Chiều 7/1, ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã thông tin về tình hình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đê điều trên địa bàn, trong đó có vụ “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thừa nhận những vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đê điều trên địa bàn còn chậm được xử lý, còn để phát sinh vi phạm mới chưa được kịp thời xử lý, xử lý chưa kiên quyết.
“Việc xử lý các công trình vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP, công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn chậm”- ông nói.
Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (ảnh: Thành An)
Liên quan đến vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn, ông Lễ Hữu Mạnh cho biết, những vụ vi phạm ở những năm 2016, 2017 đã có hồ sơ, huyện đã xử lý trên 50% số vụ vi phạm. Còn lại là những trường hợp có đơn khiếu nại nên huyện đã dừng cưỡng chế, chờ chỉ đạo của TP Hà Nội.
“Khi có chỉ đạo, huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục xử lý triệt để các trường hợp vi phạm theo quy trình. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục xử lý hơn 30 trường hợp vi phạm đất rừng ở 2 xã Minh Phú và Minh Trí” – ông Mạnh thông tin.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sóc Sơn, hiện đã có hơn 80 trường hợp và 9 tổ chức đảng bị xem xét kỷ luật. TP.Hà Nội đánh giá huyện Sóc Sơn đã làm rất nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm của các cán bộ. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục xử lý các vi phạm còn tồn đọng.
Một công trình vi phạm đất rừng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. (ảnh: Thành An)
Ông Lễ Hữu Mạnh thông tin, huyện đã triển khai 42 cuộc kiểm tra về kỷ cương hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra 32 đơn vị sự nghiệp trực thuộc về thực hiện phân cấp trong công tác tổ chức bộ máy.
“UBND huyện biểu dương khen thưởng và đề nghị TP khen thưởng đối với 332 tập thể, 2.633 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và lao động. Bên cạnh đó, huyện Sóc Sơn đã xử lý kỷ luật 51 cán bộ, công chức, viên chức, Trong đó, cấp huyện là 27 người (10 lãnh đạo, 17 công chức), cấp xã là 24 người (13 lãnh đạo, 11 công chức)” – ông Mạnh nói,
Trước đó, theo nội dung được báo cáo kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội về kết quả giải quyết kiến nghị cử tri, kết quả thực hiện các quyết định khiếu nại, thông báo kết luận tố cáo có hiệu lực từ năm 2016 đến nay chỉ ra là hàng loạt cán bộ huyện Sóc Sơn đã bị kiểm điểm do liên quan đến sai phạm đất đai tại rừng Sóc Sơn.
Theo thông báo của UBND TP.Hà Nội về kết quả thanh tra, xử lý các vi phạm về đất đai tại huyện Sóc Sơn theo kiến nghị của cử tri, không có cán bộ cấp sở nào bị thi hành kỷ luật.
Tháng 11/2019, UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức cưỡng chế xong 24/68 công trình vi phạm; hộ dân tự tháo dỡ 12/68 công trình vi phạm nhưng chưa xong; còn 32/68 công trình chưa tổ chức cưỡng chế. Đối với xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất của chủ sử dụng đất, UBND huyện Sóc Sơn chưa thực hiện.
Huyện Sóc Sơn đã xây dựng kế hoạch rà soát các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trong quy hoạch rừng năm 2008. Kết quả rà soát có 283 công trình xây dựng sau năm 2008. Trong đó có 215 công trình vi phạm phát sinh trong giai đoạn từ 2008 đến 2016; 68 công trình vi phạm phát sinh trong năm 2017, 2018.
Đối với 215 công trình vi phạm phát sinh trong giai đoạn từ 2008 đến 2016, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch giao cho các ngành và các xã tiếp tục kiểm tra, rà soát để đề xuất phương án xử lý, khắc phục.
Kỷ luật 39/80 lãnh đạo, cán bộ trong vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn
Như Dân Việt đã đưa tin, tháng 9/2019, Huyện ủy Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp. Trong đó, không kỷ luật 19 trường hợp vì sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật; không kỷ luật 22 trường hợp vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh); “Khiển trách” 29 trường hợp; “Cảnh cáo” 6 trường hợp; “Cách chức” 2 trường hợp và buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.
