Trong Hội nghị toàn quốc về chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả ngày 2/1/2020 vừa qua, khi nói về vụ việc có hàng tấn ma túy bị nhập lậu về Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “ không phải từ trên trời rơi xuống, không phải là cây kim, cái gì các lực lượng chức năng đều biết, có điều các đồng chí có làm hay không thôi!”.
Năm lực lượng tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là: Hải quan, Quản lý thị trường, Công An, Biên phòng, Cảnh sát biển.
Năm lực lượng thuộc 5 cơ quan chủ quản khác nhau. Tất cả đều không có sự kết hợp chặt chẽ. Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ Cha chung không ai khóc” trong chống buôn lâu, gian lận thương mại và hàng giả?
Và làm thế nào để các lực lượng trên kết hợp với nhau cách chặt chẽ? Làm thế nào để không có tình trạng các lực lượng không buông lỏng quản lý trong công tác này, đặc biệt là cứ mỗi dịp tết đến xuân về?
Có một quan sát cho thấy, số vụ buôn lậu, gian lận thương mại cứ năm sau lại cao hơn năm trước? Vì sao?
Trả lời phỏng vấn, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng có hai nguyên nhân: một là do sự hấp dẫn của ngành làm hàng giả rất cao, lợi nhuận khiến người ta bấp chấp; hai là do sự lỏng lẻo trong khâu quản lý của các lực lượng chức năng.
Quả vậy, như một thói quen của thị trường, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, buôn lậu hàng giả hàng nhái lại tràn ngập thị trường bất chấp các cơ quan chức năng đã có những biện pháp quản lý.
Một vài con số thống kê gần đây có thể chứng minh về hiện tượng bất chấp buôn lậu có thể kể đến như: 17 vụ với 260 kg pháo bị bắt giữ dọc các tuyến biên giới; 400 con lợn nhập lậu không rõ nguồn gốc từ Campuchia về Việt Nam theo lối mòn vào biên giới phía Tây Nam; hơn 40 tấn sản phẩm y tế bị thu giữ tại 04 kho hàng Bắc Ninh có dấu hiệu làm giả nhãn mác được nhập từ Trung Quốc về….
Các con số trên chỉ là số vụ bị bắt khi còn là “trứng nước”, còn các vụ trót lọt vào thị trường con số có thể không kiểm soát nhưng hậu quả về kinh tế, về sức khỏe toàn dân là con số có thể tính toán thấy.
Vậy thực chất nhiệm vụ cụ thể của 5 lực lượng chức năng trên là gì?
Với Tổng cục Hải Quan (trực thuộc Bộ Tài Chính): kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàn hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong và ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Với Cảnh sát biển: chống buôn lậu và gian lận thương mại trên biển, quản lý an ninh trật tự, an toàn, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên tất cả vùng biển Việt Nam.
Với quản lý thị trường: thực thi pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả hàng nhái, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Với Công an: có nhiệm vụ tiến hành các kế hoạch biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây ổ nhóm buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, nhập lậu. Phối hợp với các cơ quan thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của các lực lượng chức năng trên đều giống nhau. Điều này có dẫn đến sự phối hợp của các lực lượng là yếu?
Quay trở lại câu hỏi trên về làm thề nào để các lực lượng trên kết hợp với nhau cách chặt chẽ? Đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đưa ra giải pháp như sau “ cần rà soát lại các quy định của các Bộ chủ quản 5 lực lượng trên để không bị chồng chéo với bộ kia. Chỉnh sửa , bổ sung kịp thời hoặc rút gọn trong 1,2 trang để mỗi lực lượng dễ thực hiện”.
Kết luận, công tác chống buôn lậu hàng giả hàng cấm là công tác mang tính chiến lược lâu dài, cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Người dân cần được giáo dục ý thức về tác hại, hậu quả về hành vi của mình không những trên phương diện pháp lý mà còn đánh vào phẩm chất đạo đức. Các lực lượng chức năng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm công việc, loại bỏ tư duy “ cha chung không ai khóc”… Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment