Những quan ngại về ảnh hưởng của thành phố du lịch 9,4 tỷ đô lên “lá phổi xanh” và nguy cơ sạt lở đất gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển, sau khi về tay Vingroup gần đây, dự án đã được cấp phép phình to thành 2.870 ha…
Một dự án bất động sản trên một khu đất lấn biển rộng lớn ở bờ biển phía Nam Việt Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm và hàng triệu đô-la tiền thuế cho ngân sách nhà nước, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng yếu tố môi trường có thể nhấn chìm dự án và gây ra những thiệt hại không thể khắc phục trong dài hạn.
Khi hoàn thành, Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ – dự án trị giá 217 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,4 tỷ USD), cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km – sẽ vênh vang với hàng loạt căn hộ và biệt thự sang trọng, thêm một tòa nhà chọc trời 108 tầng, một sân golf và một bãi đậu du thuyền.
Dự án này là của công ty cổ phần Vinhomes, một công ty con của tập đoàn Vingroup. Nó nằm trên một diện tích đất rộng 2.817 hecta, lớn gấp năm lần đảo Sentosa của Singapore, trong đó chủ yếu là đất lấn biển, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn có mật độ dân số cao.
Vinhomes đã ước tính rằng họ cần 137,6 triệu mét khối cát san lấp – đủ để lấp đầy hơn 36.600 hồ bơi kích thước chuẩn Olympic – cho công việc lấn biển. Điều này gây ra lo ngại rằng một phần cát san lấp sẽ được lấy từ đáy sông ở ĐBSCL, nơi mà nạn khai thác cát bất hợp pháp, tràn lan đã gây ra sạt lở bờ sông nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, trao đổi với The Straits Times: “Hệ thống sông Cửu Long là một, dù lấy cát bất cứ ở đâu cũng đều gây thiếu hụt cát chung cho toàn hệ thống và gây sạt lở lan tỏa trên toàn đồng bằng, kể cả bờ sông và bờ biển”.
Nạn sụt lún, bão lũ thường xuyên hơn và dữ dội hơn ở bờ biển phía Nam đất nước cũng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực Cần Giờ.
Bà Lê Thị Xuân Lan, cựu Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, lưu ý rằng cửa biển Cần Giờ vốn được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đảo Phú Quý che chắn, nhưng cũng vẫn chịu thiệt hại nghiêm trọng mỗi khi có bão. “Nếu bão đánh trực tiếp vào TP.HCM và Cần Giờ, tôi sợ là một thành phố xây trên đất lấn biển sẽ không trụ nổi” – bà nói.
Dự án bất động sản mới này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy kinh tế, cung cấp đủ nhà cửa, khách sạn, cửa hàng, cơ sở hạ tầng, để chứa khoảng 230.000 người dân và một lượng khách du lịch ước tính đạt chín triệu người một năm. Dự án có thể tạo ra 2,9 nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm cho Việt Nam, cũng như bình quân mỗi năm đóng góp thêm khoảng 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TP.HCM.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính quyền cũng cần tính đến những chi phí dài hạn về môi trường và xã hội. Cần Giờ hiện tại chỉ nằm cao hơn mực nước biển một chút (cao trình ngấp nghé mực nước biển), hiện trạng này về lâu dài không báo hiệu điều gì tốt đẹp.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Long Phi, cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới, khu vực Cần Giờ sẽ thấp hơn mực nước biển ít nhất khoảng vài cm. Ông cảnh báo rằng khi ấy, gánh nặng tài chính của việc bảo vệ vùng đất lấn biển của Vinhomes sẽ rơi vào ngân sách quốc gia chứ không phải vào nhà đầu tư dự án.
Và chi phí này có thể rất lớn. Chẳng hạn, tháng 8 vừa qua (2019), chính quyền tỉnh An Giang đã phải xin ngân sách 500 tỷ đồng sau khi một vụ sạt lở bờ sông – vấn đề vốn ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL – khiến một đoạn Quốc lộ 91 bị nứt, sụt lún.
