Cập nhật tin tức nóng hổi

Nhà ga Cát Linh - Hà Đông bị bỏ hoang, trở thành chợ cây cảnh Tết

Qáu bôi bác: Nhà ga Cát Linh-Hà Đông biến thành chợ cây cảnh Tết. Dù bước sang năm thứ 17 chưa thể chào đời, nhà nước đang trả gần 1 tỷ đồng tiền lãi/ 1 ngày.
Nhà ga Cát Linh - Hà Đông bị bỏ hoang, trở thành chợ cây cảnh Tết

Nhà ga Cát Linh - Hà Đông bị bỏ hoang, trở thành chợ cây cảnh Tết
Ảnh: Zing

Không phải ví von, chứ công nhận, đây chắc là chợ cây cảnh “đắt” nhất hành tinh. Khi bước sang năm 2020, chưa thể vận hành, nhưng mỗi ngày nhà nước đang phải trả gần 1 tỷ đồng tiền lãi, và lương cho 1000 nhân viên. Được biết, thành phố đã tuyển khoảng 1.000 nhân viên, cán bộ để vận hành, vậy nhưng 2 năm qua mặc dù tuyến chưa hoạt động nhưng thành phố đang phải trả lương đều hàng tháng cho số nhân viên, cán bộ này.

Hôm qua tôi đọc được một bài viết, chuyến tàu tại Nhật Bản rời ga sớm hơn dự định 25s. Vì đi sớm, mà nhân viên ga tàu phải cúi đầu xin lỗi hành khách, cũng thư thông cáo báo chí: “Sự bất tiện lớn mà chúng tôi khiến khách hàng phải chịu đựng thật sự không thể tha thứ được” (chính xác đến từng giây, là việc không quá lạ lẫm ở Nhật Bản)

Đọc mẩu chuyện đơn giản, nhìn đường sắt Cát Linh-Hà Đông, thật chạnh lòng, khi chưa từng một ai xin lỗi nhân dân, ngoài đổ tội các lý do suốt ngần ấy năm qua.

-------------------------------------------

Quất cảnh và các mặt hàng gốm sứ được bày bán la liệt dưới chân nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông, xâm phạm cả khuôn viên nhà ga lẫn vỉa hè bên ngoài.

10 ngày trước Tết Nguyên đán Canh Tý, một số tiểu thương sử dụng khuôn viên đường sắt Cát Linh - Hà Đông để bày bán hàng trăm chậu quất cảnh. Với mặt tiền hướng ra ngã 5 Giảng Võ, ga Cát Linh trở thành địa điểm bị lấn chiếm đầu tiên.

Bên phía mặt phố Cát Linh, các chậu quất cảnh được xếp san sát từ trong gầm nhà ga ra đến vỉa hè. Kế bên hàng quất cảnh là "siêu thị" gốm sứ với đủ loại bát hương, lọ hoa, đồ thờ cúng bày la liệt.

Sau khi các sạp hàng được mở ra, lòng đường phố Cát Linh nhanh chóng trở thành nơi đỗ xe cho khách mua hàng. Những sợi xích làm hàng rào ngăn cách nhà ga với lòng đường cũng bị tháo bỏ.

Chợ cây cảnh cũng mọc lên ngay dưới chân ga Láng (phường Thịnh Quang, Đống Đa). Trước đó, ngày 12/1, phóng viên chứng kiến công an phường có mặt để xử lý các cá nhân bày bán quất lấn chiếm vỉa hè.

Nhưng chỉ sau đó 1 ngày, số cây cảnh được bày ra vỉa hè thậm chí còn nhiều hơn thời điểm bị công an kiểm tra. Đại diện Công an phường Thịnh Quang cho biết vẫn đang tìm cách xử lý.

Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi sử dụng hè phố trái phép. Theo Nghị định 100/2013, hè phố ngoài phục vụ mục đích giao thông thì chỉ được phép sử dụng tạm thời để tuyên truyền chủ trương của Nhà nước, tổ chức đám tang, đám cưới, điểm trông giữ xe phục vụ lễ hội... Hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa không thuộc các trường hợp được sử dụng tạm vỉa hè.

Câu hỏi đặt ra, ai đã cho những người này biến một nơi như nhà ga Cát Linh – Hà Đông, được Phó thủ tướng yêu cầu đưa vào sử dụng gấp rút trong đầu năm 2020 Thành chợ vỉa hè bôi bác như vậy?

FB Hoàng Nguyên Vũ , ,

No comments:

Post a Comment