Theo quy định tại Nghị định 100, hành vi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, không thắt dây an toàn sẽ bị phạt tiền từ 1,8-3 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ vi phạm còn bị gửi thông báo về đơn vị, cơ quan công tác để phối hợp xử phạt theo công điện của Cục trưởng CSGT – Bộ Công an.
CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại: “Có sao đâu chú”
Những ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền video clip ghi cảnh một cán bộ CSGT lái xe đưa tài xế vi phạm về trụ sở làm việc. Trong video thể hiện, nam thiếu tá CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại huy động lực lượng hỗ trợ xử lý vi phạm.
Đáng chú ý, cán bộ CSGT này lái xe nhưng không thắt dây an toàn. Người vi phạm ngồi ghế phụ quay lại cảnh cán bộ nghe điện thoại cười cười nói nói với đồng nghiệp nhờ hỗ trợ đưa xe vi phạm về bãi gửi Thượng Thanh (quận Gia Lâm, TP Hà Nội).
Nam cán bộ CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại, không thắt dây an toàn ở Hà Nội.
Clip cũng thể hiện, nam tài xế thắc mắc, phản ánh trực tiếp về việc vừa lái xe vừa nghe điện thoại và không thắt dây an toàn thì nam cán bộ CSGT này trả lời “…, có sao đâu chú”.
Sau khi xem clip trên mạng xã hội, nhiều độc giả tỏ ra bất bình với hành động coi thường pháp luật, thiếu gương mẫu của cán bộ CSGT.
“Cảnh sát xử phạt người dân vi phạm, còn cán bộ không tuân thủ pháp luật”, người dùng mạng xã hội có tên Thảo bình luận.
Còn người dùng mạng xã hội Bin bình luận: “Cán bộ cũng tham gia giao thông nhưng lại vi phạm trước mặt tài xế. Cần xử phạt, kỷ luật cán bộ làm gương”.
Cán bộ vi phạm, xử lý thế nào?
Trao đổi với Tiền Phong trưa 7/1, lãnh đạo Đội CSGT số 5 – Công an TP Hà Nội cho biết, vụ việc xảy ra từ ngày 2/1, song cán bộ trong video phát tán trên mạng không thuộc đơn vị quản lý. Lãnh đạo Đội CSGT cho biết, chưa rõ nam cảnh sát trên công tác tại đơn vị nào.
Trong khi đó, đại diện Cục CSGT cho biết, đơn vị đang yêu cầu xác minh nam cán bộ vừa lái xe, vừa nghe điện thoại, không thắt dây an toàn.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, Cục CSGT có Phòng tuần tra cao tốc (Phòng 10), chỉ xử lý vi phạm trên các tuyến cao tốc. Còn tại các địa bàn quận, huyện nội thành Hà Nội trực thuộc Phòng CSGT Hà Nội quản lý, tuần tra xử lý vi phạm.
Vị trí bãi gửi xe Thượng Thanh thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, do Đội CSGT số 5 phụ trách.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ, hành vi vừa điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô, vừa dùng tay sử dụng điện thoại sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm nếu gây tai nạn sẽ bị tước GPLX 2-4 tháng.
Tài xế lái ô tô không thắt dây an toàn sẽ bị phạt từ 800.000-1 triệu đồng.
Trước đó, Cục CSGT vừa gửi công điện yêu cầu CSGT các tỉnh, thành phố, các đơn vị tuần tra trực thuộc Cục CSGT huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Đặc biệt các hành vi vi phạm nồng độ cồn, dương tính ma túy, vi phạm tốc độ…
Lãnh đạo Cục CSGT cũng nhấn mạnh, đối với cán bộ, đảng viên, cán bộ chiến sỹ CSGT vi phạm, ngoài xử phạt theo quy định, còn gửi thông báo tới cơ quan đơn vị công tác để phối hợp xử phạt theo quy định.
Theo Tiền phong
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại: “Có sao đâu chú”
Những ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền video clip ghi cảnh một cán bộ CSGT lái xe đưa tài xế vi phạm về trụ sở làm việc. Trong video thể hiện, nam thiếu tá CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại huy động lực lượng hỗ trợ xử lý vi phạm.
Đáng chú ý, cán bộ CSGT này lái xe nhưng không thắt dây an toàn. Người vi phạm ngồi ghế phụ quay lại cảnh cán bộ nghe điện thoại cười cười nói nói với đồng nghiệp nhờ hỗ trợ đưa xe vi phạm về bãi gửi Thượng Thanh (quận Gia Lâm, TP Hà Nội).
Nam cán bộ CSGT vừa lái xe vừa nghe điện thoại, không thắt dây an toàn ở Hà Nội.
Clip cũng thể hiện, nam tài xế thắc mắc, phản ánh trực tiếp về việc vừa lái xe vừa nghe điện thoại và không thắt dây an toàn thì nam cán bộ CSGT này trả lời “…, có sao đâu chú”.
Sau khi xem clip trên mạng xã hội, nhiều độc giả tỏ ra bất bình với hành động coi thường pháp luật, thiếu gương mẫu của cán bộ CSGT.
“Cảnh sát xử phạt người dân vi phạm, còn cán bộ không tuân thủ pháp luật”, người dùng mạng xã hội có tên Thảo bình luận.
Còn người dùng mạng xã hội Bin bình luận: “Cán bộ cũng tham gia giao thông nhưng lại vi phạm trước mặt tài xế. Cần xử phạt, kỷ luật cán bộ làm gương”.
Cán bộ vi phạm, xử lý thế nào?
Trao đổi với Tiền Phong trưa 7/1, lãnh đạo Đội CSGT số 5 – Công an TP Hà Nội cho biết, vụ việc xảy ra từ ngày 2/1, song cán bộ trong video phát tán trên mạng không thuộc đơn vị quản lý. Lãnh đạo Đội CSGT cho biết, chưa rõ nam cảnh sát trên công tác tại đơn vị nào.
Trong khi đó, đại diện Cục CSGT cho biết, đơn vị đang yêu cầu xác minh nam cán bộ vừa lái xe, vừa nghe điện thoại, không thắt dây an toàn.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, Cục CSGT có Phòng tuần tra cao tốc (Phòng 10), chỉ xử lý vi phạm trên các tuyến cao tốc. Còn tại các địa bàn quận, huyện nội thành Hà Nội trực thuộc Phòng CSGT Hà Nội quản lý, tuần tra xử lý vi phạm.
Vị trí bãi gửi xe Thượng Thanh thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, do Đội CSGT số 5 phụ trách.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ, hành vi vừa điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô, vừa dùng tay sử dụng điện thoại sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm nếu gây tai nạn sẽ bị tước GPLX 2-4 tháng.
Tài xế lái ô tô không thắt dây an toàn sẽ bị phạt từ 800.000-1 triệu đồng.
Trước đó, Cục CSGT vừa gửi công điện yêu cầu CSGT các tỉnh, thành phố, các đơn vị tuần tra trực thuộc Cục CSGT huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Đặc biệt các hành vi vi phạm nồng độ cồn, dương tính ma túy, vi phạm tốc độ…
Lãnh đạo Cục CSGT cũng nhấn mạnh, đối với cán bộ, đảng viên, cán bộ chiến sỹ CSGT vi phạm, ngoài xử phạt theo quy định, còn gửi thông báo tới cơ quan đơn vị công tác để phối hợp xử phạt theo quy định.
Theo Tiền phong
No comments:
Post a Comment