Lương Kết/DV
Chính trị
,
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thừa nhận những vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đê điều trên địa bàn còn chậm được xử lý, còn để phát sinh vi phạm mới chưa được kịp thời xử lý, xử lý chưa kiên quyết.
“Việc xử lý các công trình vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP, công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn chậm”- ông nói.
Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (ảnh: Thành An)
Liên quan đến vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn, ông Lễ Hữu Mạnh cho biết, những vụ vi phạm ở những năm 2016, 2017 đã có hồ sơ, huyện đã xử lý trên 50% số vụ vi phạm. Còn lại là những trường hợp có đơn khiếu nại nên huyện đã dừng cưỡng chế, chờ chỉ đạo của TP Hà Nội.
“Khi có chỉ đạo, huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục xử lý triệt để các trường hợp vi phạm theo quy trình. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục xử lý hơn 30 trường hợp vi phạm đất rừng ở 2 xã Minh Phú và Minh Trí” – ông Mạnh thông tin.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sóc Sơn, hiện đã có hơn 80 trường hợp và 9 tổ chức đảng bị xem xét kỷ luật. TP.Hà Nội đánh giá huyện Sóc Sơn đã làm rất nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm của các cán bộ. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục xử lý các vi phạm còn tồn đọng.
Một công trình vi phạm đất rừng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. (ảnh: Thành An)
Ông Lễ Hữu Mạnh thông tin, huyện đã triển khai 42 cuộc kiểm tra về kỷ cương hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra 32 đơn vị sự nghiệp trực thuộc về thực hiện phân cấp trong công tác tổ chức bộ máy.
“UBND huyện biểu dương khen thưởng và đề nghị TP khen thưởng đối với 332 tập thể, 2.633 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và lao động. Bên cạnh đó, huyện Sóc Sơn đã xử lý kỷ luật 51 cán bộ, công chức, viên chức, Trong đó, cấp huyện là 27 người (10 lãnh đạo, 17 công chức), cấp xã là 24 người (13 lãnh đạo, 11 công chức)” – ông Mạnh nói,
Trước đó, theo nội dung được báo cáo kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội về kết quả giải quyết kiến nghị cử tri, kết quả thực hiện các quyết định khiếu nại, thông báo kết luận tố cáo có hiệu lực từ năm 2016 đến nay chỉ ra là hàng loạt cán bộ huyện Sóc Sơn đã bị kiểm điểm do liên quan đến sai phạm đất đai tại rừng Sóc Sơn.
Theo thông báo của UBND TP.Hà Nội về kết quả thanh tra, xử lý các vi phạm về đất đai tại huyện Sóc Sơn theo kiến nghị của cử tri, không có cán bộ cấp sở nào bị thi hành kỷ luật.
Tháng 11/2019, UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức cưỡng chế xong 24/68 công trình vi phạm; hộ dân tự tháo dỡ 12/68 công trình vi phạm nhưng chưa xong; còn 32/68 công trình chưa tổ chức cưỡng chế. Đối với xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất của chủ sử dụng đất, UBND huyện Sóc Sơn chưa thực hiện.
Huyện Sóc Sơn đã xây dựng kế hoạch rà soát các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trong quy hoạch rừng năm 2008. Kết quả rà soát có 283 công trình xây dựng sau năm 2008. Trong đó có 215 công trình vi phạm phát sinh trong giai đoạn từ 2008 đến 2016; 68 công trình vi phạm phát sinh trong năm 2017, 2018.
Đối với 215 công trình vi phạm phát sinh trong giai đoạn từ 2008 đến 2016, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch giao cho các ngành và các xã tiếp tục kiểm tra, rà soát để đề xuất phương án xử lý, khắc phục.
Kỷ luật 39/80 lãnh đạo, cán bộ trong vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn
Như Dân Việt đã đưa tin, tháng 9/2019, Huyện ủy Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp. Trong đó, không kỷ luật 19 trường hợp vì sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật; không kỷ luật 22 trường hợp vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh); “Khiển trách” 29 trường hợp; “Cảnh cáo” 6 trường hợp; “Cách chức” 2 trường hợp và buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.
Lương Kết/DV
No comments:
Post a Comment