểu họ xây dựng nhà tang lễ để làm gì, trong khi không hề sử dụng đến. Thực tế người dân chúng tôi cũng đâu có nhu cầu sử dụng nhà tang lễ. Xây dựng xong mà không phục vụ được cho đời sống người dân thì lãng phí quá”.
Theo UBND TP.Kon Tum, năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum giao cho Công ty CP môi trường đô thị tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư xây dựng nhà tang lễ với số vốn 12,372 tỉ đồng. Năm 2015, công trình này được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Đến năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum đặt hàng cho Công ty CP môi trường đô thị quản lý, bảo vệ. Kinh phí quản lý, duy trì vệ sinh, cây xanh và bảo vệ khoảng 190 triệu đồng/năm.
Ông Trần Thanh Khoa, Trưởng phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum, cho biết hiện TP.Kon Tum là đô thị loại 3. Theo quy định, đô thị loại 3 phải có nhà tang lễ để đảm bảo các điều kiện để phát triển đô thị.
“Theo nghị quyết về phân loại đô thị số 1210/2016 UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đô thị loại 2 phải có 2 nhà tang lễ, đô thị loại 3 phải có 1 nhà tang lễ. Còn nhà tang lễ có phục vụ nhu cầu người dân hay không lại là một câu chuyện khác. Nhà tang lễ là một trong những chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng để xác định quy mô đô thị”, ông Khoa giải thích.
(Theo Thanh Niên)
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nhà tang lễ tỉnh Kon Tum được đầu tư xây dựng hàng chục tỉ đồng
Nhà tang lễ tỉnh Kon Tum (ở P.Ngô Mây, TP.Kon Tum) được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng với số tiền hơn 12 tỉ đồng. Dù từ khi hoàn thành (năm 2015) đến nay chưa từng tổ chức tang lễ, thế nhưng công trình này vẫn ngốn hết hàng trăm triệu đồng chi phí quản lý, bảo vệ mỗi năm.
“Ở các thành phố lớn, do thiếu mặt bằng, nhà cửa chật hẹp người dân mới tìm đến các nhà tang lễ để tổ chức ma chay. Ở tỉnh Kon Tum, nhà cửa người dân rộng rãi, họ tổ chức tang ma luôn ở nhà cho thuận tiện, chứ không ai có nhu cầu đến nhà tang lễ. Bởi vậy, nên dù đã xây dựng xong từ lâu, nhưng nhà tang lễ vẫn trong tình trạng đắp chiếu”, một công nhân của Công ty CP môi trường đô thị Kon Tum, đang tham gia quản lý, bảo vệ ở nhà tang lễ, cho biết.
Còn chị Nguyễn Thị Dương (ở P.Trường Chinh, TP.Kon Tum) thì ngạc nhiên: “Chẳng hiểu họ xây dựng nhà tang lễ để làm gì, trong khi không hề sử dụng đến. Thực tế người dân chúng tôi cũng đâu có nhu cầu sử dụng nhà tang lễ. Xây dựng xong mà không phục vụ được cho đời sống người dân thì lãng phí quá”.
Theo UBND TP.Kon Tum, năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum giao cho Công ty CP môi trường đô thị tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư xây dựng nhà tang lễ với số vốn 12,372 tỉ đồng. Năm 2015, công trình này được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Đến năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum đặt hàng cho Công ty CP môi trường đô thị quản lý, bảo vệ. Kinh phí quản lý, duy trì vệ sinh, cây xanh và bảo vệ khoảng 190 triệu đồng/năm.
Ông Trần Thanh Khoa, Trưởng phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum, cho biết hiện TP.Kon Tum là đô thị loại 3. Theo quy định, đô thị loại 3 phải có nhà tang lễ để đảm bảo các điều kiện để phát triển đô thị.
“Theo nghị quyết về phân loại đô thị số 1210/2016 UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đô thị loại 2 phải có 2 nhà tang lễ, đô thị loại 3 phải có 1 nhà tang lễ. Còn nhà tang lễ có phục vụ nhu cầu người dân hay không lại là một câu chuyện khác. Nhà tang lễ là một trong những chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng để xác định quy mô đô thị”, ông Khoa giải thích.
(Theo Thanh Niên)
No comments:
Post a Comment