Hơn chục năm trước, ông Lê Thanh Hải khi đó là ủy viên Bộ Chính trị Bộ Chính- Bí thư Thành ủy TP.HCM đã có những chỉ đạo các cấp chính quyền cưỡng chế thu hồi đất khiến hàng ngàn hộ dân không cửa nhà.
Đọc lại bài báo khi đó có nội dung dẫn lời ông Lê Thanh Hải: "Quản lí đất đai ở quận 2 cần "bàn tay sắt".
Thật rùng rợn, ghê tởm khi Lê Thanh Hải coi Dân như tội phạm để dùng "bàn tay sắt" lấy đất giao hàng chục cty.
Báo chí khi đó tuyên truyền tích cực cho "bàn tay sắt" Lê Thanh Hải trở thành bàn tay đẫm máu và nước mắt dân Thủ Thiêm!
Ông Nguyễn Tấn Cứu (ngụ khu phố 1, Bình Khánh, quận 2) năm nay 72 tuổi đã gần 20 năm tố cáo hành vi của lãnh đạo TP lấy đất hàng trăm hộ dân ngoài ranh quy hoạch, không quyết định thu hồi đất. Ông Cứu nhớ lại: thực hiện chỉ đạo của bí thư Hải thời điểm cưỡng chế căng thẳng nhất là năm 2007, 2008 hàng trăm hộ bị cưỡng chế, san ủi sạch. Những năm sau ngày nào cũng có 6-7 cuộc chế với quy mô hàng trăm cán bộ và xe ủi hùng hậu...
Ông Cứu cho hay từ năm 2000 tôi và nhiều hộ dân đã tố cáo việc chính quyền lấy đất 5 khu phố (hơn 200ha ngoài ranh) trái quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Dù hàng trăm hộ dân gào thét kêu cứu phản đối nhưng chính quyền vẫn quyết liệt đập nhà dân, lấy đất đẩy dân vào khu tạm cư.
"Khi đó ông Tất Thành Cang- ủy viên dự khuyết Trung ương, Bí thư kiêm chủ tịch quận 2 là người sắt đá kiên quyết thu hồi đất dân mà không nghe người dân phản đối việc thu hồi sai trái, hủy hoại tài sản hàng ngàn hộ dân. Chúng tôi không nhận tiền bồi thường rẻ mạt để tố cáo những kẻ cấu kết doanh nghiệp hại dân Thủ Thiêm"- Bà Nguyễn Thị Tám, 66 tuổi, bức xúc.
Bà Tám cho hay: "10g sáng ngày 10-10-2011 hàng trăm người kéo đến nhà, nhiều xe cẩu san phẳng nhà tôi. Lúc đó tôi may gia công nhà có 1000 cái mùng bị đoàn cưỡng chế đem bỏ ở nhà tạm cư".
Bà Nguyễn Thị Hồng Thuận nhớ lại: gần giáp tết năm 2011 đoàn cưỡng chế quận 2 đến đập nhà mặc gia đình tôi kêu cứu can ngăn trong vô vọng.
Hậu quả "bàn tay sắt" ông Hải kéo dài đến nay khiến hàng ngàn hộ dân li tán, hàng trăm người ròng rã đi kêu cứu, tố cáo đòi trả đất.
"Chúng tôi đòi lại đất đai vườn tược nhà cửa bị tàn phá. Nếu không bồi thường theo giá thị trường thì phải trả đất lại dân để người dân về xây nhà lại yên ổn cuộc sống.
Nhưng các lãnh đạo cứ hứa hẹn đùn đẩy vô cảm trước nỗi đau người dân"- Bà Tám nói.
Bài ảnh: NB Nguyễn Đức. Chính trị , Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment