Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu các cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, nhất là trong việc chuẩn bị nhân sự cấp uỷ các cấp và đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
Tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng
Sáng 25/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong năm qua toàn ngành đã tham mưu, thực hiện được nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, riêng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã giúp giảm hơn 15.000 lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các cấp và hơn 236 nghìn công chức, viên chức, qua đó tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển và tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thảo luận về nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, việc sắp xếp tổ chức bộ máy không phải là bớt ghế, tiết kiệm ngân sách mà quan trọng hơn là còn tạo ra năng lượng làm việc mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xóa bỏ tình trạng trì trệ, nhũng nhiễu. Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính cũng đánh giá, việc giảm chi cho bộ máy đã giúp ngân sách có tiền để tăng lương, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
Cho rằng, kết quả trên mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng, ông Trần Quốc Vượng, khẳng định: Khi đã có chủ trương rõ, biện pháp rõ và với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cơ quan tham mưu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 đã mang lại hiệu quả rõ nét, thiết thực.
“Bắt đầu xuất hiện tin giả, xấu độc về nhân sự”
Đề cập công tác cán bộ, ông Nguyễn Thanh Bình thẳng thắn cho rằng, còn tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ dù đã đạt được kết quả, song vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi thực hiện chưa nghiêm, còn để mất dân chủ, chưa thật sự khách quan.
Theo ông Bình, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, do đó sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, tiến hành công tác quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp nhiệm kỳ mới. Vì thế, cần kiên quyết không để lọt những cán bộ kém phẩm chất, yếu năng lực và uy tín thấp vào cấp ủy các cấp.
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính (bìa phải) trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị Ảnh: Như Ý
Theo ông Trần Quốc Vượng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống “chạy chức”, “chạy quyền” có chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông lưu ý trong công tác nhân sự, phải chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán ghép trên Internet, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.
“Giờ bắt đầu có biểu hiện rồi nên phải hết sức chú ý, đừng để bị cuốn theo dư luận, những thông tin không đúng, phải hết sức cảnh giác và chủ động ngăn chặn. Những vấn đề này làm cho chúng ta bị loãng ra, người tốt bị đánh giá thành người xấu và người xấu được đánh giá là người tốt. Bây giờ đã bắt đầu xuất hiện việc này nên phải hết sức chú ý”, Thường trực Ban Bí thư cảnh báo.
“Không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”
Nhấn mạnh yêu cầu sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khoá mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, ông Trần Quốc Vượng khẳng định, đây là vấn đề “then chốt của then chốt”. Bởi thực tế những năm vừa qua và cả quá trình đổi mới cho thấy, cũng cơ chế ấy, cũng con người ấy, nhưng nếu cán bộ chủ trì, người đứng đầu có tâm huyết, ngay ngắn, có ý tưởng, quyết tâm, dám nghĩ dám làm thì tình hình khác. Còn nơi nào mất đoàn kết, co mình lại, không dám hành động hoặc hành động vì bản thân mình thì mất đoàn kết và phong trào đi xuống. “Ông Trần Quốc Vượng cho rằng, công tác cán bộ là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay thịnh hay suy cũng do ta quyết định. “Chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”, ông trần Quốc Vượng cảnh báo.
Ngoài ra, Thường trực Ban Bí thư lưu ý các cấp ủy, ngành xây dựng Đảng cần có giải pháp phù hợp đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nêu gương trong công tác nhân sự.
Từ thực tế đặt ra, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu các cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, nhất là trong việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp và đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
“Cần có giải pháp phù hợp đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nêu gương trong công tác nhân sự. Những cán bộ tự cảm thấy không đủ năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu công việc thì chủ động xin nghỉ, đó mới là nêu gương”.
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư
Văn Kiên/ TPO
Chính trị
,
Tin trong nước
Tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng
Sáng 25/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong năm qua toàn ngành đã tham mưu, thực hiện được nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, riêng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã giúp giảm hơn 15.000 lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các cấp và hơn 236 nghìn công chức, viên chức, qua đó tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển và tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thảo luận về nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, việc sắp xếp tổ chức bộ máy không phải là bớt ghế, tiết kiệm ngân sách mà quan trọng hơn là còn tạo ra năng lượng làm việc mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xóa bỏ tình trạng trì trệ, nhũng nhiễu. Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính cũng đánh giá, việc giảm chi cho bộ máy đã giúp ngân sách có tiền để tăng lương, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
Cho rằng, kết quả trên mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng, ông Trần Quốc Vượng, khẳng định: Khi đã có chủ trương rõ, biện pháp rõ và với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cơ quan tham mưu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 đã mang lại hiệu quả rõ nét, thiết thực.
“Bắt đầu xuất hiện tin giả, xấu độc về nhân sự”
Đề cập công tác cán bộ, ông Nguyễn Thanh Bình thẳng thắn cho rằng, còn tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ dù đã đạt được kết quả, song vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi thực hiện chưa nghiêm, còn để mất dân chủ, chưa thật sự khách quan.
Theo ông Bình, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, do đó sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, tiến hành công tác quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp nhiệm kỳ mới. Vì thế, cần kiên quyết không để lọt những cán bộ kém phẩm chất, yếu năng lực và uy tín thấp vào cấp ủy các cấp.
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính (bìa phải) trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị Ảnh: Như Ý
Theo ông Trần Quốc Vượng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống “chạy chức”, “chạy quyền” có chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông lưu ý trong công tác nhân sự, phải chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán ghép trên Internet, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.
“Giờ bắt đầu có biểu hiện rồi nên phải hết sức chú ý, đừng để bị cuốn theo dư luận, những thông tin không đúng, phải hết sức cảnh giác và chủ động ngăn chặn. Những vấn đề này làm cho chúng ta bị loãng ra, người tốt bị đánh giá thành người xấu và người xấu được đánh giá là người tốt. Bây giờ đã bắt đầu xuất hiện việc này nên phải hết sức chú ý”, Thường trực Ban Bí thư cảnh báo.
“Không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”
Nhấn mạnh yêu cầu sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khoá mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, ông Trần Quốc Vượng khẳng định, đây là vấn đề “then chốt của then chốt”. Bởi thực tế những năm vừa qua và cả quá trình đổi mới cho thấy, cũng cơ chế ấy, cũng con người ấy, nhưng nếu cán bộ chủ trì, người đứng đầu có tâm huyết, ngay ngắn, có ý tưởng, quyết tâm, dám nghĩ dám làm thì tình hình khác. Còn nơi nào mất đoàn kết, co mình lại, không dám hành động hoặc hành động vì bản thân mình thì mất đoàn kết và phong trào đi xuống. “Ông Trần Quốc Vượng cho rằng, công tác cán bộ là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay thịnh hay suy cũng do ta quyết định. “Chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”, ông trần Quốc Vượng cảnh báo.
Ngoài ra, Thường trực Ban Bí thư lưu ý các cấp ủy, ngành xây dựng Đảng cần có giải pháp phù hợp đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nêu gương trong công tác nhân sự.
Từ thực tế đặt ra, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu các cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, nhất là trong việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp và đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
“Cần có giải pháp phù hợp đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nêu gương trong công tác nhân sự. Những cán bộ tự cảm thấy không đủ năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu công việc thì chủ động xin nghỉ, đó mới là nêu gương”.
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư
Văn Kiên/ TPO
No comments:
Post a Comment