Cập nhật tin tức nóng hổi

Khách hàng chỉ ra “cái bẫy” trong phương án chuyển đổi của Cocobay: “Chúng tôi sẽ mất hàng trăm triệu”

Không đồng tình với mức phí, thời hạn chuyển đổi Condotel, thậm chí nghi ngờ… là những luồng ý kiến dấy lên trong nhóm khách hàng Cocobay sau khi công ty Thành Đô phát đi văn bản mới nhất về việc xử lý hậu “vỡ trận”.
Khách hàng chỉ ra “cái bẫy” trong phương án chuyển đổi của Cocobay: “Chúng tôi sẽ mất hàng trăm triệu”
Ngày 1/12, sau khi tập hợp ý kiến của hơn 1.000 khách hàng trước đó, Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô (Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng) đã phát đi văn bản số 252/CV-TĐ (ngày 1/12/2019) nêu chi tiết phương án về việc ngừng chi trả thu nhập cam kết từ ngày 1/1/2020, làm dấy lên nhiều ý kiến của từng nhóm đầu tư vào Cocobay.

Nhiều khách hàng cho biết, họ không đồng tình với các phương án và nội dung được đề cập chỉ cụ thể hóa các thông tin trong thông báo 233 mà công ty Thành Đô phát đi hôm 23/11 vừa qua. Nhiều mốc thời gian mới được chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng đề xuất khiến nhóm Condotel lúng túng “trở tay không kịp”.

“Trước hết, phía Thành Đô đã tự ý chấm dứt hợp đồng, theo quy định việc này phải chịu khoản phạt 8-20%, nhưng họ chưa nói đến trách nhiệm này của họ. Cho đến khi có bất kỳ thỏa thuận nào được thống nhất và ký giữa hai bên thì hợp đồng mua bán vẫn đang có hiệu lực. Bất kỳ một quyết định đơn phương nào đều không có giá trị pháp lý.

Với những khách hàng như tôi, chấp nhận mua nhà ở đây với giá cao để đầu tư chứ không phải để ở và chưa được hưởng lợi nhuận gì thì chuyển sang căn hộ chung cư. Thử hỏi, nếu là chung cư, có ai chấp nhận mua giá đó không?” Hoàng Yến (một khách hàng ở Hà Nội) cho biết.
Khách hàng chỉ ra “cái bẫy” trong phương án chuyển đổi của Cocobay: “Chúng tôi sẽ mất hàng trăm triệu”
Một tuần sau khi ra thông báo ngừng chi trả thu nhập cam kết từ ngày 1/1/2020, chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng phát đi văn bản nêu rõ các phương án giải quyết cho các nhóm khách hàng.

Một số ý kiến đang phân vân về phương án chuyển đổi Condotel thì cho rằng, chủ đầu tư chỉ gia hạn cho họ 8 ngày để đăng ký chuyển đổi căn hộ là quá gấp gáp và điều này vẫn thể hiện sự đơn phương ra quyết định của Thành Đô khi chưa có sự bản thảo và đồng tình của khách hàng.

Đã có những quan điểm nổi lên về việc mất niềm tin vào khả năng vận hành và thanh lý hợp đồng như là Thành Đô đã đưa ra. Theo khách hàng, thu nhập cam kết 12% chưa thể trả, thì đâu là cơ sở để doanh nghiệp đảm bảo sẽ có khả năng thanh lý hợp đồng.

“Cả 4 phương án chủ đầu tư đưa ra đều gây thiệt hại cả trăm triệu đồng cho khách hàng. Thanh lý hợp đồng chỉ là cái bẫy kinh tế, vì khi đó, khách hàng là người không theo hợp đồng, sẽ phải chịu những phí môi giới, phí hỗ trợ lãi xuất. Đó là còn chưa kể đến việc, có gì đảm bảo việc thanh lý sẽ đúng tiến độ mà họ Thành Đô cam kết”, khách hàng Jully Nguyễn bày tỏ quan điểm.

Trước nhiều lựa chọn khác nhau, một số khách hàng ở nhóm đầu tư Boutique Hotels tại Cocobay Đà Nẵng cho biết, họ cần bàn thảo lại một số vấn đề. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện thanh lý hợp đồng mà không có sự tham gia của bên thứ 3 là ngân hàng SHB.

“Việc nhận nhà và tự vận hành thì chúng tôi có thể đảm nhiệm được, tuy nhiên, phải có một khung pháp lý rõ ràng”, đại diện nhóm khách hàng khối Boutique Hotels tại Cocobay Đà Nẵng chia sẻ nhanh.

Liên quan đến sự việc, một số khách hàng đang lo ngại công ty Thành Đô đang lấy cớ khó khăn của khu Condotel để tiếp tục chấm dứt cam kết khu Boutique Hotels và Annam – nơi đang được khai thác tốt, có lợi nhuận.

Hiện tại, Thành Đô chưa lên tiếng về điều này cũng như chưa tiết lộ số lượng khách hàng đăng ký các phương án mà doanh nghiệp đưa ra, đặc biệt là ở nhóm khách hàng chuyển đổi Condotel sang căn hộ chung cư.
Khách hàng chỉ ra “cái bẫy” trong phương án chuyển đổi của Cocobay: “Chúng tôi sẽ mất hàng trăm triệu”
Hơn 1500 căn Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng được chuyển đổi sang căn hộ chung cư.

Theo văn bản số 252/CV-TĐ của công ty Thành Đô, bên cạnh việc cam kết sẽ thực hiện chi trả cam kết lợi nhuận đúng thời hạn, doanh nghiệp còn cho biết, những chủ sở hữu Condotel muốn chuyển đổi sang căn hộ chung cư phải đăng ký trước 20/12/2019.

Phí chuyển đổi trên 15% giá gốc được giải thích là đầu tư hạ tầng xã hội như bố trí quỹ đất xây nhà xe, trường học, công viên, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng.

Do số lượng chuyển đổi là khoảng 50%, chủ đầu tư cho biết sẽ ưu tiên thực hiện cho những khách hàng đăng ký chuyển đổi trước. Nếu hết hạn mức mà các khách hàng vẫn tiếp tục đăng ký chuyển đổi thì chủ đầu tư không thể thực hiện được.

Đối với khách hàng không chuyển đổi loại hình và tiếp tục đồng hành sẽ được ký hợp đồng dài hạn với tập đoàn vận hành quốc tế, có sự bảo lãnh của Thành Đô theo hình thức nhận thu nhập cố định khoảng 5% theo hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với công ty quản lý hoặc nhận thu nhập theo tỷ lệ tối thiểu 80% từ lợi nhuận kinh doanh (được kiểm toán).

Cuối cùng, khách hàng muốn thanh lý hợp đồng mua bán sẽ phải chấp nhận các chi phí hỗ trợ lãi suất vay và chi phí trả nợ trước hạn tại ngân hàng SHB (nếu có), chi phí hỗ trợ bán hàng trước đây chủ sở hữu và công ty Thành Đô thỏa thuận và thống nhất. Thời hạn thanh toán chậm nhất là 30/9/2020.

Các khách hàng không chọn các phương án trên sẽ trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư và sẽ có một đơn vị tư vấn cùng tham gia giải quyết.

theo Nhịp sống kinh tế
,

No comments:

Post a Comment