Cập nhật tin tức nóng hổi

Dạy con đúng cách cho hết hoang mang

Vấn đề giáo dục con trẻ từ muôn thuở luôn được nhiều người quan tâm đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm và các bậc cha mẹ. Phương pháp giáo dục tốt sẽ tạo ra một đứa trẻ biết yêu thương mọi người, biết phấn đấu cho tương lai. Và mai này những đứa trẻ ấy sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Thế nhưng dạy con trẻ như thế nào là đúng? Cuốn sách “Dạy con trong hoang mang” của tiến sĩ Lê Nguyên Phương đặt ra nhiều vấn đề nhiều cách dạy con trẻ trong xã hội Việt Nam hiện nay. Thế mới thấy những điểm sai lầm của các bậc cha mẹ khi giáo dục con mình.Từ đó chúng ta có thể rút ra triết lý giáo dục tiến bộ hơn.
Dạy con đúng cách cho hết hoang mang
Đừng dạy con trong hoang mang- Nguồn ảnh: Hellobacsi.com

Dạy con trong hoang mang

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã nói lên những cách giáo dục truyền thống khiến con trẻ hết sức “hoang mang”. Từ xưa người Việt Nam ta giữ luôn có quan điểm “thương cho roi cho vọt”. Khi con làm sai các bậc cha mẹ, các vị giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lại hay nhục hình trong kỷ luật . Họ luôn tin rằng đó là các giáo dục tốt nhất khiến con không bao giờ dám phạm phải sai lầm nữa. Cha mẹ và giáo viên thường vì lo sợ con trẻ sẽ hư nên nghĩ nhục hình với chúng. Họ cứ nghĩ làm như vậy thì đứa trẻ sẽ trở thành “ con ngoan, trò giỏi”. Nhưng có phải như vậy không? Không ! Sự giáo dục bằng sợ hãi trẻ khiến con trẻ hoang mang cả đời: “Vì sợ hãi chúng ta gieo rắc sự sợ hãi cho người khác. Tưởng như thế chúng ta sẽ bớt sợ hãi hay đau khổ. Nhưng chúng ta đã lầm khi biến cuộc sống của cả hai bên thành địa ngục.”. Trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, TS Lê Nguyên Phương cũng có nói : “Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục”.

Bạo hành ngôn ngữ là điều dễ thấy trong hầu hết các gia đình, trường lớp ở Việt Nam. Gần như không có đứa trẻ nào lớn lên mà không lắng nghe những lời mắng nhiếc của cha mẹ và giáo viên. Đó cũng là một cách dạy con trẻ, Những cảnh dạy con như thế sẽ khiến đứa trẻ càng hoang mang, hoảng sợ. Khi trong lòng một đứa trẻ chỉ có sợ hãi thì nó sẽ bóp chết ước mơ, suy tư của trẻ. Lâu dần đứa trẻ ấy sẽ trở thành một con người chỉ biết phục tùng mà không dám vươn lên. Sự giáo dục lúc nhỏ sẽ định hình nhân cách của đứa trẻ sau này. Và nếu giáo dục sai thì tương lai của trẻ kể từ giờ phút đó đã rẽ lối: “Nếu chúng ta làm con chúng ta trở nên bạc nhược, yếu đuối, phục tùng chúng ta vô điều kiện thì đó là con đường dẫn con em chúng ta trở thành nạn nhân của bạo lực. Và nếu chúng ta sử dụng bạo lực đối với chúng hay dung túng sự ích kỷ, cường quyền và xem bạo lực là cách giải quyết vấn đề nhanh gọn nhất nhất thì chúng ta sẽ tạo ra những đứa con sẵn sàng dùng bạo lực trong nhà trường và sau này cả trong xã hội.”. Con trẻ chính là sản phẩm giáo dục của cha mẹ, của giáo viên và của xã hội. Nếu vì sự giáo dục “độc hại” ấy mà con trẻ lầm đường rẽ lối và thậm chí là “không thể lớn nổi thành người” thì người đau lòng nhất chính là những người làm giáo dục trong đó có cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm…

Một số bậc người làm giáo dục hiện nay đặc biệt là các bậc cha mẹ , các giáo viên chủ nhiệm ở cấp mầm non và tiểu học vì muốn con trẻ ngoan ngoãn hay đơn giản là không làm phiền khi họ làm việc mà tùy tiện quăng cho con trẻ một chiếc điện thoại. Cách ấy tuy có hiệu quả nhất thời nhưng hậu quả về sau lại rất lớn. Trẻ sẽ nghĩ rằng chuyện gì cũng có thể thỏa hiệp. Trẻ sẽ lại vào điều đó, những hành vi không đúng mực lại càng gia tăng. Và khi chúng trưởng thành bất cứ điều gì khi chúng cảm thấy bế tắc đều có thể thỏa hiệp với người khác. Sự giáo dục sai lầm của cha mẹ và giáo viên ngay từ lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự đối mặt với các vấn đề của con trẻ sau này.

Sự giáo dục sai lầm cũng như virus vậy, nó ăn sâu vào tâm hồn của một đứa trẻ. Nó luôn đứa trẻ đó không những luôn sống trong lãng mạn mà còn vô cùng đau khổ. Nó không phá hủy một đứa trẻ ngay lập tức mà là virus ăn mòn dần tâm hồn. Nó có thể dẫn đến trẻ mất hết niềm tin vào tương lai và trầm cảm. Hoặc tệ hơn nữa sẽ khiến trẻ lớn lên với một nhân cách không hoàn hảo. Và nó có thể trở một người sống không có ích cho xã hội hay sẽ trở thành một kẻ xấu.