Bất chấp những lo ngại đó, năm 2019, các bộ ngành chủ chốt ở Việt Nam đã phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án, và dự án sẽ được tiến hành khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bật đèn xanh. Dự kiến sẽ mất khoảng 11 năm để hoàn thành thi công.
Một dự án gây tranh cãi
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chỉ cách Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (di sản được UNESCO công nhận) 18 km. Khu dự trữ sinh quyển này vốn là “lá phổi xanh” bảo vệ TP.HCM – trung tâm thương mại của cả nước – khỏi ô nhiễm đô thị và bão lũ, và làm giảm tốc độ sụt lún đất. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ còn góp phần tích cực trong phân hủy nước thải từ các thành phố thượng nguồn, điều hòa nước lưu vực của các cửa sông đổ ra biển; chức năng môi trường này có ý nghĩa sống còn đối với TP.HCM và khu vực ĐBSCL.
Các chuyên gia lo sợ rằng việc xây đê để điều chỉnh lại dòng chảy của sông – một phần của công việc lấn biển – có thể làm hỏng môi trường sống vốn nhạy cảm của các loài trong rừng ngập mặn.
Hiệu ứng dây chuyền
Một văn bản từ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ vào tháng 6/2018 viết: “Hệ sinh thái sinh ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường nguồn nước của hệ thống sông rạch kết nối Biển Đông. Tuy khu vực dự án không nằm trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ, nhưng việc ô nhiễm môi trường (đặc biệt là nguồn nước) phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các hệ động – thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ vốn có tính nhạy cảm rất cao với các tác nhân thay đổi môi trường”.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Tuấn, cựu Thư ký thường trực của Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, lại tỏ ra lạc quan. Ông cho rằng khu vực có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ mà không gây hại đến khu dự trữ sinh quyển.
Ông nói: “Dự án nằm ngoài đất rừng phòng hộ và sẽ chỉ có tác động gián tiếp đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”.
Một khảo sát được tiến hành trong khuôn khổ Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường chính thức, đã hé lộ rằng dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 3.400 cư dân địa phương, trong đó có những hộ dân đang sản xuất nghêu, đánh bắt bộ như bắt ốc, kéo lưới tay, khai thác đánh bắt hải sản ven bờ.
Vợ chồng chị Huỳnh Thị Phượng, một cư dân địa phương, đang có thu nhập mỗi tháng khoảng chín triệu đồng nhờ nghề cào nghêu, bắt ốc và đánh bắt ven biển. Họ hy vọng chính quyền sẽ cân nhắc hơn trong dự án lấn biển.
“Chúng tôi (người dân ở đây) chỉ sống nhờ biển” – chị nói. “Không có biển chúng tôi không biết sống sao”.
Một người dân địa phương khác, anh Nguyễn Văn Thẳng, lo ngại rằng người nghèo sẽ không được hưởng lợi gì từ dự án thành phố du lịch. Anh nói, sẽ rất khó cho nhiều người dân, vốn ít học, ít vốn, tìm được sinh kế khác một khi đã mất đi mảnh đất kiếm sống của họ.
Phê duyệt dự án
Hơn 17 năm trước (tức là năm 2000), khi dự án được Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đưa ra lần đầu, theo dự kiến, nó chỉ bao phủ một diện tích 821 hecta. Tháng 4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ký duyệt một đề xuất mới, tăng quy mô dự án lên gấp gần năm lần so với diện tích ban đầu.
Hiện nay, dự án là một phần trong quy hoạch tổng thể đến năm 2030 của huyện Cần Giờ và TP.HCM. Trong số 21 nhà khoa học tham dự một cuộc họp do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào tháng 10/2018, nhiều người đã chỉ trích Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là chưa đánh giá đầy đủ tác động của dự án lên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, cũng như tác động đến xói lở, bồi tụ khu vực dự án, kể cả khu vực lân cận là Gò Công, Vũng Tàu. Họ cho rằng báo cáo cũng chưa nêu chi tiết các biện pháp giảm nhẹ tác động.
