Cập nhật tin tức nóng hổi

Sự bất minh trong việc chia tiền thưởng lên tới 23,5 tỉ đồng của đội bóng đá nữ?

Kỳ 3: TRẦN THỊ BÍCH HẠNH KHÔNG CÓ TÊN DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN NỮ Ở SEA GAMES 30 NHƯNG LẠI ĐƯỢC CHIA MỨC THƯỞNG A- CAO HƠN CẢ CẦU THỦ ĐÁ CHÍNH.
Nhìn vào tờ Ủy nhiệm chi ngày 30/12/2019 do Cty Hóa chất Đức Giang cung cấp cho báo chí rất dễ có khả năng VFF hoặc cá nhân ông Mai Đức Chung phủ nhận không biết Trần Thị Bích Hạnh là ai và tờ Ủy nhiệm chi này do bên Cty Hóa chất Đức Giang "tự tưởng tượng ra".

Tuy nhiên, thông tin còn gây “sốc” hơn nữa là Trần Thị Bích Hạnh không chỉ được VFF và HLV Mai Đức Chung đẩy ra đứng nhận tiền thay VFF từ Cty Đức Giang mà bản thân Trần Thị Bích Hạnh còn được HLV Mai Đức Chung duyệt mức thưởng loại A- cao hơn cả cầu thủ đá chính ở ĐT nữ Việt Nam dù không có tên trong danh sách Đội tuyển nữ Việt Nam.

Trần Thị Bích Hạnh sinh năm 1977, nguyên cựu trung vệ CLB nữ Hà Nội và ĐTQG nữ Việt Nam giai đoạn 1997-2005 với 3 lần HCV SEA Games 2001, 2003, 2005, từng là học trò ruột HLV Mai Đức Chung trên Đội tuyển nữ Việt Nam.

Cụ thể Trần Thị Bích Hạnh chỉ đi theo đội với tư cách nhân viên hậu cần VFF, không được đăng ký chức danh chính thức và cũng không sát cánh với đội tuyển suốt chiến dịch đá giải theo kiểu "cùng ăn cùng ngủ cùng ra sân tập và cùng chiến đấu". Tại sao một người đến chức danh không có, vai trò mờ nhạt và công việc làm mấy việc "lặt vặt" lại được chia loại A-.

Thông tin này được nguồn tin riêng của Báo Sạch cung cấp từ nội bộ VFF "vì quá bức xúc" và yêu cầu giấu tên.

Do vậy chúng tôi chỉ đưa phần chữ ký bản viết tay của Đội tuyển nữ có chữ ký của các nhân vật chính gồm ông HLV Mai Đức Chung, đội phó Chương Thị Kiều và đội trưởng Huỳnh Như để duyệt mức thưởng.

Cụ thể trong danh sách chia thưởng Đội tuyển nữ Việt Nam gồm loại 5 hạng A, A-, B, B- và C

Loại A 10 điểm có 11 người gồm HLV Mai Đức Chung và 10 cầu thủ đá chính lập công lớn

Loại A- 8 điểm có 9 người gồm:

1. Đoàn Minh Hải (trợ lý HLV, Than Quảng Ninh),
2. Nguyễn Anh Tuấn (trợ lý, Hà Nội 2)
3. Lê Tuấn Long (trợ lý, VFF)
4. Vũ Bá Đông (trợ lý, Hà Nội 1)
5. Đoàn Thị Kim Chi (trợ lý, TPHCM)
6. Trần Thị Kim Hồng (HLV thủ môn, TPHCM)
7. Trần Thị Bích Hạnh (không rõ, VFF)
8. Nguyễn Thị Vạn (cầu thủ đá chính)
9. Nguyễn Thị Liễu (cầu thủ đá chính)

Danh sách này ghi đúng thứ tự trong bản giấy viết tay, phần mở ngoặc là chúng tôi ghi rõ thêm vai trò từng người được hưởng loại A- và xuất phát họ đến từ đơn vị nào.

Ngay cả “hotgirl” Hoàng Thị Loan nổi như cồn ở SEA Games với vai trò dự bị chiến lược chỉ xếp hạng B (7 điểm, 4 người) với hai cầu thủ là thủ môn Khổng Thị Hằng, hậu vệ Vũ Thị Nhung và bác sĩ Trần Thị Trinh. 6 cầu thủ còn lại hạng B-.

Theo ước toán loại A- sẽ nhận trước thuế vào tầm 1 tỷ đồng.

Có vấn đề khác là theo truyền thống ĐT nữ Việt Nam xưa nay là các CLB mạnh có quân đông lên tuyển sẽ kèm theo trợ lý cho HLV trưởng nhưng tại giải này CLB Phú Phong Hà Nam nơi góp quân lớn (5/20 người) trong đó có Tuyết Dung lại không có suất trợ lý mà thay bằng Lê Tuấn Long là "đệ ruột" HLV Mai Đức Chung từ xưa ở đội Đường Sắt Việt Nam.

Lê Tuấn Long không huấn luyện đội nữ nào, không tham gia bóng đá nữ nhưng là “lính ruột” ông Chung nên khi ông Chung huấn luyện các CLB Bình Dương, Navibank Sài Gòn, Thanh Hóa thì đều mang theo Lê Tuấn Long làm trợ lý và giờ lên Tuyển nữ cũng có mặt và phần thưởng chia loại A-.

Việc Lê Tuấn Long có tên nhưng Văn Thị Thanh là cái tên huyền thoại bóng đá nữ Việt Nam hiện làm HLV ở Phú Phong Hà Nam lại không có mặt để lại sự bức xúc âm ỉ trong làng nội bộ bóng đá nữ Việt Nam, vốn ít được xã hội quan tâm kể cả giới phóng viên thể thao.

ĐĂNG KHOA , , ,

No comments:

Post a Comment