Cập nhật tin tức nóng hổi

Ẩn số Bamboo? được đầu tư bởi hãng hàng không Hainan Airlines Trung Quốc?

IPO dự định sẽ 60.000 đồng. Giá bán cho cán bộ BIDV ở Thanh Xuân, Hà Nội, nơi vợ Quyết làm việc, là 40.000 đồng, cam kết mua lại 80.000 đồng, bây giờ lại tuyên bố bán cho đối tác chiến lược không dưới 160.000 đồng, Bamboo Airways quả là một bí ẩn.

Bamboo có gì để đáng mua?

Đội bay? Hiện có chừng 20 chiếc loại A (Airbus), giờ thêm loại B (Boeing), mà là hàng sang chảnh: Dreamliner 787-9. Sắp nhận thêm 3 chiếc cùng loại nữa.

Đội bay này còn rất khiêm tốn so hơn 100 chiếc của Vietnam Airlines, giá cổ phiếu HVN hiện giá xoay quanh 34.000 đồng. Vietjet Airlines có đội bay khoảng 70 chiếc, làm ăn khấm khá, giá 143.400 đồng.

Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài muốn mua thì dĩ nhiêu với giá cao hơn trong nước, nhưng 160.000 đồng thì hẵn phải có nguyên cớ đằng sau. Ai mua? Và “mua” như thế nào?

Trong 5 hãng hàng không thì trước Bamboo mới có Vietnam Airlines mua loại Dreamliners này. Vietjet Air thì không dại, cứ trung thành với A321 và A321NEO, sắm thêm 100 Boeing, nhưng không phải Dreamliners. Vì sao thì xin nói lúc khác.

Thông thường, đặt hàng máy bay nhanh cũng phải 2 năm, lâu tí thì 5 năm, nếu đặt thiệt, chứ không phải MOU. Các dòng máy bay best seller thì xếp hàng. Các hãng cò con, mới xuất hiện xếp hàng chót.
Ẩn số của Bamboo? được đầu tư bởi hãng hàng không Hainan Airlines Trung Quốc?
Sở dĩ Bamboo có 787 sớm là đi thuê lại của Hainam Airlines, hãng hàng không có trụ sở tại Đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Thông thường, khi đặt hàng, các hãng lớn đặt hàng trăm chiếc máy bay. Điều này có nhiều lợi ích, trong đó phần chiết khấu giá rất yêu thương, 30-40 phần trăm trở lên so với giá niêm yết.

Các hãng nhỏ lèo tèo đặt vài chiếc thì giao sau, chiết khấu ít. Nếu muốn giao nhanh, chiết khấu tốt, đi tìm các ông lớn mua lại, như cách Bamboo tìm đến Hainan thì mới được nhanh như thế.

Nhưng, vì là ẩn số, cho nên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh sự kiện này.

Phải chăng đây là “đối tác chiến lược” sẵn sàng mua cổ phiếu của Bamboo với giá 160.000 đồng? So với giá IPO dự kiến 60.000 đồng?

Bamboo lấy tiền đâu để mua các con Dreamliner này?

Đến đây, ta hãy quay lại với nghiệp vụ Sale and Leaseback - Bán và tái thuê (SLB) trong ngành hàng không.

Lấy thí dụ, giá của chiếc máy bay 787-9 là 240 triệu USD, tương đương 5.500 tỉ đồng. Hãng hàng không Bamboo có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng, thì tiền lấy tiền đâu để mua, mà mua hẵn 30 chiếc. Vay ngân hàng trong nước cũng khó, vì 5.500 tỉ đồng còn lớn hơn vốn điều lệ của nhiều ngân hàng rồi.

Vậy thì, tìm đến các công ty chuyên cho thuê máy bay ở Ireland để bán (sale), và sau đó hãng hàng không sẽ thuê lại (leaseback) chính chiếc máy bay vừa bán đó.

Nghiệp vụ này cho phép hãng hàng không giảm được gánh nặng bỏ một cục 240 triệu đô ra mua máy bay, thay vào đó trả theo từng tháng, từng năm, theo dạng thuê. Chiêu này gọi là đẩu chuyển tinh di, hay càn khôn đại nã di, tùy theo cao thủ sử dụng.

Điều thú vị là: Anh mua 240 triệu USD từ Boeing, anh có thể bán lại 250 triệu USD cho bên mua. Hoặc anh có thể bán 180 triệu USD để rồi sau đó thuê lại với giá rẻ hơn nhiều. Mấu chốt của SLB này là anh bán đắt thì thuê lại đắt, anh bán rẻ thì thuê lại rẻ.

Nếu không tìm đến các hãng cho thuê máy bay thì tìm đến các hãng bay mua sỉ loại này để mua, hoặc thuê lại vậy.

Cho dù, mối quan hệ giữa B ở Việt Nam và H ở Trung Quốc không phải ở nghiệp vụ SLB này, nhưng lại gợi cho ta một giả thiết: mức giá 160.000 đồng/ cổ phiếu Bamboo được bán cho nhà đầu tư chiến lược, và nhà đầu tư đó chính là Hainan Airlines? Và thay vì trả bằng tiền thì góp vốn bằng máy bay?

Và nguyên tắc mua cổ phiếu giá càng cao thì cho thuê giá máy bay càng cao cũng được áp dụng?

Cho nên những hoan hỉ như anh Quyết chơi lớn khi mang về Dreamlines để quyết lấy 30% thị phần hàng không nội địa, và giá 160.000 đồng cổ phiếu là hoàn toàn xứng đáng… e là quá lố.

Dreamliner là máy bay thân rộng, kiểu hạng sang, cho nên từ phi công, tiếp viên, nhiên liệu, bảo dưỡng, kỹ thuật… tất cả đều sang chảnh, và ít ai mua về để bay mấy chặng ngắn, Hà Nội - Vân Đồn, mà thường bay đường dài, kiểu châu Âu, Mỹ, Nhật…

Dù vậy, ở góc độ khách hàng, ta nên vui mừng vì Bamboo có thêm máy bay, hàng không sẽ thêm cạnh tranh.

Ở góc độ nhà đầu tư, cẩn thận với các cổ phiếu họ FLC vì những game tỉ phú đầy cạm bẫy trong đó.

Bamboo là một trong chuỗi các trận pháp mà tỉ phú Trịnh Văn Quyết thiết lập nên. Khi các nhân tố cũ đã bị khách làng chứng quen mặt, mỹ nữ Bamboo lũy tre hương đồng gió nội được trở thành huê khôi trong chuỗi.

P/S:

SLB Sale and Leaseback là một môn võ công mà tùy vào người luyện có thể biến hóa ảo diệu vô cùng. Môn này, lúc thì như Càn khôn đại nã di, dùng lực người này đánh người khác, lúc lại như đẩu chuyển tinh di - gậy ông đập lưng ông.

SLB còn như Hấp tinh đại pháp khi đón dòng tiền từ bên ngoài qua các số đẹp.

Người có nội công cao có thể luyện SLB trở thành Kim cương bất hoại thể thần công. Môn này mới chỉ có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm luyện thành, chịu được 13 quyền của Tạ Tốn, tiếc là sơ ý, nên mất mạng.

Đó là kim cương - diamond, và người luyện là một vị công đức vô lượng. Còn nếu là Cây Tre thì biết đâu là tất hoại.

Nguồn Tran Phi Tuan
, , ,

No comments:

Post a Comment