Biên bản của cuộc họp, mà The Straits Times được tiếp cận, cho thấy ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường Miền Nam, đã đề nghị bác bỏ phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường vì “các đánh giá tác động môi trường được nêu trong báo cáo là khá đơn giản, sơ sài, chưa thể hiện và gắn liền với các đặc thù của dự án. Vì vậy, các biện pháp giảm thiểu như đề xuất trong báo cáo cũng chưa đảm bảo hạn chế một cách triệt để các tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực/vùng”. Bản Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường sau đó đã được sửa đổi đến hai lần, nhưng vẫn còn nguyên những thiếu sót đó, như các tài liệu chính thức cho thấy.
Tháng 1/2019, ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, nhưng bổ sung thêm 15 yêu cầu, gồm cả yêu cầu “tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo tác động của việc thực hiện dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án và có biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ra điều kiện: “Dự án chỉ được tiến hành triển khai khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư”. The Straits Times được biết dự án đã được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 5/2019.
Vingroup, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Uỷ ban Nhân dân TP.HCM không trả lời các câu hỏi của The Straits Times.
Bà Dương Thị Hoàn, giám đốc truyền thông Vingroup, không phản hồi sau khi đã xác nhận sẽ liên lạc lại về các câu hỏi từ The Straits Times.
Ông Mai Hữu Quyết, Phó chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân TP.HCM, nói với The Straits Times rằng Uỷ ban sẽ hồi đáp sau khi Trung ương (Chính phủ) có quyết định về dự án.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói: “Chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi của The Straits Times khi chúng tôi nhận được báo cáo từ Tổng cục Môi trường về dự án này”.
Không thể im lặng và cúi đầu trước những dự án được phê duyệt trong “bóng tối” như thế này mãi. Cần phải biết đứng thẳng lưng lên để bảo vệ lá phổi xanh cực kì trọng yếu của Saigon!
Nguồn Ngoibuttre
Ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển, sau khi về tay Vingroup gần đây, dự án đã được cấp phép phình to thành 2.870 ha…
Một dự án bất động sản trên một khu đất lấn biển rộng lớn ở bờ biển phía Nam Việt Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm và hàng triệu đô-la tiền thuế cho ngân sách nhà nước, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng yếu tố môi trường có thể nhấn chìm dự án và gây ra những thiệt hại không thể khắc phục trong dài hạn.
Khi hoàn thành, Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ – dự án trị giá 217 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,4 tỷ USD), cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km – sẽ vênh vang với hàng loạt căn hộ và biệt thự sang trọng, thêm một tòa nhà chọc trời 108 tầng, một sân golf và một bãi đậu du thuyền.
Dự án này là của công ty cổ phần Vinhomes, một công ty con của tập đoàn Vingroup. Nó nằm trên một diện tích đất rộng 2.817 hecta, lớn gấp năm lần đảo Sentosa của Singapore, trong đó chủ yếu là đất lấn biển, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn có mật độ dân số cao.
Vinhomes đã ước tính rằng họ cần 137,6 triệu mét khối cát san lấp – đủ để lấp đầy hơn 36.600 hồ bơi kích thước chuẩn Olympic – cho công việc lấn biển. Điều này gây ra lo ngại rằng một phần cát san lấp sẽ được lấy từ đáy sông ở ĐBSCL, nơi mà nạn khai thác cát bất hợp pháp, tràn lan đã gây ra sạt lở bờ sông nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, trao đổi với The Straits Times: “Hệ thống sông Cửu Long là một, dù lấy cát bất cứ ở đâu cũng đều gây thiếu hụt cát chung cho toàn hệ thống và gây sạt lở lan tỏa trên toàn đồng bằng, kể cả bờ sông và bờ biển”.
Nạn sụt lún, bão lũ thường xuyên hơn và dữ dội hơn ở bờ biển phía Nam đất nước cũng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực Cần Giờ.