Không phải ngẫu nhiên bằng nhà nước bắt buộc phải cho trẻ đến đường. Vì ở đó trẻ sẽ được giáo dục bằng phương pháp tốt nhất để trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng giáo dục ở nhà trường là chưa đủ, nó chỉ chiếm chưa đến một nửa thời gian của con. Phần còn lại là ở gia đình, và các bậc cha mẹ là người quyết định tương lai con mình sẽ trở thành người như thế nào thông qua cách giáo dục đúng đắn.

Dạy con đúng cách cho hết hoang mang

Tất cả mọi thứ trên đời này đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Khi có tình yêu thương mối quan hệ giữa người với người như được bền chặt, gắn bó sâu sắc với nhau. Cha mẹ , giáo viên chủ nhiệm – những người làm công tác giáo dục hãy dạy con trẻ bằng tình thương hãy yêu con trẻ thật nhiều và cho trẻ cảm nhận được điều ấy. Vì: “Không học được yêu thương và gắn bó với cha mẹ, trẻ gặp khó khăn trong đời sống tình cảm và hôn nhân sau này trong đời. Ngoài việc thu hút trong vỏ chai sạn của mình với những đau khổ mà mình phải trải qua, trẻ trong các gia đình bỏ mặc không biết cách xây dựng các mối quan hệ với những người chung quanh.”. Đơn độc và có các mối quan hệ xã hội không tốt sẽ cản bước trẻ trên đường đời. Các bậc cha mẹ, các vị giáo viên chủ nhiệm đừng chỉ dạy con bằng sợ hãi hay bằng vật chất. Hãy dạy con trẻ bằng tình yêu và hướng dẫn cho trẻ cách yêu thương mọi người. Một đứa trẻ có chỉ số cảm xúc cao sẽ sống hạnh phúc hơn rất nhiều so với một đứa trẻ có chỉ số thông minh cao.

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương trong cuốn sách ấy cũng bộc bạch: “Nếu được hỏi về một đề nghị khởi đầu cho hành trình tìm kiếm lối dạy con của các phụ huynh, câu trả lời của tôi sẽ là hãy tự chuyển hóa mình để giáo dục con. Hãy hóa giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hằng ngày của mình.”. Ai đó cũng đã nói một câu rất hay là muốn thay đổi người khác trước tiên phải thay đổi mình. Khi cha mẹ thay đổi, khi giáo viên chủ nhiệm thay đổi thì mới có thể thay đổi được con trẻ. Khi cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm thực sự là một tấm gương sáng thì con trẻ mới có thể học theo. Các bậc cha mẹ, các vị giáo viên làm công tác chủ nhiệm hãy tự chuyển hoá bản thân, học cách xua tan đi nỗi đau đớn trong lòng. Mỗi ngày luôn nở nụ cười vui vẻ, học nhiều kiến thức đối nhân xử thế mới hơn. Hạnh phúc và tình yêu thương là điều có thể lan truyền rất mạnh mẽ. Các bậc phụ huynh, các vị giáo viên hãy lan tình yêu thương cho con mình. Cùng với đó là dạy trẻ biết vị tha, bao dung cho mọi người.
Dạy con đúng cách cho hết hoang mang
Dạy con bằng ngôn ngữ tích cực, bằng sự yêu thương – Nguồn ảnh: Helobacsi.com

Có một cách dạy con rất hiệu quả và khoa học được đề cập trong “Dạy con trong hoang mang” của tiến sĩ Lê Nguyên Phương. Đó là kể chuyện cho con nghe. Cái này kể từ ngày xửa ngày xưa những người bà, người mẹ vẫn thường hay làm. Nhưng đến bây giờ thì điều ấy có vẻ quá khó khăn với những gia đình hiện đại. Cha mẹ thường bận bịu với những công việc của mình. Thời gian ăn cơm đối với một số gia đình còn rất hạn chế thì đừng nói đến chuyện kể chuyện cho con nghe. Nhưng các bậc cha mẹ hãy dành một chút thời gian trên cho đứa con của mình. Việc kể chuyện có tác dụng rất lớn trong việc hình thành nhân cách. Thông qua những câu chuyện ấy, trẻ sẽ học được rất nhiều thứ có ích trên con đường đời sau này. Đó là biết yêu thương, quan tâm trân trọng giá trị cuộc sống, biết dũng cảm, can đảm trước khó khăn và sống trách nhiệm hơn,… Đó là cách dạy con một cách gián tiếp, đó không phải những lời răn dạy khô khan mang tính giáo điều. Sự phong phú của những câu chuyện sẽ đem những thông điệp ý nghĩa đi đầu của trẻ một cách sâu sắc nhất.

Cuộc sống quá tất bật, dòng đời đẩy đưa con người ta quá nhiều. Những điều kể trên không phải phụ huynh nào cũng để ý đến. Nên người giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh những điều đấy để cùng nhau kết hợp dạy con trẻ sao cho hết hoang mang. Hãy áp dụng triết lý giáo dục không trừng phạt, hãy thôi trừng phạt mà bắt giáo dục bằng những thương yêu để con trẻ không còn những hoang mang.

Ai đó cũng đã nói một câu rất hay là muốn thay đổi người khác trước tiên phải thay đổi mình. Khi giáo viên chủ nhiệm thay đổi, cha mẹ thay đổi thì mới có thể thay đổi được con trẻ. Vậy nên, giáo viên chủ nhiệm hãy tự thay đổi cách giáo dục của bản thân mình trước và hãy phối hợp với phụ huynh, hướng dẫn họ cách thay đổi, từ bỏ phương pháp dạy con sai lầm hướng tới việc dạy con trẻ biết yêu thương mọi người, yêu thương tự nhiên, phấn đấu cho tương lai để con trẻ thật sự hết hoang mang mà tự tin bước tiếp trên đường đời.
,

No comments:

Post a Comment