Khi bị lực lượng CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, ông H. liền thừa nhận ‘có uống 2 chai bia’. Sau đó, ông H. liên tục xin gọi điện thoại cho ‘người thân’ và nhờ CSGT nghe máy để xin bỏ qua lỗi.
Người vi phạm nhiều lần đưa điện thoại cho CSGT nhờ nghe điện thoại ‘người thân’ nhưng bị từ chối
Tối 6-1, Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội tiếp tục ra quân tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến phố.
Khi tổ công tác tuần tra đến phố Lý Thường Kiệt, phát hiện một người đàn ông trung niên có nghi vấn sử dụng rượu bia nên đã yêu cầu người này dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn.
Người đàn ông này lập tức thừa nhận “tôi vừa đi nhậu về có uống 2 chai bia nhưng vẫn đảm bảo đi đúng luật, vẫn dừng đèn đỏ bình thường. Một tháng tôi chỉ uống bia vài lần”.
Kết quả, tài xế này vi phạm nồng độ cồn 0,627 miligam/lít khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử lý vi phạm.
Xuất trình giấy tờ tùy thân, người đàn ông này có tên là L.S.H. (46 tuổi, cư ngụ ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi cảnh sát giao thông yêu cầu cung cấp thông tin để lập biên bản vi phạm thì tài xế H. liền nói “tôi chưa được xem kết quả nồng độ cồn của tôi trên máy đo” và yêu cầu “cho tôi thổi lại”. Mặc dù trước đó, tổ công tác đã cho ông H. xem mức nồng độ cồn trong hơi thở sau khi đo.
Tổ công tác tiếp tục cho ông H. thổi lại lần hai và kết quả nồng độ cồn trong hơi thở giống như lần đo thứ nhất. Lúc này, ông H. mới chấp nhận lập biên bản vi phạm.
Tuy nhiên, khi tổ công tác chuẩn bị lập biên bản, ông H. liền trình bày “cho tôi xin một hai phút gọi điện thoại cho người thân”.
Sau một lúc gọi điện cho người thân, ông H. tiến lại gần một chiến sĩ cảnh sát giao thông và đưa điện thoại “nhờ anh nghe máy nói chuyện mấy câu”. Tuy nhiên, chiến sĩ này cương quyết không nghe và nói “Giám đốc Công an TP. Hà Nội yêu cầu cảnh sát giao thông ra đường không nghe điện thoại”.
Do ông H. không mang theo giấy đăng ký xe nên cảnh sát giao thông đã phải trực tiếp kiểm tra số khung, số máy trên xe.
Khi tổ công tác lập xong biên bản và đọc lại nội dung cho ông H. nghe thì người này liền nói “không đúng thế, các anh phải ghi thêm vào biên bản xe của tôi đang hoạt động bình thường, vẫn nổ máy được”.
Sau 1 tiếng gọi điện nhiều lần cho “người thân” và năn nỉ tổ công tác nghe máy để xin bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được chấp nhận, người đàn ông này đã phải ký vào biên bản vi phạm. Tuy nhiên, ông H. không tỉnh táo nên ghi sai tên của chính mình và phải viết lại.
Với lỗi vi phạm nồng độ cồn vượt mức cao nhất, ông H. bị phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 năm, tạm giữ xe 7 ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thiếu tá Ngô Duy Quang (cán bộ đội CSGT số 1) cho biết qua thực tế công tác không tránh khỏi việc những người vi phạm có những mối quan hệ quen biết và gọi điện cho người thân nhờ xin bỏ qua lỗi vi phạm. Nhưng tổ công tác luôn thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc Công an thành phố cũng như ban chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông.
“Chúng tôi cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ. Mọi người đều công bằng trước pháp luật, không có vùng cấm, không ai có thể can thiệp vào việc kiểm tra cũng như xử lý của lực lượng chức năng”, thiếu tá Quang nhấn mạnh.
Theo Tuổi trẻ
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Người vi phạm nhiều lần đưa điện thoại cho CSGT nhờ nghe điện thoại ‘người thân’ nhưng bị từ chối
Tối 6-1, Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội tiếp tục ra quân tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến phố.
Khi tổ công tác tuần tra đến phố Lý Thường Kiệt, phát hiện một người đàn ông trung niên có nghi vấn sử dụng rượu bia nên đã yêu cầu người này dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn.
Người đàn ông này lập tức thừa nhận “tôi vừa đi nhậu về có uống 2 chai bia nhưng vẫn đảm bảo đi đúng luật, vẫn dừng đèn đỏ bình thường. Một tháng tôi chỉ uống bia vài lần”.
Kết quả, tài xế này vi phạm nồng độ cồn 0,627 miligam/lít khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử lý vi phạm.
Xuất trình giấy tờ tùy thân, người đàn ông này có tên là L.S.H. (46 tuổi, cư ngụ ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi cảnh sát giao thông yêu cầu cung cấp thông tin để lập biên bản vi phạm thì tài xế H. liền nói “tôi chưa được xem kết quả nồng độ cồn của tôi trên máy đo” và yêu cầu “cho tôi thổi lại”. Mặc dù trước đó, tổ công tác đã cho ông H. xem mức nồng độ cồn trong hơi thở sau khi đo.
Tổ công tác tiếp tục cho ông H. thổi lại lần hai và kết quả nồng độ cồn trong hơi thở giống như lần đo thứ nhất. Lúc này, ông H. mới chấp nhận lập biên bản vi phạm.
Tuy nhiên, khi tổ công tác chuẩn bị lập biên bản, ông H. liền trình bày “cho tôi xin một hai phút gọi điện thoại cho người thân”.
Sau một lúc gọi điện cho người thân, ông H. tiến lại gần một chiến sĩ cảnh sát giao thông và đưa điện thoại “nhờ anh nghe máy nói chuyện mấy câu”. Tuy nhiên, chiến sĩ này cương quyết không nghe và nói “Giám đốc Công an TP. Hà Nội yêu cầu cảnh sát giao thông ra đường không nghe điện thoại”.
Do ông H. không mang theo giấy đăng ký xe nên cảnh sát giao thông đã phải trực tiếp kiểm tra số khung, số máy trên xe.
Khi tổ công tác lập xong biên bản và đọc lại nội dung cho ông H. nghe thì người này liền nói “không đúng thế, các anh phải ghi thêm vào biên bản xe của tôi đang hoạt động bình thường, vẫn nổ máy được”.
Sau 1 tiếng gọi điện nhiều lần cho “người thân” và năn nỉ tổ công tác nghe máy để xin bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được chấp nhận, người đàn ông này đã phải ký vào biên bản vi phạm. Tuy nhiên, ông H. không tỉnh táo nên ghi sai tên của chính mình và phải viết lại.
Với lỗi vi phạm nồng độ cồn vượt mức cao nhất, ông H. bị phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 năm, tạm giữ xe 7 ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thiếu tá Ngô Duy Quang (cán bộ đội CSGT số 1) cho biết qua thực tế công tác không tránh khỏi việc những người vi phạm có những mối quan hệ quen biết và gọi điện cho người thân nhờ xin bỏ qua lỗi vi phạm. Nhưng tổ công tác luôn thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc Công an thành phố cũng như ban chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông.
“Chúng tôi cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ. Mọi người đều công bằng trước pháp luật, không có vùng cấm, không ai có thể can thiệp vào việc kiểm tra cũng như xử lý của lực lượng chức năng”, thiếu tá Quang nhấn mạnh.
Theo Tuổi trẻ
No comments:
Post a Comment