Bà Lê Thị Xuân Lan, cựu Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, lưu ý rằng cửa biển Cần Giờ vốn được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đảo Phú Quý che chắn, nhưng cũng vẫn chịu thiệt hại nghiêm trọng mỗi khi có bão. “Nếu bão đánh trực tiếp vào TP.HCM và Cần Giờ, tôi sợ là một thành phố xây trên đất lấn biển sẽ không trụ nổi” – bà nói.
Dự án bất động sản mới này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy kinh tế, cung cấp đủ nhà cửa, khách sạn, cửa hàng, cơ sở hạ tầng, để chứa khoảng 230.000 người dân và một lượng khách du lịch ước tính đạt chín triệu người một năm. Dự án có thể tạo ra 2,9 nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm cho Việt Nam, cũng như bình quân mỗi năm đóng góp thêm khoảng 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TP.HCM.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính quyền cũng cần tính đến những chi phí dài hạn về môi trường và xã hội. Cần Giờ hiện tại chỉ nằm cao hơn mực nước biển một chút (cao trình ngấp nghé mực nước biển), hiện trạng này về lâu dài không báo hiệu điều gì tốt đẹp.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Long Phi, cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới, khu vực Cần Giờ sẽ thấp hơn mực nước biển ít nhất khoảng vài cm. Ông cảnh báo rằng khi ấy, gánh nặng tài chính của việc bảo vệ vùng đất lấn biển của Vinhomes sẽ rơi vào ngân sách quốc gia chứ không phải vào nhà đầu tư dự án.
Và chi phí này có thể rất lớn. Chẳng hạn, tháng 8 vừa qua (2019), chính quyền tỉnh An Giang đã phải xin ngân sách 500 tỷ đồng sau khi một vụ sạt lở bờ sông – vấn đề vốn ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL – khiến một đoạn Quốc lộ 91 bị nứt, sụt lún.
Bất chấp những lo ngại đó, năm 2019, các bộ ngành chủ chốt ở Việt Nam đã phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án, và dự án sẽ được tiến hành khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bật đèn xanh. Dự kiến sẽ mất khoảng 11 năm để hoàn thành thi công.
Một dự án gây tranh cãi
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chỉ cách Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (di sản được UNESCO công nhận) 18 km. Khu dự trữ sinh quyển này vốn là “lá phổi xanh” bảo vệ TP.HCM – trung tâm thương mại của cả nước – khỏi ô nhiễm đô thị và bão lũ, và làm giảm tốc độ sụt lún đất. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ còn góp phần tích cực trong phân hủy nước thải từ các thành phố thượng nguồn, điều hòa nước lưu vực của các cửa sông đổ ra biển; chức năng môi trường này có ý nghĩa sống còn đối với TP.HCM và khu vực ĐBSCL.
Các chuyên gia lo sợ rằng việc xây đê để điều chỉnh lại dòng chảy của sông – một phần của công việc lấn biển – có thể làm hỏng môi trường sống vốn nhạy cảm của các loài trong rừng ngập mặn.
Hiệu ứng dây chuyền
Một văn bản từ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ vào tháng 6/2018 viết: “Hệ sinh thái sinh ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường nguồn nước của hệ thống sông rạch kết nối Biển Đông. Tuy khu vực dự án không nằm trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ, nhưng việc ô nhiễm môi trường (đặc biệt là nguồn nước) phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các hệ động – thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ vốn có tính nhạy cảm rất cao với các tác nhân thay đổi môi trường”.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Tuấn, cựu Thư ký thường trực của Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, lại tỏ ra lạc quan. Ông cho rằng khu vực có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ mà không gây hại đến khu dự trữ sinh quyển.
Ông nói: “Dự án nằm ngoài đất rừng phòng hộ và sẽ chỉ có tác động gián tiếp đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”.
Một khảo sát được tiến hành trong khuôn khổ Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường chính thức, đã hé lộ rằng dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 3.400 cư dân địa phương, trong đó có những hộ dân đang sản xuất nghêu, đánh bắt bộ như bắt ốc, kéo lưới tay, khai thác đánh bắt hải sản ven bờ.
Vợ chồng chị Huỳnh Thị Phượng, một cư dân địa phương, đang có thu nhập mỗi tháng khoảng chín triệu đồng nhờ nghề cào nghêu, bắt ốc và đánh bắt ven biển. Họ hy vọng chính quyền sẽ cân nhắc hơn trong dự án lấn biển.
“Chúng tôi (người dân ở đây) chỉ sống nhờ biển” – chị nói. “Không có biển chúng tôi không biết sống sao”.
Một người dân địa phương khác, anh Nguyễn Văn Thẳng, lo ngại rằng người nghèo sẽ không được hưởng lợi gì từ dự án thành phố du lịch. Anh nói, sẽ rất khó cho nhiều người dân, vốn ít học, ít vốn, tìm được sinh kế khác một khi đã mất đi mảnh đất kiếm sống của họ.
Phê duyệt dự án
Hơn 17 năm trước (tức là năm 2000), khi dự án được Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đưa ra lần đầu, theo dự kiến, nó chỉ bao phủ một diện tích 821 hecta. Tháng 4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ký duyệt một đề xuất mới, tăng quy mô dự án lên gấp gần năm lần so với diện tích ban đầu.
Hiện nay, dự án là một phần trong quy hoạch tổng thể đến năm 2030 của huyện Cần Giờ và TP.HCM. Trong số 21 nhà khoa học tham dự một cuộc họp do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào tháng 10/2018, nhiều người đã chỉ trích Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là chưa đánh giá đầy đủ tác động của dự án lên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, cũng như tác động đến xói lở, bồi tụ khu vực dự án, kể cả khu vực lân cận là Gò Công, Vũng Tàu. Họ cho rằng báo cáo cũng chưa nêu chi tiết các biện pháp giảm nhẹ tác động.
Biên bản của cuộc họp, mà The Straits Times được tiếp cận, cho thấy ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường Miền Nam, đã đề nghị bác bỏ phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường vì “các đánh giá tác động môi trường được nêu trong báo cáo là khá đơn giản, sơ sài, chưa thể hiện và gắn liền với các đặc thù của dự án. Vì vậy, các biện pháp giảm thiểu như đề xuất trong báo cáo cũng chưa đảm bảo hạn chế một cách triệt để các tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực/vùng”. Bản Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường sau đó đã được sửa đổi đến hai lần, nhưng vẫn còn nguyên những thiếu sót đó, như các tài liệu chính thức cho thấy.
Tháng 1/2019, ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, nhưng bổ sung thêm 15 yêu cầu, gồm cả yêu cầu “tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo tác động của việc thực hiện dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án và có biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ra điều kiện: “Dự án chỉ được tiến hành triển khai khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư”. The Straits Times được biết dự án đã được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 5/2019.
Vingroup, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Uỷ ban Nhân dân TP.HCM không trả lời các câu hỏi của The Straits Times.
Bà Dương Thị Hoàn, giám đốc truyền thông Vingroup, không phản hồi sau khi đã xác nhận sẽ liên lạc lại về các câu hỏi từ The Straits Times.
Ông Mai Hữu Quyết, Phó chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân TP.HCM, nói với The Straits Times rằng Uỷ ban sẽ hồi đáp sau khi Trung ương (Chính phủ) có quyết định về dự án.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói: “Chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi của The Straits Times khi chúng tôi nhận được báo cáo từ Tổng cục Môi trường về dự án này”.
Không thể im lặng và cúi đầu trước những dự án được phê duyệt trong “bóng tối” như thế này mãi. Cần phải biết đứng thẳng lưng lên để bảo vệ lá phổi xanh cực kì trọng yếu của Saigon!
Nguồn Ngoibuttre
No comments:
Post a Comment